Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 29 - 32)

Đặc điểm về nền tảng văn hóa gia đình người học

Cha mẹ học sinh cần nhận thức đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm và giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm trong việc hình thành nhân cách tốt đẹp cho con em họ, tạo hành trang để vững bước vào tương lai. Có nhận thức đúng thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các hoạt động của lớp, của trường; còn nếu nhận thức không đúng thì họ sẽ không hoặc không biết cách tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia hoạt động và cũng khó có thể huy động đóng góp về tài chính cũng như CSVC cho HĐTN.

Đặc điểm văn hóa, kinh tế vùng miền

Quản lý về GD KNS thông qua HĐTN cũng cần cân nhắc những khó khăn, những thuận lợi từ đặc điểm tình hình của từng địa phương, một số địa phương hiện nay rất khó khăn về khoảng cách địa lý, đặc biệt là vùng đặc biệt khó khăn thì công tác GD KNS lại càng khó hơn nữa chính vì thế bản thân ban giám hiệu và Hiệu trưởng cũng cần đưa ra những định hướng giải pháp cho các khối lớp liên quan đến điều kiện CSVC của trường trên tinh thần khuyến khích mọi hoạt động giáo dục KNS cho HS. Có thể cân nhắc, phối hợp cùng các ban, ngành đoàn thể tại địa phương để tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động triển khai các KNS như: Tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các cơ sở nghề, tìm hiểu hoạt động của các ngành như công an, cứu hỏa... tại địa phương.

Tiểu kết chương 1

Hoạt động giáo dục KNS thông qua HĐTN trong nhà trường cần hiểu là hoạt động được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của HS, được thực hiện trong thực tế, có định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Qua trải nghiệm thực tiễn, HS có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định.

Hiện nay, quản lí hoạt động GD KNS cho HS tại các trường THCS đã đạt được những kết quả nhất định trong nhận thức và hành động của cán bộ quản lí, giáo viên nhân viên, CMHS và các lực lượng GD khác. Tuy nhiên, quản lí hoạt động GD KNS cho HS tại các trường THCS hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở lí luận lẫn thực tiễn, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và thực hiện tốt mục tiêu GD KNS đặc biệt thông qua HĐTN cho HS.

Năm học 2021-2022 là năm bắt đầu thực hiện chương trình trải nghiệm để GD KNS cho học sinh, là một nội dung chính, quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giáo dục kỹ năng sống thông qua HĐTN, một số kỹ năng cần dạy trong nhà trường THCS, với các phương pháp giáo dục kỹ năng sống đó là: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp nêu gương, phương pháp thuyết phục, phương pháp rèn luyện. Với các hình thức giáo

dục kỹ năng sống như: hoạt động tham quan, tự nguyện, hoạt động nhân đạo, hoạt động giao lưu, hoạt động CLB, hoạt động thực hành,... trong đó quan tâm đến việc người cán bộ quản lý ở trường THCS phải làm tốt việc lên kế hoạch, phân công chuyên môn, triển khai quản lý, kiểm tra, đánh giá, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế của học sinh. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ảnh hưởng bởi các yếu tố: văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, khung chương trình, văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT, năng lực kinh nghiệm quản lý của các lực lượng tham gia, tính tích cực của học sinh, mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, điều kiện CSVC của nhà trường, địa phương. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống các trường THCS một cách hợp lý, phù hợp với khung chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương để việc giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả cao nhất.

Chương 2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w