Khái quát về tình hình kinh tế văn hóa – xã hội của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 32 - 35)

Glong, tỉnh Đắk Nông

2.1.1.1. Vị trí địa lý, dân số, khí hậu

Đắk Glong là một huyện của tỉnh Đắk Nông, huyện được thành lập theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ huyện Đắk Nông. Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, giáp với các huyện Lắk ở phía Đông Bắc, Đam Rông ở phía Đông, Lâm Hà ở phía Đông Nam, Di Linh và Bảo Lâm ở phía Nam, Đắk R’lấp và thị xã Gia Nghĩa ở phía Tây Nam, Đắk Song ở phía Tây và Krông Nô ở phía Bắc.

Huyện Đắk Glong với diện tích tự nhiên 144.875,46 ha, có 7 đơn vị hành chính cấp xã, có xã cách trung tâm huyện 120 km. Toàn huyện có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống với 72.933 người. Trong đó chủ yếu là người dân tộc tại chỗ M’Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên địa bàn chiếm 60% dân số phân bố trên địa bàn các xã [39].

Đắk Glong vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 210c - 220c, nhiệt độ cao nhất 330c, tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ thấp nhất 140c, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2200 - 2400 mm, lượng mưa cao nhất 3000 mm. [39].

2.1.1.2. Kinh tế - xã hội

yếu là nương rẫy còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế-xã hội chậm phát triển, có 37,32% thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Trong những năm gần đây, kinh tế-xã hội của huyện đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng, đóng góp ngân sách nhà nước ước đạt 37,745 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng ước đạt 16,9 triệu đồng, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên. Có thể nói nếu so với mặt bằng chung của cả nước, điều kiện kinh tế-xã hội của huyện còn thấp. Bởi lẽ, huyện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, nhiều phong tục và tập quán lạc hậu còn tồn tại, người dân chủ yếu là thuần nông, trình độ dân trí thấp. Xuất phát điểm kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp còn mang tính tự cung tự cấp, chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Các tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, đất, lao động, du lịch chưa được đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả, tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển giáo dục [39].

2.1.1.3. Đặc điểm về truyền thống văn hóa

Trên cơ sở phát triển và xuất phát từ yêu cầu khách quan, huyện Đắk Glong được chính thức thành lập vào tháng 6 năm 2005. Việc thành lập huyện là một mốc quan trọng cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt cũng là những cơ hội và thách thức mới cho huyện. Trên tất cả các lĩnh vực, Đảng bộ, chính quyền huyện Đắk Glong đã đề ra những chủ trương, tổ chức chỉ đạo các ngành, các cấp và động viên nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết, từng bước khắc phục khó khăn, phát huy nội lực và tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo đảm cho các hoạt động kinh tế được giữ vững ổn định và có bước phát triển. Về văn hoá - xã hội, tiếp tục thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên về đổi mới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách đối với người có công…nên cơ sở vật chất được tăng cường, chất lượng hoạt động được nâng cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao có sự cố gắng lớn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, kể cả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, vùng sâu, vùng xa.

Mặt khác, cư dân bản địa trên địa bàn huyện chủ yếu là người M’Nông và một số đồng bào người Mạ. Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc chuyển vào làm ăn sinh sống ở Đắk Glong. Cũng như nhiều dân tộc anh em khác ở Tây Nguyên, dân tộc M’Nông trong quá trình lao động và đấu tranh để tồn tại và phát triển, đã sản sinh ra một nền văn hoá khá phong phú và giàu bản sắc văn hoá dân tộc; có thể kể đến một số lễ hội như sau: Lễ đâm trâu; lễ cúng bến nước; lễ hội cồng chiêng. [39].

2.1.2.4. Khái quát về giáo dục chung của toàn huyện Đăk Glong – Đăk Nông Năm học 2020-2021, huyện Đắk Glong có 43 trường học từ Mầm non đến cấp THPT (trong đó cấp THCS có 07 trường; 03 trường TH &THCS; 01 trường PTDTNT THCS-THPT), ngành giáo dục huyện Đắk Glong được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiểu học mức độ 2, THCS mức độ 1 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1. Đến nay, trên địa bàn huyện có 05 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 01 trường mầm non, 02 trường tiểu học và 02 trường THCS). Đa số các trường ở tất cả các bậc học đang còn gặp nhiều hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học do nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, nên chất lượng giáo dục của huyện Đăk Glong còn thua kém với so với các địa phương khác.

Số học sinh ở các bậc học cụ thể như sau: Có 4.900 học sinh mầm non, 9691 học sinh tiểu học, 5.243 học sinh THCS và 1.283 học sinh THPT.

Trong những năm gần đây, trên cơ sở các văn bản của BGD&ĐT, của SGD&ĐT, của UBND tỉnh Đắk Nông, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Giáo dục và đào tạo huyện tập trung phát triển quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng, cải tiến kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin.

Mặt khác UBND huyện, PGD&ĐT huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo. Tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống. Qua đó đội ngủ viên chức toàn ngành được nâng cao về chất lượng, tiếp tục

được kiện toàn và bổ sung về số lượng, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Như vậy, nhìn chung về chất lượng đội ngũ nhà giáo tỷ lệ đạt chuẩn 75 %, trên chuẩn là 12%, chưa đạt chuẩn là 13% (hiện đang thực hiện lộ trình nâng chuẩn). Đây là điều kiện cần thiết, là nền tảng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ sở để phát triển đội ngủ nhà giáo của huyện nhà.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường học đã được các cấp quan tâm đầu tư. Từ năm học 2018-2019 đến nay PGD&ĐT huyện đã tham mưu với các cấp ngành trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học, mua sắm các thiết bị dạy học, xây dựng các phòng học mới với tổng kinh phí 80.5 tỷ đồng; Ngoài ra, từ nguồn kính phí tự chủ được giao, các trường đã chủ động triển khai cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm, trang bị thêm thiết bị dạy học với tổng kinh phí trên 7.5 tỷ đồng. Như vậy, nhìn chung trong những năm qua các cấp luôn luôn tăng cường đầu tư cho các trường về cơ sở vật chất hướng tới kiên cố hóa trường lớp, để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia [28].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w