Biện pháp 1: Xác định các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tại cơ sở giáo dục và tương ứng với các giá trị sống theo mục tiêu giáo dục của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 66 - 68)

1 Môi trường kinh tế-xã 60 50.00 50 34.00 0 8.3 35 4.7 3.4

3.2.1. Biện pháp 1: Xác định các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tại cơ sở giáo dục và tương ứng với các giá trị sống theo mục tiêu giáo dục của

tại cơ sở giáo dục và tương ứng với các giá trị sống theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục 2018

Mục tiêu của biện pháp: Để thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi THCS nói riêng, các nhà trường cần xác định rõ các KNS cần giáo dục cho học sinh phù hợp với mục tiêu giá trị sống đã được xác định trong chương trình GDPT 2018 để từ đó giúp học sinh

của mình có sự phát triển đồng đều với các học sinh cùng trang lứa, giúp các em thích nghi tốt hơn với sự phát triển chung của xã hội mà vẫn không làm mất đi những nét riêng, bản sắc riêng của dân tộc mình.

Nội dung và cách thức thực hiện: Lãnh đạo nhà trường: Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về chương trình hoạt động trải nghiệm, và các giá trị sống theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông 2018, chỉ đạo các bộ phận chức năng và giáo viên trong nhà trường như: các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện phân tích chương trình giáo dục cấp THCS, phân tích các yếu tố tác động tới việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nhiệm như: điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học và giáo dục của nhà trường, đặc điểm văn hóa – kinh tế của gia đình học sinh; đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh, điều kiện văn hóa – kinh tế - xã hội của địa phương nơi nhà trường đóng để xác định được các kỹ năng sống cốt yếu cần thực hiện giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm. Đây chính là việc xác định cơ sở thự tiễn cho việc xác định các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với đối tượng được giáo dục và điều kiện thực hiện của từng nhà trường để từ đó thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hướng tới đạt hiệu quả cao như mong muốn.

Yêu cầu của biện pháp này là có thể xác định được các chủ đề GD KNS thông qua hoạt động trải nghiệm bám sát với thực tiễn giáo dục của từng nhà trường và phù hợp nhất với đối tượng người học.

Điều kiện thực hiện: Nhà trường cần thành lập ban chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm với các thành viên là các nhân sự chủ chốt trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường như: các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, chuyên gia về giáo dục kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm, đại diện của chính quyền địa phương nơi nhà trường đóng…Các thành viên này có trách nhiệm xác định các KNS cần giáo dục cho từng đối tượng người học thông qua việc xây dựng các chủ đề dạy học trải nghiệm, đồng thời có khả năng đánh giá được tính khả thi của của

các nội dung giáo dục này cũng như có khả năng đề xuất phương thức, phương pháp triển khai các hoạt động này trên thực tiễn giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w