Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 62 - 65)

1 Môi trường kinh tế-xã 60 50.00 50 34.00 0 8.3 35 4.7 3.4

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Từ việc nghiên cứu và phân tích kết quả điều tra thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường THCS của Huyện Đắk Glong chúng tôi nhận thấy công tác này còn có một số hạn chế như sau:

(1) Về điều kiện kinh tế -văn hóa – xã hội, Đắk Glong là một huyện có 100% số xã là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, địa hình đồi núi, các xã xa trung tâm nên công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường học còn gặp nhiều khó khăn về các mặt như cơ sở vật chất; (2) Sự phối hợp của gia đình học sinh với nhà trường trong giáo dục học

sinh cũng không được nhiều thuận lợi như các địa phương các điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội phát triển. Nguyên nhân là do gia đình các em hầu hết là thuần nông ngoài thời gian học tập thì phải tham gia phụ giúp gia đình làm nương, làm rẫy, ít có cơ hội tiếp xúc nhiều với bạn bè. Không những các kĩ năng trong cuộc sống mà trong quá trình học tập các em cũng còn rụt rè, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến suy nghĩ của mình trước bạn bè và thầy cô. Khó khăn đáng kể sẽ gặp phải khi thực hiện chủ trương đưa nội dung giáo dục KNS; (3) Trong công tác quản lý của các nhà trường cũng còn tồn tại một mặt chưa đạt được như mong muốn như: Sự phối hợp các lực lượng giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm chưa đồng bộ vì vậy chưa phải huy hết sức mạnh của từng lực lượng trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục này;Công tác xây dựng tiêu chí, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh chưa thật rõ ràng, nguyên nhân có thể là do các cơ quan quản lý nhà nước chưa có một văn bản hướng dẫn chi tiết, chỉ đạo cụ thể về công tác này; Công tác bồi dưỡng, phát triển năng lực giáo dục cho đội ngũ GV và CBQL theo định hướng lồng ghép còn chưa thực sự được quan tâm đầy đủ nên trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức từng hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm còn nhiều hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về sự phù hợp và cần thiết, thực trạng KNS, GDKND, quản lý GDKNS, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm, ở các trường THCS huyện Đắk Gong, tỉnh Đắk Nông cho thấy:

Giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm đã được giáo viên và CBQL nhận thức được tầm quan trọng của GDKNS cho học sinh trong bối cảnh đổi mới về giáo dục hiện nay. Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS đã có sự nhận thức rõ rệt về tầm quan trọng của KNS và GDKNS. Song mức độ nhận thức về KNS của học sinh chưa cao, mới chỉ đạt ở mức độ trung bình khá.

Công tác quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được đánh giá ở mức Khá, còn có mặt hạn chế. Các nhà trường đã quan tâm xây dựng mục tiêu GDKNS cho HS. Tuy nhiên, một số trường còn chưa chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian, lực lượng phối hợp, hình thức kiểm tra đánh giá, đặc biệt kinh phí cho hoạt động ít được quan tâm. Công tác kiểm tra, đánh giá còn hạn chế về tiêu chí. Việc huy động các lực lượng trong tổ chức hoạt động giáo dục chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao.

Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý GDKNS thông qua HĐTN cho học sinh các trường THCS Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cũng cho thấy các nhà giáo dục chưa khai thác hết các yếu tố nội lực và ngoại lực để phối kết hợp giáo dục học sinh tốt hơn.

Đây là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.

Chương 3.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w