1 Môi trường kinh tế-xã 60 50.00 50 34.00 0 8.3 35 4.7 3.4
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa nhà trường với các đối tượng có liên quan trong tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học
đối tượng có liên quan trong tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
Mục tiêu của biện pháp: Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống tại các trường thông qua hoạt động trải nghiệm thì công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội là ba lực lượng giáo dục quan trọng, nếu được phối hợp chặt chẽ thì sẽ đem lại kết quả giáo dục to lớn. Công tác xã hội hóa là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước nhằm tạo được sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, việc đa dạng hóa các hoạt động giáo dục KNS cho HS sẽ tạo đươc sự gắn kết nhằm làm cho quá trình giáo dục thống nhất, toàn vẹn nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống phát huy được tính chủ động sang tạo của các lực lượng có liên quan.
Nội dung và cách thức thực hiện: Giáo dục KNS thông qua việc tích hợp vào nội dung các môn học, đặc biệt là các môn khối xã hội như giáo dục công dân, sinh học, địa lý, lịch sử. Không nhất thiết phải triển khai quá nhiều các HĐ TNST riêng rẽ với từng lớp, từng môn học, có thể nghiên cứu áp dụng đưa nội dung giáo dục KNS vào giờ sinh hoạt dưới cờ (chào cờ) như: Tổ chức tuyên truyền về phòng chống tai nạn giao thông, phòng chống cháy nổ, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV, kỹ năng ứng xử văn hóa… Tổ chức các trò chơi về kiến thức, về
hùng biện ngay tại buổi chào cờ với thời lượng ngắn để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm đối với từng chủ đề, từng khối lớp trong các nội dung về KNS, ứng xử tình huống…Thiết lập sự trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình nhằm tuyên truyền có hiệu quả vai trò giáo dục KNS đối với HS. Chủ động bàn bạc, thống nhất biện pháp giáo dục kỹ năng sống với cha mẹ học sinh, để gia đình cùng tác động tạo thói quen giao tiếp ứng xử nhanh nhẹn, lễ phép, mạnh dạn và tự tin trong con em; mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động hơn trong giao tiếp, ứng xử; nói năng mạch lạc hơn, tự tin hơn, và có khả năng tổ chức tốt hơn. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vai trò của việc học, việc rèn kỹ năng sống để phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh; xây dựng được mối quan hệ tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, giáo viên cần chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý tốt quá trình học tập rèn luyện của học sinh.
Phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn - Đội trong công tác giáo dục KNS: Hình thành KNS cho học sinh không chỉ thông qua hình thức tích hợp trong các môn học có tiềm năng mà còn phải thích hợp thông qua nhiều hình thức khác nhau trong nhà trường.
Tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương trong công tác giáo dục kỹ năng sống, việc giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh xã hội. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường không chỉ biểu hiện ở một công đoạn cụ thể nhất định mà được đan xen diễn ra trong toàn bộ quá trình hoạt động tạo điều kiện, động lực thúc đẩy công tác giáo dục KNS cho HS đạt hiệu quả cao nhất.
Điều kiện thực hiện: Lãnh đạo nhà trường phải xây dựng được ban đại diện cha mẹ học sinh vững mạnh; duy trì được nề nếp sinh hoạt, trao đổi thông tin hai chiều về nội dung giáo dục KNS, cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm; phải xây dựng được mối liên kết, huy động được sức mạnh của mạnh tường quân trong việc xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện để hoạt động GDKNS.
Chỉ ra cho các bậc phụ huynh những khả năng ưu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, cần trao đổi với phụ huynh cách thức giáo dục con em ở nhà, biết động viên khuyến khích khi học sinh tiến bộ và uốn nắn kịp thời khi học sinh có những biểu hiện lệch lạc, giúp phụ huynh hiểu được mục tiêu giáo dục của nhà trường về công tác GDKNS cho HS; phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng khác ngoài nhà trường như Hội phụ nữ, Lực lượng Công an, Bộ đội, Y tế …để phối kết hợp chia sẻ những thông tin nhằm thực hiện công tác giáo dục học sinh phát triển toàn diện.