Nhà cung ứng

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất than và vlxd bắc phú mỹ giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 54 - 55)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.3Nhà cung ứng

Những năm trước đây, do mới tham gia vào hoạt động kinh doanh than nên công ty chưa tìm được nhiều nguồn cung cấp. Chính vì vậy, công ty phải phụ thuộc vào hai nhà cung cấp và cũng chính là đối thủ cạnh tranh của công ty đó là công ty cổ phần kinh doanh than Hà Nội và công ty cổ phần than Sông Hồng.

Sau một thời gian tìm hiểu nguồn cung ứng công ty đã kí được hợp đồng dài hạn với các công ty khác như: Trạm chế biến và kinh doanh than Ninh Bình, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng mỏ Đông Bắc, công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hà Thanh, công ty TNHH Tiến Lực. Điều đó cho thấy công ty đã đa dạng được nguồn hàng và đó là dấu hiệu tốt giúp công ty không phải chịu ảnh hưởng từ nhà cung cấp nào.

Thực tế trung bình mỗi tháng năm 2012 công ty nhập khoảng từ 3000 – 3.500 tấn than. (Trong đó, than cục chiếm 70% và than cám chiếm 30%). Trong quý I năm 2013, công ty đã nhập kho 12.490 tấn than. Con số này cho thấy rằng công ty đang ngày càng mở rộng và phát triển thêm thị trường, dự kiến trong các tháng, năm tới, số lượng than nhập kho sẽ còn tăng hơn nữa. Tỷ trọng nhập than của các nhà cung cấp như sau:

Bảng 2.4: Số lượng than nhập từ các nhà cung ứng năm 2012

Than cục Than cám Số lượng (tấn/tháng) Tỷ trọng (%) Số lượng (tấn/tháng) Tỷ trọng (%) Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng mỏ Đông Bắc 1.200 48 400 33,33 Trạm chế biến và kinh doanh than Ninh Bình

800 32 200 16,67

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hà Thanh 400 33,33 Công ty TNHH Tiến Lực 500 20 Công ty cổ phần kinh doanh than Hà Nội

200 16,67

Tổng 2.500 100 1.200 100

Qua số liệu phân tích trên ta thấy, nhà cung cấp chủ yếu của công ty là công ty cổ phần đầu tư và xây dựng mỏ Đông Bắc. Đây là công ty khai thác, chế biến và kinh doanh than các loại tại mỏ, các công ty còn lại tất cả đều là các công ty thương mại. Tuy nhiên, do việc vận chuyển than từ nhà cung cấp về bãi đã tạo nên một khoản chi phí vận chuyển lớn do thường xuyên phải vận chuyển bằng đường thuỷ, đường bộ dài nên công ty chịu sức ép về chi phí vận chuyển.

Hiện nay, công ty vẫn nhập than của công ty cổ phần kinh doanh than Hà Nội, tuy nhiên số lượng đã giảm dần và đó không còn là nguồn cung chủ yếu của công ty. Nhưng với mối quan hệ của các cán bộ đã từng công tác tại công ty trong nhiều năm qua thì việc thoả thuận về giá bán sẽ có những lợi ích nhất định cho công ty.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất than và vlxd bắc phú mỹ giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 54 - 55)