Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất than và vlxd bắc phú mỹ giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 29)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3.1 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nhân lực là yếu tố quan trọng của sản xuất – kinh doanh. Do đó, phân tích và dự báo về nhân lực ở cả 3 cấp: ban giám đốc, cán bộ quản lý, quản đốc và nhân công… là nội dung quan trọng của phân tích nội bộ doanh nghiệp.

Ban giám đốc là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp. Các thành viên trong ban giám đốc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của doanh nghiệp. Khi phân tích thế mạnh và điểm yếu của ban giám đốc người ta thường đặt ra những câu hỏi sau: Các thành viên của ban giám đốc đã làm được gì cho doanh nghiệp? Họ có kinh nghiệm, trình độ, khả năng đánh giá và có mối quan hệ với bên ngoài ra sao?

Việc đánh giá thế mạnh, điểm yếu đội ngũ cán bộ quản lý của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận theo các vấn đề sau: Là người quản lý chủ chốt thì thế mạnh và điểm yếu của họ trong các lĩnh vực như: kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khả năng ra quyết định, sự hiểu biết về kinh doanh như thế nào?

Cán bộ quản lý trung gian, quản đốc và nhân công. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp phải đồng bộ. Sự đồng bộ này không chỉ xuất phát từ thực tế là đội ngũ lao động của một doanh nghiệp mà từ năng lực tổng hợp riêng thu được từ việc kết hợp nguồn nhân lực của từng doanh nghiệp với các nguồn lực về tổ chức và vật chất. Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp với trình độ kiến thức, khả năng, ý thức trách nhiệm và thực hiện công việc có xu hướng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất than và vlxd bắc phú mỹ giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w