0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Hình thành chiến lược

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 (Trang 34 -40 )

5. Bố cục của luận văn

1.3.4.2 Hình thành chiến lược

 Chiến lược cấp doanh nghiệp

Chiến lược tăng trưởng:

- Chiến lược tăng trưởng tập trung: là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải thiện các sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác. Khi theo đuổi chiến lược này doanh nghiệp cần hết sức cố gắng để khai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm hiện đang sản xuất hoặc các thị trường hiện đang tiêu thụ bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang tiến hành. Lợi thế của chiến lược này là cho phép doanh nghiệp tập hợp mọi nguồn lực vào các hoạt động sở trường và truyền thống của mình để khai thác điểm mạnh. Chiến lược tăng trưởng tập trung có thể triển khai theo 3 hướng sau:

+ Chiến lược thâm nhập thị trường: là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang có trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực mạnh mẽ về marketing như chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mại nhằm tăng sức mua của khách hàng hiện có và tăng khách hàng mới.

Tuy nhiên, chiến lược này chỉ áp dụng đạt kết quả khi thị trường hiện tại chưa bão hoà, thị phần của các đối thủ cạnh tranh đang giảm sút và doanh nghiệp hiện đang có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tốc độ tăng doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng chi phí tối thiểu. Với chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp tăng sức mua sản phẩm của khách hàng hoặc lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

+ Chiến lược phát triển thị trường: là tìm cách tăng trưởng bằng còn đường thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ các sản phẩm hiện doanh nghiệp đang có. Hướng chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối năng động và hiệu quả, đặc biệt là phải có đầy đủ nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động này như vốn, nhân lực, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường mới.

+ Chiến lược phát triển sản phẩm: là tìm cách tăng trưởng thông qua phát triển các sản phẩm mới để tiêu thụ trong các thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, các sản phẩm mới này có thể do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc doanh nghiệp nhập từ bên ngoài. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng mạnh về nghiên cứu và phát triển.

Ưu và nhược điểm của chiến lược tăng trưởng tập trung:

Lợi thế của chiến lược tăng trưởng tập trung là tập trung nguồn lực của doanh nghiệp vào các hoạt động sở trường của mình. Khai thác các điểm mạnh, phát triển quy mô trên nguyên tắc chuyên môn hóa tuyệt đối do đó rất có hiệu quả và cải thiện được vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường hiện có. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một cách đơn độc chiến lược này thì chưa tận dụng hết các cơ hội để phát triển toàn diện nếu còn nhiều nguồn lực về vốn và con người.

- Chiến lược tăng trưởng hội nhập: là phát triển doanh nghiệp trên cơ sở thiết lập và mở rộng mối quan hệ liên kết với các nhà cung cấp, các nhà trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm, hoặc đối thủ cạnh tranh. Sự liên doanh và hội nhập này sẽ tạo ra một cấp độ quy mô mới cho phép doanh nghiệp chủ động kinh doanh từ khâu đầu đến khâu tiêu thụ hoặc tạo vị thế trên thị trường. Chiến lược tăng trưởng hội nhập có thể triển khai theo ba hướng:

+ Hội nhập dọc ngược chiều: là doanh nghiệp tìm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường kiểm soát đối với các nguồn cung ứng nguyên liệu. Chiến lược này nên áp dụng khi các nhà cung cấp còn quá cao hoặc các nhà cung cấp không đủ khả năng thoả mãn những đòi hỏi của

doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có yêu cầu đặc thù về nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp có đủ vốn và nhân lực cần thiết để đảm đương các hoạt động kinh doanh đa dạng trên nhiều chức năng.

+ Hội nhập dọc thuận chiều: là doanh nghiệp tìm sự tăng trưởng bằng

cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với những trung gian phân phối và nhà tiêu thụ. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này khi hệ thống phân phối hiện nay chưa hiệu quả hoặc các nhà phân phối đang có ưu thế và gây áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện đang sản xuất nguyên liệu rất mong muốn phát triển hội nhập thuận chiều bởi vì họ có thể chủ động tạo ra các nguyên liệu đặc thù để có thể chế tạo những sản phẩm độc đáo, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

+ Hội nhập ngang: là chiến lược hướng đến sự liên kết ngang hoặc tăng

sự kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh, chiến lược này tạo cho doanh nghiệp gia tăng vị thế cạnh tranh hoặc tính độc quyền, từ đó có thể nâng cao thị phần và kiểm soát thị trường. Mặt khác, sự gia tăng quy mô có thể tạo nên sự gia tăng lợi nhuận do giảm chi phí cận biên. Tuy nhiên, để sở hữu hoặc kiểm soát được đối thủ cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực về tài chính và thị trường có khả năng quản lý thành công một tổ chức được mở rộng. Đồng thời sự gia tăng quy mô nếu tập trung vào một ngành hoặc một lĩnh vực sẽ đi cùng với sự gia tăng rủi ro.

Ưu và nhược điểm của chiến lược tăng trưởng hội nhập:

- Ưu điểm:

+ Tiết kiệm được chi phí tổng cho các hoạt động trên các cấp độ ngành

khác nhau.

+ Giảm được chi phí marketing: rõ ràng nếu hội nhập sẽ giảm được chi phí mua hàng và bán hàng.

+ Kiểm soát chất lượng tốt hơn. - Nhược điểm:

Chiến lược hội nhập làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn phức tạp trong công tác quản lý vì công tác quản lý sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, phải thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, phải thực hiện một số chức năng mới.

- Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa: là chiến lược dựa trên sự thay đổi về công nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo những cặp sản

phẩm-thị trường mới cho doanh nghiệp. Chiến lược đa dạng hóa không những hạn chế rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp vì lĩnh vực hoạt động mở rộng mà còn giúp tăng thêm lợi nhuận từ những ngành nghề khác. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này có thể đa dạng hóa theo các hướng:

+ Đa dạng hóa đồng tâm: là việc đầu tư và phát triển những sản phẩm,

dịch vụ mới hướng đến những khách hàng thị trường mới nhưng những sản phẩm mới này có sự liên hệ mật thiết với công nghệ sản xuất và hệ thống marketing hiện có của doanh nghiệp. Thông thường những sản phẩm mới này có khả năng hỗ trợ cho những sản phẩm hiện tại, khi sản phẩm hiện tại bắt đầu bước vào thời kỳ bão hòa hoặc suy thoái. Nói cách khác, những sản phẩm của doanh nghiệp có tính thời vụ và bằng cách đa dạng hóa này tạo cho doanh nghiệp tính ổn định và liên tục trong sản xuất kinh doanh.

+ Đa dạng hóa ngang: là việc đầu tư và phát triển những sản phẩm mới hoàn toàn khác với những sản phẩm hiện có của doanh nghiệp, nhưng vẫn cùng lĩnh vực kinh doanh và hệ thống phân phối marketing hiện có. Với chiến lược này doanh nghiệp vẫn giữ được khách hàng hiện có của mình và hướng họ vào tiêu thụ những sản phẩm mới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống kênh phân phối và marketing hiệu quả.

+ Đa dạng hóa hỗn hợp: là việc đầu tư phát triển những sản phẩm hoàn

toàn mới cả về công nghệ sản xuất, lĩnh vực kinh doanh cũng như thị trường khách hàng. Chiến lược này thường được sử dụng để tăng quy mô và thị phần của doanh nghiệp trong khi thị trường hiện tại sẽ bão hòa, doanh số đang giảm sút hoặc doanh nghiệp đang nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên chiến lược này thường có rủi ro cao vì chi phí lớn và sự thay đổi cơ bản trong kết quả của doanh nghiệp.

Chiến lược đa dạng hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ quản trị năng động nhạy bén trong kinh doanh, doanh nghiệp phải sẵn sàng tiềm lực tài chính cho việc đầu tư phát triển. Nhiều doanh nghiệp thường có xu hướng đánh giá quá cao những lợi ích mà đa dạng hóa có thể tạo nên. Chẳng hạn doanh nghiệp có thể nhận thấy sự tăng trưởng trong khi đa dạng hóa nhưng lại quên mất rằng tăng trưởng phải là hệ quả chứ không phải là mục tiêu của chiến lược đa dạng hóa.

Ưu và nhược điểm của chiến lược đa dạng hoá:

+ Phân tán rủi ro và tìm ra sự cân bằng về lợi nhuận và thu nhập giữa các hoạt động sản xuất khác nhau.

+ Tận dụng được nguồn nhân lực và nguồn vốn. - Nhược điểm:

Có thể gây ra sự thiếu hài hoà về chiến lược giữa các hoạt động khác nhau và do đó làm cản trở sự phát triển của tất cả các lĩnh vực.

Chiến lược ổn định:

Là chiến lược hầu như không mang lại sự thay đổi nào so với trước đây. Mục tiêu của chiến lược này là giữ vững thị trường hiện có và tạo ra cơ sở cần thiết để tồn tại trong các giai đoạn sắp tới. Chiến lược này áp dụng trong các doanh nghiệp như sau:

+ Doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh phát triển chậm hoặc không phát triển.

+ Chi phí mở rộng thị trường hoặc thâm nhập thị trường lớn.

+ Doanh nghiệp nhỏ sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá phục vụ cho thị trường hẹp, nếu quy mô tăng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoặc dịch vụ.

Chiến lược suy giảm:

Chiến lược suy giảm là cách sắp xếp lại để tăng cường hiệu quả sau một thời kỳ tăng trưởng nhanh, khi mà trong ngành đó không còn khả năng tăng trưởng dài hạn và làm ăn có lãi.

Một số hướng giải quyết của chiến lược suy giảm như:

- Chiến lược cắt giảm chi phí: đây là biện pháp lùi bước để tổ chức lại. - Chiến lược thu hồi vốn đầu tư: Dừng lại hoặc đóng cửa doanh nghiệp của mình để thay đổi nội dung hoạt động, để tạo ra cơ hội kinh doanh mới.

- Chiến lược thu hoạch: tìm cách tăng tối đa lượng tiền luân chuyển nhằm mục đích trước mắt, bất chấp kết quả thế nào. Chiến lược này được áp dụng ở các doanh nghiệp có tương lai mờ ảo và ít khả năng có lãi khi tự bán đi nhưng lại có nguồn thu trong thời gian thu hoạch.

- Chiến lược rút lui: là biện pháp bán đứt doanh nghiệp đó trước khi ngành lâm vào tình trạng suy thoái.

Chiến lược hỗn hợp: Chiến lược này sử dụng kết hợp các mô hình chiến lược trên.

Là các giải pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu tổng quát. Các chiến lược chức năng là những chiến lược hướng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp như: chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược tài chính, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh, chiến lược sản phẩm… Những chiến lược này có thể tập trung vào một chức năng xác định. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chức năng với nhau nhằm mang lại hiệu quả, chất lượng và thoả mãn khách hàng ở mức cao nhất trên toàn doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CT CP SX THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 (Trang 34 -40 )

×