Các mô hình phân tích chiến lược

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất than và vlxd bắc phú mỹ giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 31 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.3.4.1 Các mô hình phân tích chiến lược

Một doanh nghiệp thường có nhiều mục tiêu và vì vậy cần phải có các chiến lược cho phép đạt được các mục tiêu khác nhau đó. Các công cụ dùng để phân tích và lựa chọn chiến lược có thể là: Ma trận BCG, Ma trận SWOT…

Ma trận BCG

HÌNH 1.3: MA TRẬN BCG

Trong ma trận BCG, thị phần tương đối (của một lĩnh vực hoạt động chiến lược hay đơn vị kinh doanh) được thể hiện trên trục hoành và cho phép định vị được từng lĩnh vực hoạt động chiến lược theo thị phần của nó so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Đó là tỷ số giữa doanh số của công ty so với doanh số của đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất (thường là công ty dẫn đầu thị trường). Bên phải là các hoạt động có thị phần tương đối nhỏ hơn 1, có nghĩa là các hoạt động này có đối thủ cạnh tranh lớn hơn nó. Bên trái là tất cả các hoạt động có vị trí thống lĩnh trên thị trường.

Trục tung phản ánh tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường. Phần trên biểu thị thị trường có tốc độ lớn hơn 10%. Phần dưới có tốc độ nhỏ hơn 10%.

Tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng ngành, là một chỉ số đơn giản về nhu cầu nguồn lực của các hoạt động.

Để xác định các ô của ma trận BCG, cần thiết tiến hành cụ thể các cơ sở của kinh nghiệm và do đó, cho phép định vị đúng các hoạt động theo tiêu chí về thị trường. BCG cũng giả thiết rằng các hoạt động được định vị chính xác.

Theo ma trận BCG, có bốn loại hoạt động chính được đưa ra, mỗi loại liên quan đến một chiến lược cho trước. Chẳng hạn, hoạt động "ngôi sao" là hoạt động thống lĩnh về mặt thị phần và có tỉ lệ tăng trưởng cao, là đặc trưng của vị trí mạnh. Nói chung, do sự tăng trưởng mạnh, các hoạt động này cân bằng về nhu cầu – nguồn lực bởi sự đóng góp về vốn nhờ vị trí thống lĩnh của nó. Hoạt động "bò sữa" luôn ở vị trí thống lĩnh nhưng trên một thị trường tăng trưởng chậm. Đó là trường hợp của các sản phẩm đang bị già đi nhưng tạo ra nhiều nguồn lực. Các hoạt động "dấu hỏi" được đặc trưng bởi sự tăng trưởng mạnh nhưng thị phần nhỏ, nó được xem giống như người đại diện tương lai của doanh nghiệp. Vị trí của nó không cho phép tạo nên nhiều nguồn lực mà ngược lại, đòi hỏi tài chính bổ sung. Cuối cùng là các hoạt động "vịt què", đó là các hoạt động không tăng trưởng, không vị trí trên thị trường mặc dù cân đối về nguồn lực.

Căn cứ vào vị trí hoạt động tương ứng của doanh nghiệp thì có thể đưa ra các định hướng chiến lược cho hoạt động đó như sau:

- Hoạt động "bò sữa" có thể áp dụng chiến lược duy trì.

- Hoạt động "vịt què" có thể lựa chọn việc từ bỏ, duy trì không cố gắng hoặc phân đoạn.

- Hoạt động "dấu hỏi" có thể áp dụng hoặc là củng cố, phân đoạn hoặc từ bỏ.

- Hoạt động "ngôi sao" có thể lựa chọn duy trì hoặc củng cố.

Ma trận SWOT

Phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động. Đây là công cụ trong việc hình thành và lựa chọn chiến lược. SWOT là phương pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Ma trận SWOT được sử dụng để hình thành các phương án chiến lược theo các bước sau:

- Bước 1: Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh: Cơ hội và nguy cơ.

Trên cơ sở những kết quả phân tích những yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ta lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh và nhận diện rõ cơ hội, thách thức đang đặt ra cho doanh nghiệp.

- Bước 2: Tổng hợp kết quả phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp: thế mạnh và điểm yếu.

Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để xây dựng hệ thống mục tiêu và các chiến lược thích hợp nhằm tận dụng tối đa các điểm mạnh và có thể biến chúng thành khả năng đặc biệt, mặt khác hạn chế được những điểm yếu. Với những kết quả phân tích nội bộ doanh nghiệp ta cũng lập bảng đánh giá môi trường nội bộ doanh nghiệp và xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

- Bước 3: Tổng hợp kết quả và hình thành mà trận SWOT – thế mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

Một doanh nghiệp không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh vào các cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn. Để phát triển chiến lược dựa trên bảng phân tích SWOT, chúng ta phải tổng hợp kết quả đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu để kết hợp các yếu tố này thành các nhóm phương án chiến lược cho doanh nghiệp.

 Nhóm phương án chiến lược được hình thành:

- Chiến lược S-O: Nhằm sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Chiến lược W-O: Nhằm khắc phục các điểm yếu để tận dụng các cơ hội bên ngoài.

- Chiến lược S-T: Sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài.

- Chiến lược W-T: Nhằm khắc phục các điểm yếu để làm giảm nguy cơ từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất than và vlxd bắc phú mỹ giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w