5. Bố cục của luận văn
2.3.1.1 Môi trường kinh tế
Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, từ những khó khăn kinh tế vĩ mô đến những khó khăn của doanh nghiệp và các hộ gia đình. Hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ giải thể hoặc sản xuất cầm chừng, nhưng bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp trụ vững và đang trên đà phát triển.
Theo tổng cục thống kê, tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua. GDP cả năm 2012 chỉ tăng 5.03% so với năm 2011; trong đó quý 1 tăng 4.64%, quý 2 tăng 4.8%, quý 3 tăng 5.05% và quý 4 tăng 5.44%.
Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tăng cao so với năm 2011 là: sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 14,9%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 12,3%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 10,1%; khai thác khí đốt tự nhiên tăng 9,9%; khai thác dầu thô tăng 9,8%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 9,7%; sản xuất bia tăng 9,7%. Một số ngành có mức tăng khá như: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng và chất tẩy rửa tăng 9,4%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,8%; sản xuất sợi tăng 8,1%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tăng 7,9%; chế biến và bảo quản thuỷ sản tăng 7,9%; sản xuất các sản phẩm từ plastic tăng 5,2%, may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 2,3%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 2,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 0,3%;
Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm so với năm 2011 là: sản xuất vải dệt thoi giảm 0,8%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 3,9%; sản xuất xi măng giảm 6%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 8,1%; khai thác và thu gom than cứng giảm 9,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 10%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 14,6%; khai thác đá, cát, sỏi giảm 19,3%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2012 của một số tỉnh quanh khu vực thành phố Hà Nội như sau: Hà Nội tăng 5%; Hải Phòng tăng 3,9%; Bắc Ninh tăng 19,1%; Hải Dương giảm 1%; Vĩnh Phúc giảm 3%.
Theo như các nhà chuyên gia kinh tế - xã hội nước ta năm 2013 vẫn sẽ gặp một số khó khăn. Kinh tế vĩ mô tuy giữ ổn định nhưng chất lượng tăng trưởng vẫn thấp và chưa có những cải thiện rõ rệt, mô hình tăng trưởng chậm được thay đổi. Một số yếu tố gây áp lực lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn. Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Chính phủ đã đưa ra Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2012 với một số vấn đề trọng tâm là:
- Kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá và dịch vụ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức lãi suất tín dụng hợp lý, từ đó giảm chi phí đầu vào, giảm lượng hàng tồn kho, từng bước ổn định và tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm và ổn định dần đời sống cho người lao động.
- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển. Thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho thông qua các chương trình khuyến mại, kích thích tiêu dùng.
Những chính sách trên của nhà nước đã tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp có cơ hội giảm bớt khó khăn và phát triển hơn trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm khi cung cấp nhiên liệu đầu vào cho hoạt động của các ngành công nghiệp khác như: ngành điện, giấy, xi măng, hoá chất… nên nhu cầu sử dụng than cho các ngành công nghiệp này của nước ta vẫn không ngừng tăng lên kể cả khi tốc độ tăng trưởng giảm đi.
Theo quy hoạch nhu cầu than cho điện năm 2015 là 33,6 – 38 triệu tấn. Đến năm 2030 nhu cầu này sẽ lên tới 181,3 – 231,1 triệu tấn/năm. Cùng với nhu cầu sử dụng than của các ngành kinh tế khác như sắt, thép, xi măng… dự báo nhu cầu than trong nước đến năm 2020 sẽ là 103 – 118 triệu tấn/ năm. Để đáp ứng nhu cầu này, Quy hoạch đặt ra mục tiêu sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành năm 2015 phải đạt 55 – 58 triệu tấn, năm 2020: 60 – 65 triệu tấn. Năm 2030 đạt trên 75 triệu tấn. Điều này hứa hẹn sức cầu "khổng lồ" về than trong thập kỷ tới và tạo cơ hội cho ngành than ngày một phát triển hơn.