Giáo dục ứng phó với biến đổi khí huâ

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 43 - 46)

- Những năng lực chung: được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác,

1.4.1. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí huâ

1.4.1.1 Khái niệm

Biến đổi khí hậu

Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xuất bản tháng 7/2008, Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn. Theo Công ước Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu được hơn 150 nước ký tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất ở Rio de Janeiro năm 1992 “Biến đổi khí hậu ngày nay là sự thay đổi của khí hậu được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển Trái Đất và đong gop thêm vào sự biến động của khí hậu tự nhiên trong các thời gian co thể so sánh được”

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) định nghĩa về Biến đổi khí hậu như sau: Bất cứ sự biến đổi nào về khí hậu theo thời gian, do diễn biến tự nhiên hay là kết quả của hoạt động con người. Về cơ bản, các định nghĩa đưa ra đều có một số điểm đồng nhất về thời gian và không gian diễn biến, tác nhân của biến đổi khí hậu. Như vậy, nghiên cứu này dựa trên định nghĩa do Bộ Tài Nguyên và Môi trường đưa ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia về Ứng phó với biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu cũng có thể hiểu là sự thay đổi hời tiết thông thường xảy ra ở một nơi nào đó. Có thể là biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa trê Trái Đất. Những biểu hiện chính của BĐKH là nhiệt độ không khí tăng, mực nươc sbieenr dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện bất thường, trái quy luật, có cường độ và quy mô lớn.

Nguyên nhân của BĐKH:

Có hai nhóm nguyên nhân gây ra BĐKH, đó là do các quá trình tự nhiên ( sự BĐKH trong thời kì địa chất) và do các hoạt động của con người ( là nguyên nhân chính gây BĐKH trong giai đoạn hiện nay).

Theo các nhà khoa học, sự BĐKH trong vòng 150 năm trở lại đây xảy ra chủ yếu do các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lý của con người, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng như các tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Những hoạt động này đã làm gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Các khí nhà kính bao gồm; hơi nước, khí cacbondioxit, metan, khí đinitơ oxit, Các hợp chất halocacbon, khí ozon trong tầng đối lưu.

Có thể nói Khí CO2, và cuộc cách mạng công nghiệp là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính và BĐKH. Đặc biệt khí CO2, có thể tồn tại trong khí quyển tới 200 năm.

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Là các hoạt động của con người nhằm giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH và thích ứng với BĐKH

Các biện pháp Ứng phó với biến đổi khí hậu: gồm có thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH

Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

Thích ứng với biến đổi khí hậu: Là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường mới hoặc môi trượng bị thay đổi, để ứng phó với tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó, làm giảm tác hại hoặc tận dụng những mặt có lợi do BĐKH gây ra.

Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

Khi bàn luận về khái niệm GDUPVBĐKH, các nhà khoa học, chuyên gia đã thống nhất rằng GDUPVBĐKH đã được thông qua trong các cuộc họp nghị sự, ưu tiên

về chính sách, kế hoạch hành động nhưng vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất, chưa được triển khai trong thực tế. Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học của Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa chung chung nhất về GDUPVBĐKH nhằm xác định vai trò của giáo dục trong việc ứng phó với BĐKH.

GDUPVBĐKH có thế nói là bộ phận không thể tách rời của giáo dục phát triển bền vững.. Thông qua GDUPVBĐKH giáo dục cho người học những năng lực cần thiết để tham gia vào những hành động thực tế góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. GDUPVBĐKH còn được hiểu là sự tham gia của toàn bộ ngành giáo dục để thực hiện chiến lược ứng phó với BĐKH trong bối cảnh của BĐKH toàn cầu hiện nay.

Theo tác giả Sherrier Forrest và Michael A. Feder quan niệm “GDUPVBDKH là tác động chủ yếu dẫn đến thay đổi thái độ, quá trình ra quyết định và hành vi của các cá nhân trong xã hội nhằm ứng pho với BĐKH”

Theo Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 3/3/2014 về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi họp Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Thủ tướng cho rằng ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thực hiện một cách chủ động, trên cơ sở phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa hỗ trợ từ bên ngoài. Thủ tướng nhấn mạnh: Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thực hiện trên nguyên tắc: vừa thích nghi với ứng phó tích cực để tồn tại và phát triển, trong đó ứng phó là trọng tâm. Phải đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới để hạn chế phát thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để ứng phó tích cực với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu như củng cố nâng cấp các hệ thống đê, kết hợp việc xây dựng hệ thống đê biển với đường ven biển, đảm bảo an toàn cho các hồ chứa, điều chỉnh quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, các khu dân cư vùng ven biển, trồng rừng và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp... Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam để các Bộ, ngành và địa phương có căn cứ xây dựng kế hoạch hành động; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia đối với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể như thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp sạch...

1.4.1.2. Dạy học tích hợp GDUPVBĐKH

Trong chương trình giáo dục hiện nay vẫn chưa có nội dung kiến thức về BĐKH riêng lẻ, không phải là một môn học cụ thể vì thế không có thời lượng dành riêng để dạy nội dung về BĐKH. Trong khi yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục yêu cầu phát triển đầy đủ năng lực học sinh trong đó có năng lực ứng phó với BĐKH. Vậy để thực hiện đổi mới như vậy lựa chọn dạy học tích hợp GDUPVBĐKH là phương pháp dạy học tối ưu nhất. Dạy học tích hợp GDUPVBĐKH trong nhà

trường phổ thông có hai cách: Dạy học tích hợp lý thuyết trong từng môn học hoặc kết hợp nhiều môn học và học qua trải nghiệm thực tế địa phương.

Có thể hiểu dạy học tích hợp GDUPVBĐKH là việc tận dụng các cơ hội để tiến hành các hoạt động học tập trong nhiều môn học hay tập trung vào một môn học, một chủ đề học tập, nhằm giúp người học hoàn thiện kiến thức của mình liên quan đến BĐKH, thay đổi hành vi, nhận thức và chuyển hóa thành năng lực hành động cụ thể UPVBĐKH vì sự phát triển bền vững của cá nhân và cộng đồng.

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w