Khả năng nhận thức, nhân cách của học sinh lớp

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 56 - 58)

- Những năng lực chung: được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác,

1.5.2. Khả năng nhận thức, nhân cách của học sinh lớp

Về khả năng nhận thức: Lứa tuổi học sinh lớp 12 là giai đoạn quan trọng trong việc nhận thức, phát triển trí tuệ. Do các em đã phát triển hoàn thiện về thể chất, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Cảm giác và tri giác của học sinh đã đạt tới mức độ cao như của người lớn. Quá trình quan sát luôn gắn liền với sự tư duy và phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, quá trình quan sát ở học sinh giai đoạn này thường phân tán, mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định.

Trí nhớ của học sinh lớp 12 cũng phát triển rõ rệt. Các em đã biết lựa chọn các phương pháp học tập, công cụ và phương tiện học tập, sắp xếp tài liệu học tập theo một trật tự mới, có phương pháp ghi nhớ kiến thức một cách khoa học. Tuy nhiên vẫn tồn tại ở một số học sinh còn ghi nhớ một cách đại khái chung chung, cũng có những học sinh có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc học bài, ôn tập bài cũ.

Hoạt động tư duy của học sinh lớp 12 phát triển mạnh. Học sinh đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo hơn. Năng lực tổng hợp, phân tích, trừu tượng hóa, so sánh phát triển cao giúp cho học sinh có thể lĩnh hội mọi kiến thức dù phức tạp và trừu tượng. Năng lực tư duy phát triển, đã góp phần nảy sinh một hiện tượng tâm lý mới đó chính là tính hoài nghi khoa học. Trước một tình huống,

một vấn đề học sinh thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối suy nghĩ ngược để giải quyết vấn đề, từ đó nhận thức chân lý một cách sâu sắc nhất.

Sự phát triển của tự ý thức: Ở lứa tuổi hoc sinh lớp 12, sự phát triển của tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong phát triển nhân cách của học sinh. Điều đó có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Học sinh có nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức xã hội, mục đích cuộc sống. Vì vậy học sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng của chính mình. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình, về vị trí của mình trong xã hội tương lai mà còn muốn khẳng định bản thân mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo nhất, muốn người khác chú ý, quan tâm đến mình. Cùng với vẻ bên ngoài, học sinh còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Ở lứa tuổi này học sinh có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng chuẩn mực nên các em rất cần sự giúp đỡ của người lớn xung quanh.

Sự hình thành thế giới quan: Vì học sinh lớp 12 sắp bước vào cuộc sống xã hội, làm chủ cuộc sống bản thân, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá về các quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các quy tắc và nguyên tắc ứng xử, những định hướng giá trị con người. Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý học sinh lớp 12 dễ dàng nhận thấy. Các em quan tâm nhiều vấn đề như: cái xấu cái đẹp, thói quen đạo đức, cái thiện cái ác, giữa cống hiến với hưởng thụ, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có những học sinh chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, cũng chưa có ý thức tự mình phát triển thế giới quan mà chịu ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu, bảo thủ như: coi khinh lao động chân tay, có thái độ coi thường phụ nữ, thích có cuộc sống xa hoa, ý thức tổ chức kỉ luật kém, hưởng thụ hoặc sống thụ động. Nhìn chung, ở lứa tuổi này học sinh đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho riêng mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần gũi với thực tế sinh hoạt hàng ngày.

Xu hướng nghề nghiệp: Học sinh đã có ý thức lựa chọn vị trí xã hội trong tương

lai cho bản thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy học sinh đi tìm hiểu các hoạt động và điều chỉnh hoạt động để đạt được mục tiêu nghề nghiệp mà các em mong muốn. Lứa tuổi lớp 12 xu hướng nghề nghiệp được thể hiện rõ rệt, mang tính ổn định hơn, quyết tâm hơn. Học sinh đã có những lựa chọn nghề nghiệp cho riêng mình phù hợp với năng lực học tập, sở thích và yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, nhận thức về yêu cầu nghề nghiệp của các em còn phiến diện, chưa đầy đủ, do đó rất cần công tác hướng nghiệp cho học sinh của nhà trường và gia đình

Hoạt động giao tiếp: Học sinh lớp 12 khao khát những quan hệ bình đẳng trong

tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong lớp, trường phát triển mạnh. Tình bạn với học sinh lớp 12 có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tình bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em suy nghĩ về những ước mơ, lí tưởng trong sáng, các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình để hoàn thiệ mình hơn. Tuy nhiên, tình bạn ở học sinh lớp 12 còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn. Ở lứa tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt - đó là tình yêu nam nữ. Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì các em thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu. Do vậy, cần có sự đinh hướng, giáo dục từ các thầy cô giáo để các em có một tình bạn, tình yêu trong sáng là động lực cho quá trình học tập và phát triển nhân cách.

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 56 - 58)