- Những năng lực chung: được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác,
1.7.2. Đối với học sinh
Khi thực hiện khảo sát phỏng vấn 360 học sinh lớp 12 trường THPT AAA - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, kết quả cho thấy rằng 86,7% ( 312 học sinh) nói rằng rất thích thú khi giáo viên tiến hành dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong các giờ học liên quan. Các em cho rằng, khi giáo viên thực hiện dạy học tích hợp, các em học được nhiều hơn, các em không chỉ đọc sách giáo khoa, mà còn chủ động đọc các nguồn tài liệu khác. Các em không chỉ học ở lớp, về nhà các em vẫn muốn tìm hiểu về vấn đề đã học ở trên lớp. Các em cảm thấy mình được tôn trọng hơn, tự chủ hơn, độc lập hơn và cần phải quyết đoán hơn, hiểu bài và nhớ sâu sắc hơn. 7,2% ( 26 học sinh) nói rằng thích học, chỉ có 6,1% ( 22 học sinh) nói rằng bình thường khi giáo viên tiến hành dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong giờ địa lí.
Như vậy, xét về cả mặt nhận thức, thái độ có thể thấy rằng cả giáo viên và học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của GDUPVBĐKH và GDPCTT, và có thái độ tích cực với việc dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong chương trình địa lí 12 THPT.
Tiểu kết chương 1
Qua phân tích cơ sở lí luận và cơ sở lí luận của việc tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong dạy học địa lí 12 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực, có thể rút ra được một số kết luận như sau:
Dạy học tích hợp là một biện pháp hữu hiệu thực hiện đổi mới giáo dục theo hướng căn bản và toàn diện, nhằm phát huy tối đa năng lực học sinh. Trước những biến đổi của cuộc sống theo khoa học và công nghệ, trước những yêu cầu khắt khe về nguồn lao động, rất cần thiết phát triển đầy đủ các kỹ năng, kỹ xảo, các năng lực cho học sinh THPT.
BĐKH và TT là hai nội dung quan trọng cần giáo dục cho học sinh, nhất là học sinh THPT, nhưng thực tế chương trình giáo dục theo sách giáo khoa thì nội dung này còn mờ nhạt, chưa được quan tâm đúng mức. BĐKH và TT diễn biến ngày càng phức tạp, hậu quả nặng nề cho cả người và tài sản, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên chịu đựng nhiều thiệt thòi nhất. Từ đó, đặt ra yêu cầu cần giáo dục về BĐKH và TT cho học sinh, sinh viên, nhất là học sinh THPT.
Trước những bất cập của chương trình giáo dục hiện hành và nhu cầu học tập của học sinh, giải pháp tốt nhất là thực hiện dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong dạy học địa lí 12 THPT, vừa phát huy năng lực học sinh vừa thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong dạy học địa lí 12 THPT còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực của cả giáo viên, các ban ngành, đoàn thể, các cấp lãnh đạo ngành giáo dục và sự đóng góp của địa phương - nơi có trường THPT đóng.
Chương 2