Các hoạt động học tập 1 Kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 127 - 129)

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học; năng

5. Các hoạt động học tập 1 Kế hoạch dạy học

5.1 Kế hoạch dạy học

Thời gian Tiến trình dạy học Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên Kết quả/sản phẩm dự kiến Tiết 1 - Khởi động chủ đề - Chuyển giao, phân công nhiệm vụ học cho các nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả trình bày nhóm - Xem các video, các thông tin, nhận và thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề - Chia nhóm, tổ chức hoạt động theo nhóm - Các nhóm hoạt động qua các trạm Cho học sinh xem video, tranh ảnh,.. khởi động đặt vấn đề. Làm rõ nhiệm vụ học tập

- báo cáo của các nhóm trình bày, giải thích các hiện tượng Tiết 2 - Các nhóm còn lại tiếp tục trình bày kết quả làm việc nhóm - Đánh giá kết quả học tập - Trình bày và đánh giá sản phẩm - Hướng dẫn đánh giá nhóm - Kết quả của các nhóm 5.2 Tiến trình bài học

Hoạt động 1: Khởi động và giới thiệu chủ đề, mục tiêu của chủ đề.

- Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem 1 video về thiên tai ở nước ta(https://www.youtube.com/watch?v=6pSyNSXVq1k ) (https://www.youtube.com/watch?v=6pSyNSXVq1k )

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận: Nguyên nhân làm cho các thiên tai xuất hiện ở nước ta ngày càng bất thường và sức tàn phá lớn?

- Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm theo bàn.

- Bước 3: Đại diện học sinh các nhóm đưa ra câu trả lời.

- Bước 4: Giáo viên đưa ra kết luận : Theo quy luật của tự nhiên, thiên tai mưa bão, hạn hán, lũ lụt là thuộc tính của tự nhiên ắt sẽ xảy ra, con người thì không thể ngăn chặn được mà chỉ có thể chủ động phòng, chống thiên tai để hạn chế tác hại của nó. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật, thiên tai cũng có nguyên nhân từ con người. Hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí, trái đất nóng lên đều có lỗi của con người. Việc khai thác, chặt phá rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh đã làm cho nhiều cánh rừng trở nên trơ trụi. Các kiểu khai thác khoáng sản thủ công và công nghiệp, xây dựng các công trình lấn chiếm sông suối, làm giảm và thậm chí mất hành lang thoát lũ đều là nhân tố quan trọng gây ra nguy cơ nứt, lở đất ở miền núi, lũ ống, lũ quét ở nước ta. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề trên.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( Hoạt động nhóm, kĩ thuật mảnh ghép)

- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách làm việc của các nhóm học sinh ở vòng 1 và vòng 2 theo kỹ thuật mảnh ghép. Phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và nêu nhiệm vụ cho 4 nhóm chuyên gia như sau:

+ Nhóm 1: quan sát bảng 14.1 và SGK mục 1.a, trang 58 ( SGK địa lí 12), bảng số liệu sự biến động diện tích rừng từ 2010 -2016, nhận xét sự biến động diện rừng, chất lượng rừng? Vì sao có sự biến động đó?

Bảng số liệu sự biến động diện tích rừng từ 2010 -2016. Đơn vị : triệu ha

Năm Tổng diện tích (triệu ha)

Diện tích rừng tự nhiên ( triệu ha)

Diện tích rừng trồng ( triệu ha)

Độ che phủ (%)

2010 13,4 10,3 3,1 39,5

2012 13,9 10,4 3,4 40,7

2016 14,4 10,2 4,1 41,2

( Nguồn: Tổng cục thống kê)

+ Nhóm 2: quan sát bảng 14.2 và SGK mục 1.b trang 59, ( SGK địa lí 12) cho biết sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở những mặt nào? Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên?

+ Nhóm 3: Nêu các biểu hiện suy thoái tài nguyên đât ở nước ta? Nguyên nhân nào dẫn đến suy thoái tài nguyên đất?

+ Nhóm 4: Nêu hiện trạng các loại tài nguyên nước, khoáng sản, khí hậu, du lịch, biển? Tại sao các loại tài nguyên này cũng cần được bảo vệ và sử dụng hợp lí?

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép với nhiệm vụ như sau: tìm hiểu vấn đề sử dụng hợp lí và các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Dựa vào kết quả vừa tìm hiểu trong giai đoạn làm việc của nhóm chuyên gia, hãy thực hiện các nhiệm vụ của nhóm mảnh ghép như sau:

1. Chia sẻ kết quả làm việc của từng cá nhân

2. Tại sao phải bảo vệ các loại tài nguyên thiên nhiên? 3. Các biện pháp bảo vệ từng loại tài nguyên.

Bước 2:Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm

Bước 3: Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

Bước 4: Cả lớp cùng thảo luận trả lời câu hỏi: Tại sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. GV tổng kết.

Bước 5: Các nhóm thực hiện đánh giá từng thành viên trong nhóm mảnh ghép bằng phiếu đánh giá sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM MẢNH GHÉP

1. Đánh giá ( tích dấu × vào ô đánh gia tương ứng với mỗi thành viên)

STT Họ và tên

Đánh giá mức độ đạt hiệu quả của hoạt động nhóm Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4

1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w