Thực trạng v ic tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hu và â phong, chống thiên tai trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 63 - 65)

- Những năng lực chung: được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác,

1.7. Thực trạng v ic tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hu và â phong, chống thiên tai trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT

Khi tiến hành khảo sát giáo viên địa lí ở các trường phổ thông trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (25 giáo viên), kết quả cho thấy 72% giáo viên cho rằng họ đã thỉnh thoảng vận dụng dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong dạy học, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ lồng ghép hoặc liên hệ các kiến thức có liên quan. 20% giáo viên cho rằng trong quá trình dạy học có thể đã thực hiện tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT nhưng chỉ mang tính chất tự phát, ngẫu nhiên, không có chủ định để liên hệ thức tiễn hay giải thích các vấn đề học tập. 10% giáo viên cho rằng, chưa từng dạy tích hợp lồng ghép các kiến thức khác ngoài nội dung chương rình qui định, do

Các môn học có thể tích hợp khi giảng dạy địa lí như Lịch sử, GDCD, Vật lí, Hóa học, Công nghệ, Văn học, Mĩ thuật. Đặc biệt với chương trình địa lí 12, ngoài nội dung kiến thức chương trình chuẩn qui định trong sách giáo khoa, tích hợp với các môn học khác còn có thể tích hợp các vấn đề xã hội khác, như: vấn đề bảo vệ môi trường, UPVBĐKH và PCTT, tệ nạn xã hội, hay vấn đề giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên. Trong khi đó, vấn đề BĐKH và PCTT trong bối cảnh hiện nay nhận được sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể và các cá nhân trong xã hội.

Bên cạnh việc lựa chọn nội dung tích hợp, giáo viên còn phải lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Các phương pháp tích cực để thực hiện dạy học tích hợp như: Phương pháp dự án, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm….Tuy nhiên khi phỏng vẫn 25 giáo viên, trong đó 23 giáo viên đã thực hiện dạy học tích hợp cho rằng, sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, phù hợp với các đối tượng học sinh nhằm phát huy tối đa năng lực học sinh. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng không có một hình thức cụ thể nào để thực hiện dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT cho học sinh mà tùy vào điều kiện cụ thể của từng đối tượng học sinh, từng môi trường dạy học.

Về hình thức kiểm tra đánh giá khi thực hiện dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT vẫn chủ yếu là theo lối kiểm tra truyền thống. Đó là cho học sinh khoảng từ một đến hai câu hỏi, có thể là 1 tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh trình bày câu trả lời hay cách giải quyết trên giấy kiểm tra. Giáo viên cũng xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với bài kiểm tra cho học sinh. Tuy nhiên, nếu giáo viên lựa chọn được một hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp, đánh giá cách giải quyết tình huống hoặc vấn đề thực tế, đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của người học so với chính họ thì sẽ đánh giá đúng sự phát triển năng lực của học sinh, làm cho học sinh có hứng thú với việc học và có trách nhiệm về kết quả học tập của chính mình.

Hầu hết giáo viên cho rằng, rất khó khăn khi tiến hành dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT ở các trường phổ thông. Thứ nhất, dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức và thời gian lên kế hoạch dạy học, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học, lựa chọn thời điểm tích hợp.

Thứ hai, cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường phổ thông còn nhiều hạn chế, khó có thể đáp ứng để tạo ra các tình huống cho học sinh được trải nghiệm thực tế, tìm các vấn đề liên quan để giải quyết. Trong khi đó, muốn phát triển được năng lực học sinh thì dạy học tích hợp là khả quan nhất. Điều đó đặt giáo viên vào những lựa chọn khó khăn, ảnh hưởng đến việc có thực hiện được dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT hay không.

Như vậy , thực tế dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT ở các trường phổ thông huyện Lập Thạch, Tam Dương - Vĩnh Phúc đã được các giáo viên triển khai ở các mức độ khác nhau, quá trình thực hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Tuy nhiên, khi được hỏi có muốn tiếp tục lựa chọn dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT cho học sinh phổ thông hay không, câu trả lời đều là có. Điều đó cũng cho thấy rằng, hầu hết giáo viên địa lí đều mong muốn dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT, nếu có sự khắc phục về cơ sở vật chất, sự quan tâm, hành động có tổ chức của các ban quản lí thì hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w