Chuẩn bi thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 83 - 84)

- Những năng lực chung: được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác,

3.2.1 Chuẩn bi thực nghiệm

3.2.1.1. Chọn vấn đề thực nghiệm

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, đặc thù HS địa bàn huyện Lập Thạch, Tam Dương chúng tôi lựa chọn chủ đề “Đất nước nhiều đồi núi và ý nghĩa của các khu vực địa hình nước ta”tiến hành thực nghiệm.

Mục đích thực nghiệm: nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi của việc tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT để giải quyết một vấn đề thực tiễn, liên hệ với thực tiễn so sánh với cách dạy truyền thống.

Cách thức tiến hành:

- Lớp đối chứng: Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề: “ Các khu vực địa hình và ý nghĩa của nó” bằng cách cho HS chủ yếu dựa vào SGK địa lí lớp 12, học chủ yếu ở trên lớp, và liên hệ đến những vấn đề UPVBĐKH và PCTT thực tiễn tại địa phương.

- Lớp thực nghiệm: Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “ Các khu vực địa hình và ý nghĩa của nó” thông qua việc HS lựa chọn phương thức tìm hiểu kiến thức, và trình bày kết quả. Đưa ra những đánh giá, nhận định của bản thân về vấn đề BĐKH và PCTT tại địa phương.

3.2.1.2 Chọn địa bàn thực nghiệm

Chọn trường thực nghiệm: Dựa trên các tiêu chí như đối tượng thực nghiệm, nội dung nghiên cứu, mục tiêu và thời gian, cơ sở vật chất kĩ thuật, tôi lựa chọn hai trường thực nghiệm: trường THPT AAA, Lập Thạch, Vĩnh Phúc và trường THPT BBB, Tam Dương, Vĩnh Phúc để thực nghiệm. Sở dĩ tôi chọn hai trường thực nghiệm này vì hai trường có sự khác nhau cơ bản về đối tượng HS và cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện thiết bị dạy học. Điều đó cho thấy rằng, dù đối tượng HS và điều kiện cơ sở vật chất như thế nào thì dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT cũng đem lại sự hứng thú, say mê học tập cho HS, phát triển được năng lực HS. Trong mọi điều kiện dạy học GV và HS cần chủ động khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu bài học.

Chọn lớp thực nghiệm: Các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm cần đảm bào các yêu cầu sau:

- Trình độ và hạnh kiểm giữa các lớp không có sự chênh lệch đáng kể - Số lượng HS trong các lớp gần tương đương nhau.

- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thực nghiệm giữa hai lớp tương tự nhau.

Chọn GV thực nghiệm: Khi thiết kế chủ đề và soạn giáo án theo chủ đề, tôi đã lựa chọn và trao đổi với các GV bộ môn Địa lý của trường THPT AAA và trường THPT BBB, Tam Dương, Vĩnh Phúc. Chúng tôi đã trao đổi thống nhất mục tiêu, nội dung chủ đề, thời gian thực nghiệm, GV thực nghiệm. Để có kết quả tốt nhất chúng tôi chọn một GV sẽ vừa dạy cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Các tiêu chí lựa chọn như sau:

- Trình độ chuyên môn tốt và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. - Yêu nghề, tâm huyết với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao. - Thâm niên công tác từ 5 năm trở lên.

Cụ thể các chủ đề sẽ được tiến hành thực nghiệm như sau:

Chủ đề “Đất nước nhiều đồi núi và ý nghĩa của các khu vực địa hình nước ta”

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w