- Những năng lực chung: được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác,
ĐỊA LÍ 12 Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1 Yêu cầu, nguyên tắc và cách thức tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổ
2.1. Yêu cầu, nguyên tắc và cách thức tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí h u và phong, chống thiên tai trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT theoâ hướng phát triển năng lực
2.1.1 Yêu cầu
2.1.1.1 Tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT phải xác định được nội dung tích hợp
Nếu thực hiện dạy học truyền thống, thì nội dung chương trình giáo dục đã được qui định sẵn trong chương trình địa lí 12, giáo viên chỉ việc dựa vào đó để thiết kế các hoạt động học tập. Có thể giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy được năng lực học sinh nhưng nội dung kiến thức thì không có gì thay đổi. Khi thực hiện dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT đòi hỏi giáo viên cần xác định rõ nội dung chính là gì, cần dạy tích hợp trong những bài nào. Những kiến thức chung chung về BĐKH và TT thì trong SGK địa lí 12 đã đề cập đến ở bài 14, bài 15, và các biện pháp ứng phó, phòng chống cũng chỉ mang tính chiến lược hàn lâm. Vậy giáo viên muốn học sinh có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể, thực tế, thiết thực, gần gũi và có thể thực hiện được về UPVBĐKH và PCTT thì giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, lên kế hoạch lựa chọn nội dung tích hợp khi dạy học địa lí 12. Nội dung tích hợp UPVBĐKH và PCTT phải đảm bảo nội dung chương trình qui định, phải có cái mới, rõ ràng hơn về BĐKH và TT, và cách thức ứng phó, phòng chống như thế nào.
2.1.1.2 Tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT phải lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học hợp lí.
Trên cơ sở đã xây dựng được nội dung dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong dạy học địa lí 12 THPT, giáo viên cần phải lựa chọn được phương pháp dạy học và phương tiện dạy học phù hợp để tổ chức hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao nhất. Việc xác định được phương pháp dạy học hợp lí sẽ đem lại hứng thú học tập cho học sinh, cùng với hình thức tổ chức phù hợp sẽ tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm thực tế, được đặt mình vào các tình huống thực tế, được trực tiếp giải quyết vấn đề dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Các phương tiện dạy học là yếu tố không thể thiếu làm cho các giờ học tích hợp trở nên sinh động hơn, học sinh được thực hành nhiều hơn. Điều đó có nghĩa chúng ta đang rèn luyện cho học sinh vừa tự lực chiếm
lĩnh kiến thức, vừa phát triển các kỹ năng kỹ xảo khác để hoàn thiện năng lực của bản thân.
2.1.1.3 Tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT đòi hỏi gáo viên phải co năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức dạy học tích hợp
Muốn tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong dạy học địa lí 12 THPT đạt hiệu quả cao, ngoài các yêu cầu chung và cơ bản của người giáo viên như đạo đức chính trị trong sáng, chuyên môn nghiệp vụ tốt, thì Giáo viên cần rèn luyện và luôn trau dồi để nâng cao năng lực chuyên môn, có kiến thức về văn hóa xã hội sâu rộng. Đặc biệt có kiến thức về dạy học tích hợp và biết cách tổ chức dạy học tích hợp, đồng thời có trình độ về công nghệ thông tin, biết sử dụng thành thạo và khai thác các phương tiện dạy học. Ngoài ra, giáo viên cần có năng lực tìm hiểu và phân hóa học sinh, năng lực tư vấn hướng nghiệp, năng lực biên soạn tài liệu dạy học cho các đối tượng học sinh khác nhau.
Để giáo viên đạt được trình độ và năng lực như vậy, rất cần sự quan tâm của các cán bộ quản lí, các nhà lãnh đạo giáo dục, phụ huỵnh học sinh. Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, học tập trải nghiệm về dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT cho giáo viên địa lí, nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.