KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 96 - 97)

- GV nhận xét, đánh giá các dự án của HS dựa trên 2 khía cạnh: ưu điểm, hạn chế,

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu cùng với những kết quả đã nêu ở phần nội dung của luận văn, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

Dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và PCTT là một trong những phương thức dạy học tốt nhất hiện nay để giúp HS tiếp cận kiến thức và hình thành các năng lực để ứng phó với BĐKH và phòng chống TT. Mục tiêu của dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và PCTT vừa góp phần “ gieo” vào người học kiến thức, kỹ năng, thái độ về UPVBĐKH và PCTT, vừa hình thành năng lực giải quyết các vấn đề về BĐKH và TT ở địa phương. Thông qua thực hiện GDUPVBĐKH và PCTT, giáo dục thể hiện vai trò quan trọng trong ứng phó với BĐKH toàn cầu và TT hiện nay. Đồng thời mở ra cơ hội tái định hướng quá trình dạy học, làm cho việc dạy và học trở nên sáng tạo hơn, có ý nghĩa hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học trong bối cảnh hiện nay.

Trong thực tế triển khai đưa nội dung dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT vào nhà trường, chưa có sự thống nhất về khái niệm, mục tiêu của dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT, chưa có một chương trình quy định khung cơ bản về nội dung GDUPVBĐKH và GDPCTT, mục tiêu yêu cầu của GDUPVBĐKH và GDPCTT nói chung và dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong nhà trường nói riêng. Các mục tiêu, nội dung, nguyên tắc dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT được đề xuất trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm mới chỉ dừng lại ở phạm vi chương trình địa lí 12 THPT.

Dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong nhà trường phổ thông nói chung, qua các môn Địa lí có nhiều lợi thế thông qua các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Đa số các GV dạy môn Địa lí ở trường THPT đã nhận thức được tầm quan trọng của dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT đối với việc phát huy năng lực HS và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, đạt được mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên để thực hiện được dạy học GDUPVBĐKH và GDPCTT trong chương trình địa lí 12 THPT, đòi hỏi GV phải nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung chương trình địa lí 12, nội dung cần tích hợp, lựa chọn PPDH và hình thức dạy học, thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp để đạt được mục tiêu dạy học.

Kết quả tổ chức thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi, hiệu quả của vấn đề nghiên cứu. Dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT không chỉ có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lục HS, nâng cao chất lượng dạy học, mà còn giúp HS vận dụng kiến thức đã học về BĐKH và TT để giải thích

những vấn đề thực tiễn tại địa phương, vùng, quốc gia. Từ đó nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trước những vấn đề đang đặt ra cho đất nước và toàn cầu.

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 96 - 97)