Đọc nội dung SGK trang 33 và dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, nhận xét về

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 124 - 125)

địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long + Hãy chỉ ra những điểm giống nhau của hai đồng bằng.

+ So sánh sự khác biệt giữa hai đồng bằng.(Nguồn gốc, diện tích, đất đai, địa hình, khả năng phát triển).

- Xác định trên bản đồ địa hình vị trí của các dòng sông: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Hương, Sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu

- Chỉ ra những đặc điểm địa hình cơ bản của đồng bằng ven biển miền Trung.

3. Ý nghĩa của khu vực đồi núi và đồng bằng

- Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi

- Việc khai thác và sử dụng đất, rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái ở nước ta.

- Các khu vực đồng bằng có thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển kinh tế xã hội.

- Lấy VD chứng minh khu vực đồi núi có nhiều thế mạnh và hạn chế cho phát triển KT - XH

- Lấy VD chứng minh khu vực đồng bằng có nhiều thế mạnh và hạn chế cho phát triển KT - XH

- Liên hệ thực tế địa phương

4. Các thiên tai có thể xảy ra và biện pháp phòng chống thiên tai do địahình đem lại hình đem lại

- Ở vùng đồi núi, đồng bằng thường xảy ra những loại thiên tai nào? Các thiên tai ở vùng đồi núi và đồng bằng có giống nhau không?

- Trình bày diễn biến, phân tích nguyên nhân của từng loại thiên tai có thể xảy ra đó.

- Liên hệ thực tế địa phương ( sưu tầm tranh ảnh, vi deo về các loại thiên tai) - Đề xuất các biện pháp phòng chống thiên tai đối với từng khu vực.

- Trách nhiệm của bản thân mỗi học sinh, nhà trường, cá nhân trong xã hội để phòng chống thiên tai.

Chủ đề 2: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI ( 2 tiết)

1. Mục tiêu của chủ đề

Sau khi học xong chủ đề học sinh cần đạt được:

1.1 Về kiến thức

- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên dây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của.

- Trình bày được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất; một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

- Phát hiện và làm rõ được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn liên quan đến thiên nhiên Việt Nam, phù hợp với tình độ học sinh, đồng thời đề xuất được hướng giải quyết ở mức độ khái quát.

1.2 Về kỹ năng

- Phân tích được các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng, sự đa dạng sinh học và đất ở nước ta.

- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương

1.3 Về thái độ

- Tích cực ủng hộ những chủ trương của Đảng, Nhà Nước trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên. - Tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho người dân và các hoạt động bảo vệ môi trường do trường và địa phương tổ chức, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

- Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phát hiện tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường hiện nay.

1.4 Định hướng các năng lực chính được hình thành

Một phần của tài liệu SKKN: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học địa lí... (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w