thảo luận theo kĩ thuật 3 lần 3.
- Bước 4: GV tổng kết, chốtkiến thức. kiến thức.
GV đưa câu hỏi phát vấn:
Theo em, giải pháp nào quan trọng nhất? Bản thân em, thực hiện được những giải pháp nào?
- Thủy triều dâng, nhất là những ngày triều cường kết hợp mưa lũ gây ngập lụt trên diện rộng.
+ ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước và có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản nên 2 lĩnh vực này sẽ chịu tác động mạnh nhất khi thủy triều dâng làm cho quá trình xâm nhập mặn gia tăng, làm thay đổi môi trường đất và nguồn nước.
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng sẽ chịu tác động xấu khi chế độ nước ngập sâu bị thay đổi do nước biển dâng cao. Quá trình xâm nhập mặn ở mức độ cao có thể hủy diệt thảm thực vật và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tràm ở Cà Mau, Kiên Giang...
+ Nếu nước biển dâng cao, an ninh lương thực quốc gia sẽ bị đe dọa và đời sống nông dân nghèo trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
* Các giải pháp
- Ứng phó với mực nước biển dâng là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
+ Các địa phương phải tranh thủ điều tra, nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa để chuẩn bị phương án ứng phó tốt nhất.
+ Nhà nước cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các đề tài khoa học về ứng phó với BĐKH và phòng chống TT, Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia, thiết lập cơ quan liên tỉnh của ĐBSCL để phối hợp xây dựng chương trình ứng phó và hành động có hiệu quả không chỉ ở cấp địa phương mà trong toàn vùng..
động kinh tế, xã hội phù hợp để “ sống chung với lũ”.
+ Làm thủy lợi: đê bao kết hợp hệ thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt; xây dựng hồ chứa nước ngọt ngay tại ĐBSCL trong các vùng ngập hay bán ngập để trữ nước, tránh tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất; ứng dụng công nghệ vật liệu mới vào xây dựng các công trình để giảm chi phí...
+ Nâng cao nhận thức của người dân về ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy hành động của cộng đồng bằng cách giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi trường trong học đường, trong cộng đồng, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phát tờ rơi liên quan đến BĐKH.
+ Thay đổi trong hành vi, lối sống: sử dụng xe đạp, xe buýt thay vì sử dụng xe gắn máy; sử dụng bóng đèn ít tiêu hao điện năng; trong chăn nuôi xây dựng hầm biogas để tự sản xuất gas đun nấu và phát điện trong gia đình; dùng bình nước nóng năng lượng mặt trời; việc trồng hàng rào cây xanh, hoa, kiểng ở gia đình và nơi công cộng.
Hoạt động 5. Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức, kĩ năng đã được hình thành qua bài học.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động