Các nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại cục dự trữ nhà nước khu vực đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 25)

- Nghiên cứu của Barzoki, Attafar&Jannati (2012):

Đề tài nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên dựa vào thuyết động lực thúc đẩy của Herzberg” với đối tượng khảo sát là người lao động đang làm việc tại khu phức hợp của tập đoàn Saipa tại thành phố

Golpayegan của Iran Kết quả nghiên cứu đã phát hiện 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên: (1) An toàn nghề nghiệp, (2) Chính sách công ty, (3) Mối quan hệ với đồng nghiệp,(4) Mối quan hệ với cấp trên, (5) Điều kiện làm việc, (6) Cuộc sống cá nhân, (7) Tiền lương và tiền thưởng Kết quả cho thấy trong số các yếu tố thì tiền lương và thưởng có ảnh hưởng lớn nhất đến động lực làm việc của nhân viên Điểm nổi bật của nghiên cứu là đã đề cập tác động của cuộc sống cá nhân đến động lực làm việc

của người lao động

- Nghiên cứu của Khan (2014):

Với đề tài: “Tác động của các phần thưởng và Trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của người lao động” Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với đối tượng khảo sát là người lao động tại Pakistan Kết quả nghiên cứu đã kết luận là các yếu tố: phần thưởng tài chính, phần thưởng phi tài chính và trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động Nghiên cứu đã đánh giá được mức độ tác động của yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến động lực làm việc của người lao động

- Nghiên cứu của Taguchi (2015):

Tên đề tài nghiên cứu là:“Các yếu tố hình thành động lực làm việc tại Nhật Bản” Nghiên cứu được thực hiện với nhiều đối tượng khảo sát tại Nhật Bản, kết quả nghiên cứu đã khám phá 9 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động Nhật Bản là: (1) Đánh giá nhân viên, (2) Mục tiêu của công ty, (3) Cơ hội thăng tiến, (4) Thu nhập, (5) Mối quan hệ trong tổ chức, (6) Đặc điểm công việc, (7) Điều kiện nơi làm việc, (8) Cơ cấu tổ chức, (9) Cân bằng cuộc sống và công việc

2 3 2 Các nghiên cứu ở trong nước

- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2013):

Với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng tới việc động viên nhân viên tại Công ty Dịch vụ công ích quận 10, thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu sử dụng lý thuyết động viên để phân tích và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới việc động viên nhân viên tại công ty Dịch vụ công ích quận 10 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tám yếu tố được xác định chỉ có bốn yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa động viên nhân viên, bao gồm: lương bổng và đãi ngộ tài chính, cơ hội đào tạo và phát triển, phong cách lãnh đạo, mối quan hệ với đồng nghiệp

- Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thu & Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014):

Với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở Tổng công ty lắp máy Việt Nam” Nghiên cứu đã phát hiện ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất là: (1) Lương và chế độ phúc lợi, (2) Văn hóa doanh nghiệp, (3) Mối quan hệ với đồng nghiệp, (4) Điều kiện làm việc, (5) Mối quan hệ với lãnh đạo, (6) Sự tự chủ trong công việc, (7) Cơ

hội đào tạo và phát triển Trong đó, lương và chế độ phúc lợi với văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh nhất

- Nghiên cứu của Đàm Văn Khanh & Nguyễn Thị Thanh Dần (2015):

Đề tài với tên gọi: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên các điện lực cơ sở” Thông qua thu thập 218 phiếu khảo sát, sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố liên quan đến động lực làm việc: (1) Bản chất công việc, (2) Quản lý, (3) An toàn, (4) Phát triển cá nhân và (5) Thù lao, phúc lợi xã hội Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố thù lao, phúc lợi xã hội ảnh hưởng lớn nhất đến đánh giá của người lao động về chính sách tạo động lực của các công ty điện lực cơ sở

- Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Mai (2015):

Với đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên công ty TNHH NIDEC TOSOK Việt Nam” Nghiên cứu đã xác định 07 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty này là: (1) Điều kiện làm việc và sự đồng cảm, (2) Thành tích và thăng tiến, (3) Sự thích thú và trung thành, (4) Thu nhập, (5) Công việc ổn định, (6) Bổn phận cá nhân, (7) Xử lý kỷ luật khéo léo

- Nghiên cứu của Nguyễn Lưu Phương (2016):

Với đề tài: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân tại công ty Cổ phần Giày Bình Định” Nghiên cứu đã kết luận có 08 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty này là: (1) Thu nhập, (2) Phúc lợi, (3) Mối quan hệ với cấp trên, (4) Cân bằng cuộc sống và công việc, (5) Điều kiện làm việc, (6) Cảm nhận vai trò cá nhân trong công việc, (7) Công nhận thành tích, (8) Đồng nghiệp Trong đó, thu nhập và phúc lợi là hai yếu tố tác động mạnh nhất

- Nghiên cứu của Vũ Minh Hùng 2017:

Đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận Phú Nhuận – TP Hồ Chí Minh” đã xác định có 12 yếu tố bao gồm: (1) Bản chất công việc, (2) Cảm nhận vai trò cá nhân, (3) Cân bằng cuộc sống và công việc, (4) Mối quan hệ với cấp trên, (5) Mối quan hệ với đồng nghiệp, (6) Điều kiện làm việc, (7) Thu nhập, (8) Phúc lợi, (9) Công nhận thành tích, (10) Đào tạo, (11) Sự đảm bảo công việc, (12) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2 4 Mô hình nghiên cứu

2 4 1 Cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả các nghiên cứu đi trước, tác giả tiến hành tổng hợp các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức theo bảng 2 1 dưới đây:

Bảng 2 1 Thống kê các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động Yếu tố Thu nhập/Lương x x x X x x x x x Phúc lợi x x X x x x x x Mối quan hệ với cấp trên x x X x x x x x Cân bằng cuộc sống và công việc x x x x Điều kiện làm việc x x x x x x Cảm nhận vai trò cá nhân trong công việc x x x Công nhận thành tích x x x Đồng nghiệp x X x x x x

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Dựa trên bảng 2 1 Thống kê các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động Hiện nay chức năng chủ yếu của Cục là dự trữ các mặt hàng thiết yếu đáp ứng mục đích chiến lược của nhà nước để phục vụ khi có biến cố như chiến tranh; hỏa hoạn; dịch bệnh, đồng thời tham gia bình ổn thị trường; đáp ứng an sinh xã hội và điều phối khi cần thiết vì vậy công việc gần như theo kế hoạch hay chỉ tiêu cấp trên đưa xuống Hơn nữa những người lao động làm việc trực tiếp trong các tổng kho cũng không quá vất vả Hiện nay các kho đã được trang bị các loại máy móc đo đếm tự động, máy tính lập trình nên công việc chủ yếu là theo dõi, thống kê trên máy tính Người lao động được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để hoàn thành tốt công việc do đó một số yếu tố không được đưa vào nghiên cứu Dựa vào bối cảnh nghiên cứu và tình hình thực tiễn tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ đối với động lực làm việc của cán bộ công chức và người lao động, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài bao gồm 7

Cơ cấu tổ chức x Trách nhiệm xã hội x x Đào tạo và phát triển x X x x x x Chính sách công ty x x x Đặc điểm công việc x x x An toàn nghề nghiệp x x Sự tự chủ trong công việc x Sự thích thú và trung thành x

yếu tố: Lương và phúc lợi, Cơ hội đào tạo và phát triển, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Sự công nhận, Đặc điểm công việc và Điều kiện làm việc bởi vì đây là những yếu tố có tần suất xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu trong và ngoài nước Tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ thì hầu hết cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực đặc thù là công tác dự trữ phục vụ cho chiến lược bình ổn quốc gia, đặc điểm cộng việc có tính kế hoạch, chỉ tiêu vì vậy đây là những yếu tố mà họ quan tâm nhất trong khi lựa chọn công việc Trong nhiều các nghiên cứu có xuất hiện một số yếu tố khác như Vai trò cá nhân, Hoạt động xã hội, Chính sách công ty, Cơ cấu tổ chức, v v tuy nhiên tác giả không lựa chọn các yếu tố này bởi vì xuất phát từ điều kiện thực tế tại đơn vị và sự góp ý của các chuyên gia khi phỏng vấn

2 4 2 Các khái niệm và giả thuyết nghiên cứua Lương và phúc lợi a Lương và phúc lợi

Lương của nhân viên là tổng các khoản mà họ nhận được do sự tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng tạo động lực, kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp Thu nhập và phúc lợi của nhân viên bao gồm tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương Thu nhập và phúc lợi càng tốt sẽ tạo cảm hứng làm việc của nhân viên, tạo cho nhân viên cảm giác được quan tâm, an toàn khi làm việc tại tổ chức mà không phải lo bất kỳ một chế độ nào khác (Kovach, 1987) Theo Tan và cộng sự (2011) thu nhập là phần thưởng xứng đáng cho sự đóng góp của nhân viên và có tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên

Người lao động biết rõ chính sách lương thưởng, trợ cấp, phúc lợi của đơn vị Tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ đa phần người lao động có chuyên môn và kỹ năng tốt, lao động trong lĩnh vực đặc thù khó làm thêm vì vậy họ cũng rất cần chế độ lương tương ứng với công việc đặc thù của mình Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho một giả thuyết nghiên cứu được đề xuất

Giả thuyết H1: Tiền lương và phúc lợi có ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của cán bộ, công chức

b Cơ hội đào tạo và phát triển

Cơ hội đào tạo và phát triển là những gì liên quan đến nhận thức của nhân viên về cơ hội đào tạo, phát triển và có thể được thăng tiến trong tổ chức

Trong mô hình về cấp bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu cao nhất trong các bậc nhu cầu, ta có thể thấy tất cả các nhân viên đều mong muốn có được vị trí cao tại nơi làm việc, đó là nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định mình Vì vậy, mọi người lao động đều nỗ lực làm việc để đạt được một vị trí cao tại nơi làm việc

Người lao động cần được biết những thông tin về điều kiện, cơ hội, chính sách thăng tiến của công ty Người lãnh đạo cần hiểu được năng lực của đội ngũ nhân viên, đề ra các chính sách phù hợp, đảm bảo sự công bằng đối với tất cả mọi người, đảm bảo nỗ lực của họ sẽ được đền đáp xứng đáng Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho một giả thuyết nghiên cứu được đề xuất

Giả thuyết H2: Cơ hội đào tạo và phát triển có ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của cán bộ, công chức

c Lãnh đạo

Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là một nội dung hết sức quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng, là người công tâm, tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng doanh nghiệp vững mạnh Yếu tố tâm lý của người lãnh đạo hết sức quan trọng, đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, biết kiềm chế trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ được mối quan hệ thân thiết đối với nhân viên Nếu nhân viên sai thì từ từ uốn nắn tránh tình trạng bức xúc, quát mắng… tạo nên những khoảng cách không đáng có giữa nhân viên và lãnh đạo

Ngoài ra, người lãnh đạo cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi nhân viên và hỗ trợ kịp thời khi họ gặp khó khăn Mặt khác, Sự thỏa mãn công việc mang lại từ những yếu tố mối quan hệ giữa cấp trên với nhân viên cấp dưới của mình bao gồm sự dễ giao tiếp với cấp trên (Ehlers, 2003), sự hỗ trợ khi cần thiết (Wesley & Muthuswamy, 2008) và sự quan tâm của cấp trên (Bellingham, 2004), sự bảo vệ nhân viên khi cần thiết (Linden & Maslyn, 1998, được trích bởi Dionne, 2000), năng lực của cấp trên, sự được thực hiện công việc của cấp dưới (Weisset al,1967), sự ghi nhận sự đóng góp của nhân viên, sự đối xử công bằng đối với cấp dưới (Warren, 2008) Tại Cục Dự trữ Nhà nước Đông Nam Bộ là đơn vị thuộc nhà nước, đây là lĩnh vực rất đặc thù, đòi hỏi người quản lý, lãnh đạo không chỉ phải biết tập hợp nhóm cũng như phát huy tính năng động của mỗi cá nhân trong công việc mà còn phát huy sức mạnh tập thể Dựa vào những lập luận

của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho một giả thuyết nghiên cứu được đề xuất Giả thuyết H3: Lãnh đạo có ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của cán bộ, công chức

d Đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người cùng làm trong một doanh nghiệp, thường xuyên trao đổi, chia sẽ với nhau về công việc Mối quan hệ giữa nhân viên với nhau là những cảm nhận liên quan đến các hành vi, quan hệ với đồng nghiệp trong công việc tại nơi làm việc, sự hỗ trỡ giúp đỡ của đồng nghiêp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp (Hill, 2008) Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy đồng nghiệp của mình tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất (Bellingham, 2004) Cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy (Chafmi & Fullenkamp 2002) Tóm lại, khi có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, người lao động sẽ không cảm thấy chán nản mỗi khi đến nơi làm việc, đó cũng là động lực khiến họ yêu công việc mình hơn

Mối quan hệ tốt giữa các nhân viên sẽ tạo điều kiện trong việc trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong công việc Tuy nhiên nếu tồn tại mâu thuẫn hay xung đột giữa các nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy xa cách, gây khó khăn trong giao tiếp với người khác, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho một giả thuyết nghiên cứu được đề xuất

Giả thuyết H4: Đồng nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của cán bộ, công chức

e Sự công nhận

Sự công nhận là một trong những mong muốn hàng đầu của nhân viên, nếu được công nhận, nhân viên sẽ hăng hái và có tinh thần làm việc đạt hiệu quả hơn Điều này cho phép họ tăng cường khả năng tự đánh giá và khả năng đóng góp cho tổ chức Ghi nhận các thời điểm quan trọng của nhân viên bằng cách khen thưởng chính thức, đánh giá cao (bằng lời nói) để đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo, sắp xếp các hoạt động xây dựng đội, nhóm thường xuyên… Vì vậy, tất cả các nhà quản lý nên đánh giá cao ngay lập tức sau khi nhân viên xứng đáng nhận nó (Safiullah, 2015)

Theo nghiên cứu của Kovach (1987), được công nhận đầy đủ thành tích trong công việc có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên Tại Cục Dự trữ

Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ là đơn vị vẫn đang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp nhà nước vì vậy công tác bình xét, công nhận thành tích của mỗi cá nhân trong tập thể cũng rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến khen thưởng, thu nhập mà còn đến cơ hội phát triển của mỗi người

Giả thuyết H4: Sự công nhận có ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của cán bộ, công chức

g Đặc điểm công việc

Theo mô hình đặc điểm công việc của R Hackman và G Oldman (1974) thì một công việc sẽ mang đến nhân viên sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nếu công việc đó thỏa mãn các đặc điểm sau: Sử dụng các kỹ năng khác nhau, nhân viên nắm rõ công việc và công việc có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, công việc đó cho phép nhân viên thực hiện một số quyền nhất định để hoàn tất công việc của mình và nhân viên sẽ chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình Công việc phải có cơ chế phản hồi đánh giá của cấp trên

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại cục dự trữ nhà nước khu vực đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 25)