43 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại cục dự trữ nhà nước khu vực đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Trên cơ sở tiếp nhận các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng như đặc điểm của doanh nghiệp nghiên cứu Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố đó là: Lương và phúc lợi, Cơ hội đào tạo và phát triển, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Sự công nhận, Đặc điểm công việc và Điều kiện làm việc Mô hình để xuất được thể hiện như sau:

Tiền lương và phúc lợi Cơ hội đào tạo và phát

triển Lãnh đạo H1 + H2 + H3 + Đồng nghiệp H4 + Động lực làm việc của cán bộ công chức Sự công nhận thành tích

Đặc điểm công việc

Điều kiện làm việc

H5 +

H6 +

H7 +

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã tổng hợp cơ sở lý thuyết về động lực làm việc của người lao động đối với tổ chức đang được sử dụng rộng rãi hiện nay Bên cạnh đó, đề tài tóm tắt một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu Qua đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 7 yếu tố bao gồm: Lương và phúc lợi, Cơ hội đào tạo và phát triển, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Sự công nhận, Đặc điểm công việc và Điều kiện làm việc Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề được phân tích ở chương tiếp theo Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đi kèm

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài sẽ được tiến hành trình tự theo các bước gồm: Dựa trên cơ sở lý thuyết được nêu ra ở chương 1, 2, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm) nghiên cứu sơ bộ và đưa ra bộ thang đo chính thức, và sau đó tiến hành thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập thông tin từ phía những cán bộ, công chức trong đơn vị với bảng câu hỏi khảo sát Từ những thông tin thu thập được, tác giả tiến hành thống kê và phân tích dữ liệu Quá trình này được thực hiện từng bước theo quy trình khoa học Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua hình 3 1

Mục tiêu nghiên cứu, Cơ sở Thảo luận nhóm

lý thuyết nghiên cứu Thang đo 1

Thang đo 2

Thu thập dữ liệu n = 200

Đánh giá thang đo: Phân tích hệ số Cronbach Alpha và yếu tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết

Viết báo cáo luận văn

Hình 3 1 : Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

(n=20)

3 2 Thiết kế nghiên cứu

3 2 1 Phương pháp nghiên cứu

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

3 2 1 1 Nghiên cứu định tính

Quá trình nghiên cứu định tính nhằm khám phá các ý tưởng bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình Trong giai đoạn này tác giả sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và thảo luận trực tiếp với các đối tượng được chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu quan sát

Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là những cán bộ, nhân nhân viên đang tham gia hoạt động tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ: trưởng phòng phó phòng ban, công chức, nhân viên đang làm việc tại các phòng, khối ban như: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch và quản lý hàng dự trữ, phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật bảo quản, phòng thanh tra, những cán bộ công chức tại các Chi cục Bình Dương, Miền Đông, Tây Ninh và Bình Phước Họ là những người trực tiếp làm việc và thụ hưởng các chính sách từ ban lãnh đạo của đơn vị nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin thực tế hết sức quan trọng

Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: Tác giả đã phác thảo trước nội dung

cho buổi thảo luận với danh sách các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn Sau đó tiến hành lập danh sách khách mời và thông báo khách mời về thời gian địa điểm, nội dung cuộc thảo luận Nội dung thảo luận: Trao đổi về các vấn đề liên quan đến các yếu tố có tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức tại những phòng ban và các chi cục thành viên, các biến quan sát cho từng thang đo các thành phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất Thời gian phỏng vấn được tiến hành từ 30 phút đến 1 giờ Trình tự tiến hành như sau:

+ Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn

+ Tiến hành thảo luận trực tiếp giữa người nghiên cứu với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu

điều chỉnh bảng câu hỏi Trong quá trình thảo luận đa số người được hỏi đều cho rằng 7 biến trên là phù hợp, còn các biến khác không cần thiết vì tại các đơn vị của Cục công việc khá đặc thù nên khó đánh giá

+ Dữ liệu sau khi hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới

Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, tác giả đã tổng hợp các ý kiến đóng góp và đi đến thống nhất xây dựng mô hình nghiên cứu mà tác giả đã đề xuất gồm 7 yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ bao gồm: Lương và phúc lợi, Cơ hội đào tạo và phát triển, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Sự công nhận, Đặc điểm công việc và Điều kiện làm việc

3 2 1 2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc thiết kế mẫu, mẫu được thu thập thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với cán bộ công chức đang công tác tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam với vị trí gồm: Cấp trưởng, phó phòng và cấp tương đương đó là chi cục trưởng, chi cục phó của các chi cục thành viên, công chức Mục đích nghiên cứu khi sử dụng phương pháp định lượng:

- Các thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu chính thức

- Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu định lượng - Kiểm định thang đo và kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phần mềm SPSS - Tìm hiểu và xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

Dữ liệu thu được sẽ mã hóa và được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 Các bước thực hiện như sau: Mã hóa dữ liệu; thống kê mô tả; kiểm định Cronbach Anpha; phân tích EFA; phân tích hồi quy; kiểm định mô hình giả thuyết

Các phép thống kê hồi quy đa biến và đơn biến dùng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình Các phép thống kê đơn giản như tần số, phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn dùng để mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu Phép thống kê T-test, Anova dùng để kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán b ộ công ch ứ c tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ Đánh

giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Theo các nhà nghiên cứu cho rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0 8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường rất tốt và từ 0 6 trở lên là đạt yêu cầu Đánh giá chỉ số Kaiser – Mayer – Olkin (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích yếu tố khám phá (EFA), chỉ số KMO thỏa điều kiện 0 5 ≤ KMO ≤ 1 Kiểm định Bartlett để xem xét giả thuyết H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (0 5 ≤ KMO ≤ 1 và sig ≤ 0 5) thì các biến có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc, 2008) Cuối cùng, khi đánh giá kết quả EFA, chỉ có những yếu tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích và xem xét phần tổng phương sai trích, tổng phương sai trích ≥ 50% (Hair và cộng sự, 2009)

Phân tích hồi quy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Mức độ ảnh hưởng thể hiện thông qua các con số trong phương trình hồi quy Những yếu tố nào có chỉ số Beta lớn hơn sẽ có mức độ ảnh hưởng cao hơn Những yếu tố có chỉ số Beta là số âm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại

3 2 2 Xây dựng thang đo

Nghiên cứu này sử dụng các khái niệm: động lực, động lực làm việc, các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức dựa trên bảng 3 1 Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chứ tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ như dưới đây

Bảng 3 1 Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

STT Mã hóa Tên biến Nguồn

Tiền lương và phúc lợi

1 TLPL1

Mức lương hiện nay phù hợp với năng lực và đóng góp của anh/chị vào tổ chức

Vũ Minh Hùng (2017)

2 TLPL2 Anh/chị có thể sống tốt dựa vào thu nhập từ công việc hiện tại

Vũ Minh Hùng (2017)

3 TLPL3 Lương và các khoản phúc lợi của anh/chị được trả đầy đủ, đúng hạn

4 TLPL4 Lương, thưởng, phụ cấp được trả công bằng, thỏa đáng

Vũ Minh Hùng (2017)

Cơ hội đào tạo và phát triển

5 DTPT1 Anh/Chị được đào tạo và phát triển nghề nghiệp

Vũ Minh Hùng (2017)

6 DTPT2 Anh/Chị có nhiều cơ hội thăng tiến tại đơn vị

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

7 DTPT3 Đơn vị có chính sách phát triển, thăng tiến công bằng

Vũ Minh Hùng (2017)

8 DTPT4 Công tác đào tạo của đơn vị có hiệu quả tốt cho công việc

Do tác giả đề xuất

Lãnh đạo

9 LD1 Lãnh đạo quan tâm và hỗ trợ người lao động

Nguyễn Thị Thu Trang (2013)

10 LD2 Lãnh đạo luôn đối xử công bằng giữa những người lao động

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

11 LD3 Lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành tốt

Nguyễn Thị Thu Trang (2013)

12 LD4 Lãnh đạo coi trọng năng lực của anh/chị

Do tác giả đề xuất

Đồng nghiệp

13

DN1 Đồng nghiệp luôn hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với anh/chị trong công việc

Nguyễn Thị Thu Trang (2013)

14 DN2 Đồng nghiệp của Anh/Chị sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống

Phạm Duy Khanh (2020)

15 DN3 Đồng nghiệp của Anh/Chị phối hợp làm việc tốt

Vũ Minh Hùng (2017)

16 DN4 Đồng nghiệp của Anh/Chị rất thân thiện, trung thực

Sự công nhận thành tích

17

CNTT1 Tổ chức đánh giá thành tích chính xác, công bằng, khách quan giữa các thành viên

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

18 CNTT2 Lãnh đạo luôn động viên và khen ngợi khi nhân viên làm việc tốt

Vũ Minh Hùng (2017)

19

CNTT3 Anh/chị nhận được sự công nhận đầy đủ, kịp thời để làm tốt công việc của mình

Phạm Duy Khanh (2020)

20

CNTT4 Khi được công nhận thành tích kịp thời anh chị cảm thấy vui vẻ, hưng phấn trong công việc

Do tác giả đề xuất

21 CNTT5 Anh/ chị đồng tình với các tiêu chí để đánh giá người lao động hiện nay

Do tác giả đề xuất

Đặc điểm công việc

22 DDCV1 Anh/chị cảm thấy yêu thích khi thực hiện công việc của mình

Vũ Minh Hùng (2017)

23 DDCV2 Công việc Anh/chị đang làm phù hợp với sở trường và năng lực của mình

Bellingham (2004)

24 DDCV3 Công việc của Anh/chị đảm nhiệm cho phép phát huy tối đa năng lực cá nhân

Do tác giả đề xuất

25 DDCV4 Công việc Anh/chị đang làm có nhiều thú vị tạo động lực phấn đấu

Do tác giả đề xuất

Điều kiện làm việc

26 DKLV1 Môi trường làm việc của Anh/Chị an toàn, thoải mái, vệ sinh

Vũ Minh Hùng (2017)

27 DKLV2 Có đủ phương tiện, thiết bị cần thiết để thực việc công việc

Phạm Duy Khanh (2020)

28 DKLV3 Công việc được phân chia một cách hợp lý cho từng cá nhân

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3 2 3 Phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu (n): là số lượng đối tượng quan sát phải thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định Ước lượng cỡ mẫu theo công thức: n ≥ 50 + 8*m, trong đó m là biến độc lập Nghiên cứu được xây dựng với 7 biến độc lập nên kích cỡ mẫu tối thiểu phải là: 50 + 8*7 = 106 mẫu (Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc, 2008)

Nghiên cứu này có sử dụng phân tích yếu tố khám phá (EFA) nên kích thước mẫu được chọn theo công thức: n > 5*x (x: là tổng số biến quan sát) Nghiên cứu xây dựng với 32 biến quan sát nên cỡ mẫu tối thiểu là 5*32 = 160 mẫu quan sát Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện Nhằm đạt được kích thước mẫu đề ra và đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đại diện được cho tổng thể, bên cạnh đó số lượng cán bộ, công chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ không nhiều nên tác giả quyết định sẽ khảo sát tất cả cán bộ công chức từ cấp trưởng/phó phòng, trưởng/phó chi cục cơ sở đến cán b ộ công ch ứ c với tổng là 200 mẫu quan sát được gửi đi phỏng vấn trực tiếp Sau đó dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20

Phương pháp chọn mẫu là phương pháp thuận tiện Tác giả xác định số lượng mẫu khảo sát tại các phòng ban, chi cục sau đó đến trực tiếp để lấy khảo sát Trường hợp tại một đơn vị nào đó còn thiếu số lượng phiếu, tác giả sẽ gửi lại nhờ bộ phận văn phòng lấy dùm sau đó đến tổng hợp và xử lý số liệu cho các bước tiếp theo

3 2 4 Thiết kế bảng câu hỏi

Thông tin của thang đo được thu thập cùng một lúc với kích thước mẫu là 200 29 DKLV4 Thời gian làm việc phù hợp và có sự

linh động

Do tác giả đề xuất

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

30 DL1 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

31 DL2 Anh / chị cảm nhận thấy được động viên, hỗ trợ trong công việc

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

32 DL3 Anh/chị thường làm việc với tâm trạng tốt nhất

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

Các biến quan sát trong mô hình đều được đánh giá theo thang đo Likert gồm có 5 mức độ cụ thể: Mức (1): Hoàn toàn không đồng ý; Mức (2): Không đồng ý; Mức (3): Bình thường; Mức (4): Đồng ý; Mức (5): Hoàn toàn đồng ý

Bảng câu hỏi được phát thảo gồm có 32 câu hỏi tương ứng với 7 yếu tố được cho là có tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày chi tiết phần thiết kế nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm giữa người nghiên cứu và đối tượng tham gia nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính giúp chỉnh sửa mô hình và đưa ra 32 biến quan sát đo lường 7 yếu tố trong mô hình Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại cục dự trữ nhà nước khu vực đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w