Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại cục dự trữ nhà nước khu vực đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Nghiên cứu này sử dụng các khái niệm: động lực, động lực làm việc, các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức dựa trên bảng 3 1 Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chứ tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ như dưới đây

Bảng 3 1 Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

STT Mã hóa Tên biến Nguồn

Tiền lương và phúc lợi

1 TLPL1

Mức lương hiện nay phù hợp với năng lực và đóng góp của anh/chị vào tổ chức

Vũ Minh Hùng (2017)

2 TLPL2 Anh/chị có thể sống tốt dựa vào thu nhập từ công việc hiện tại

Vũ Minh Hùng (2017)

3 TLPL3 Lương và các khoản phúc lợi của anh/chị được trả đầy đủ, đúng hạn

4 TLPL4 Lương, thưởng, phụ cấp được trả công bằng, thỏa đáng

Vũ Minh Hùng (2017)

Cơ hội đào tạo và phát triển

5 DTPT1 Anh/Chị được đào tạo và phát triển nghề nghiệp

Vũ Minh Hùng (2017)

6 DTPT2 Anh/Chị có nhiều cơ hội thăng tiến tại đơn vị

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

7 DTPT3 Đơn vị có chính sách phát triển, thăng tiến công bằng

Vũ Minh Hùng (2017)

8 DTPT4 Công tác đào tạo của đơn vị có hiệu quả tốt cho công việc

Do tác giả đề xuất

Lãnh đạo

9 LD1 Lãnh đạo quan tâm và hỗ trợ người lao động

Nguyễn Thị Thu Trang (2013)

10 LD2 Lãnh đạo luôn đối xử công bằng giữa những người lao động

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

11 LD3 Lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành tốt

Nguyễn Thị Thu Trang (2013)

12 LD4 Lãnh đạo coi trọng năng lực của anh/chị

Do tác giả đề xuất

Đồng nghiệp

13

DN1 Đồng nghiệp luôn hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với anh/chị trong công việc

Nguyễn Thị Thu Trang (2013)

14 DN2 Đồng nghiệp của Anh/Chị sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống

Phạm Duy Khanh (2020)

15 DN3 Đồng nghiệp của Anh/Chị phối hợp làm việc tốt

Vũ Minh Hùng (2017)

16 DN4 Đồng nghiệp của Anh/Chị rất thân thiện, trung thực

Sự công nhận thành tích

17

CNTT1 Tổ chức đánh giá thành tích chính xác, công bằng, khách quan giữa các thành viên

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

18 CNTT2 Lãnh đạo luôn động viên và khen ngợi khi nhân viên làm việc tốt

Vũ Minh Hùng (2017)

19

CNTT3 Anh/chị nhận được sự công nhận đầy đủ, kịp thời để làm tốt công việc của mình

Phạm Duy Khanh (2020)

20

CNTT4 Khi được công nhận thành tích kịp thời anh chị cảm thấy vui vẻ, hưng phấn trong công việc

Do tác giả đề xuất

21 CNTT5 Anh/ chị đồng tình với các tiêu chí để đánh giá người lao động hiện nay

Do tác giả đề xuất

Đặc điểm công việc

22 DDCV1 Anh/chị cảm thấy yêu thích khi thực hiện công việc của mình

Vũ Minh Hùng (2017)

23 DDCV2 Công việc Anh/chị đang làm phù hợp với sở trường và năng lực của mình

Bellingham (2004)

24 DDCV3 Công việc của Anh/chị đảm nhiệm cho phép phát huy tối đa năng lực cá nhân

Do tác giả đề xuất

25 DDCV4 Công việc Anh/chị đang làm có nhiều thú vị tạo động lực phấn đấu

Do tác giả đề xuất

Điều kiện làm việc

26 DKLV1 Môi trường làm việc của Anh/Chị an toàn, thoải mái, vệ sinh

Vũ Minh Hùng (2017)

27 DKLV2 Có đủ phương tiện, thiết bị cần thiết để thực việc công việc

Phạm Duy Khanh (2020)

28 DKLV3 Công việc được phân chia một cách hợp lý cho từng cá nhân

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3 2 3 Phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu (n): là số lượng đối tượng quan sát phải thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định Ước lượng cỡ mẫu theo công thức: n ≥ 50 + 8*m, trong đó m là biến độc lập Nghiên cứu được xây dựng với 7 biến độc lập nên kích cỡ mẫu tối thiểu phải là: 50 + 8*7 = 106 mẫu (Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc, 2008)

Nghiên cứu này có sử dụng phân tích yếu tố khám phá (EFA) nên kích thước mẫu được chọn theo công thức: n > 5*x (x: là tổng số biến quan sát) Nghiên cứu xây dựng với 32 biến quan sát nên cỡ mẫu tối thiểu là 5*32 = 160 mẫu quan sát Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện Nhằm đạt được kích thước mẫu đề ra và đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đại diện được cho tổng thể, bên cạnh đó số lượng cán bộ, công chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ không nhiều nên tác giả quyết định sẽ khảo sát tất cả cán bộ công chức từ cấp trưởng/phó phòng, trưởng/phó chi cục cơ sở đến cán b ộ công ch ứ c với tổng là 200 mẫu quan sát được gửi đi phỏng vấn trực tiếp Sau đó dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20

Phương pháp chọn mẫu là phương pháp thuận tiện Tác giả xác định số lượng mẫu khảo sát tại các phòng ban, chi cục sau đó đến trực tiếp để lấy khảo sát Trường hợp tại một đơn vị nào đó còn thiếu số lượng phiếu, tác giả sẽ gửi lại nhờ bộ phận văn phòng lấy dùm sau đó đến tổng hợp và xử lý số liệu cho các bước tiếp theo

3 2 4 Thiết kế bảng câu hỏi

Thông tin của thang đo được thu thập cùng một lúc với kích thước mẫu là 200 29 DKLV4 Thời gian làm việc phù hợp và có sự

linh động

Do tác giả đề xuất

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

30 DL1 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

31 DL2 Anh / chị cảm nhận thấy được động viên, hỗ trợ trong công việc

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

32 DL3 Anh/chị thường làm việc với tâm trạng tốt nhất

Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)

Các biến quan sát trong mô hình đều được đánh giá theo thang đo Likert gồm có 5 mức độ cụ thể: Mức (1): Hoàn toàn không đồng ý; Mức (2): Không đồng ý; Mức (3): Bình thường; Mức (4): Đồng ý; Mức (5): Hoàn toàn đồng ý

Bảng câu hỏi được phát thảo gồm có 32 câu hỏi tương ứng với 7 yếu tố được cho là có tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày chi tiết phần thiết kế nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm giữa người nghiên cứu và đối tượng tham gia nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính giúp chỉnh sửa mô hình và đưa ra 32 biến quan sát đo lường 7 yếu tố trong mô hình Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn với bảng câu hỏi

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 1 Tổng quan về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

4 1 1 Giới thiệu chung về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

Tên đơn vị: CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

Tên viết tắt: CỤC DTNN KHU VỰC ĐNB

Địa chỉ: số 37/1 Hoàng Hoa Thám , Phường Hiệ p Thành, Thành ph ố Th ủ D ầ u Một, t ỉnh Bình Dương

Năm thành lập: 2012

Mã số thu ế : 0100787888-024

Fax: (080)46969

Email: contact@gdsr gov vn

Loại hình: Đơn vị nhà nước thuộc Bộ Tài chính

4 1 2 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 03/12/2012, Tổng Cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài Chính) tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ Trải qua thời gian đầu hoạt động với bộn bề khó khăn như trụ sở làm việc của Cục phải đi thuê, hệ thống kho tàng được xây dựng từ những năm của thập niên 80 (thế kỷ 20) đã cũ và xuống cấp nghiêm trọng, số lượng cán bộ công chức còn thiếu, đặc biệt do tiếp nhận nhân sự từ các Cục Dự trữ Nhà nước trên toàn quốc điều động đến, đơn vị chưa đủ theo biên chế nên cơ cấu tổ chức còn chưa ổn định

Đến nay, tình hình nhân sự, kho tàng và các chi cục đã ổn định, lượng hàng hóa dự trữ quốc gia đã tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, nhất là nhiệm vụ xuất cấp lương thực hỗ trợ học sinh và nhân dân khu vực đặc biệt khó khăn được đơn vị thực hiện kịp thời, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị về an ninh quốc phòng, kinh tế và an sinh xã hội trên các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh Thực hiện đúng theo hướng dẫn, quy định của pháp luật, Bộ Tài chính và Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đến nay Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ luôn hoàn thành 100% kế hoạch nhập xuất hàng hóa dự trữ quốc gia trong các năm 2020, góp phần cùng với sự điều hành của Chính phủ các ban ngành và địa phương thực hiện tốt sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội của vùng, của cả nước

4 1 3 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam BộChức năng: Chức năng:

Tổng Cục Dự trữ Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ là đơn vị trực thuộc Tổng Cục Dự trữ Nhà nước có chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nước và thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ có tư cách pháp nhân; có trụ sở; có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật với chức năng quản lý hàng dự trữ quốc gia trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh theo địa bàn hành chính

Nhiệm vụ:

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn về dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; tổng kết thực tiễn, kiến nghị và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định về quản lý dự trữ nhà nước do Tổng cục trưởng Tổng Cục Dự trữ Nhà nước xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị dự trữ trên địa bàn trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ theo đơn đặt hàng của Nhà nước theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước; thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật dự trữ nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ, các tổ chức, cá nhân sử dụng quỹ dự trữ nhà nước trên địa bàn; tổ chức thực hiện công tác mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ theo kế hoạch được giao; bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức xuất hàng dự trữ nhà nước để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc cho các mục đích khác; tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ nhà nước; tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 2 của Tổng cục; tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa hệ thống kho dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý và bảo quản hàng dự trữ nhà nước; thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định; quản lý tổ

chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, lao động hợp đồng của đơn vị

4 1 4 Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ gồm:

a Ban lãnh đạo: gồm 1 cục trưởng và 2 phó cục trưởng b Các phòng ban chức năng

Hiện tại, trong cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ có các phòng ban chức năng bao gồm:

Phòng Kế hoạch và Quản lý hàng dự trữ; Phòng Kỹ thuật bảo quản;

Phòng Tài chính kế toán; Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Thanh tra

c Các Chi Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ:

Hiện nay các đơn vị chi cục trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ gồm:

1 Chi Cục Dự trữ Nhà nước Miền Đông 2 Chi Cục Dự trữ Nhà nước Bình Dương 3 Chi Cục Dự trữ Nhà nước Tây Ninh 4 Chi Cục Dự trữ Nhà nước Bình Phước

Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ là ông: Nguyễn Văn Khoa

4 2 Thực trạng về động lực làm việc của cán bộ công chức tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

Về tiền lương và phúc lợi

Hiện nay tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ đang thực hiện việc chi trả lương tháng Lương đầu vào của Cục được tính theo hệ số dựa theo cấp bậc, ngạch bậc, hệ số theo thâm niên công tác Ngoài ra tại Cục còn có các khoản phụ cấp công vụ từ 20-30% theo vị trí công tác, phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp thâm niên và thâm niên vượt khung, công tác phí khoán theo quy định hiện hành của nhà nước Mức lương tùy theo vị trí, thâm niên công tác nhưng nếu tính trung bình hiện nay vào khoảng

14 triệu/ tháng Việc tăng lương được thực hiện định kỳ hàng năm theo quy định hiện hành Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ chủ trương việc áp dụng chính sách lương đảm bảo theo quy định của nhà nước, của ngành nhưng cũng đảm bảo cho cán b ộ công chức đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, chú trọng công bằng trong chính sách lương thông qua chính sách thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm từ 0,4 – 0,8 lần lương

Cục xây dựng chính sách sách phúc lợi tốt cho đội ngũ nhân viên theo từng vị trí, chế độ nghỉ dưỡng sức, khám sức khỏe định kỳ, trang phục, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng trên mức lương cơ bản và các chế độ nghỉ phép, nghỉ bệnh theo đúng luật Lao động Việt Nam quy định Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao giữa các bộ phận để cán bộ, công chức có thể vừa giải trí sau giờ làm việc vừa rèn luyện thêm sức khỏe

Về cơ hội đào tạo và phát triển:

Đào tạo và phát triển nhân viên là công tác được ưu tiên hàng đầu của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ nhằm xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ cốt cán đảm bảo công việc tốt cho đơn vị còn mới mẻ Với đặc thù là đơn vị có thời gian thành lập chưa lâu, nên số lượng cũng như chất lượng cán bộ chưa thực sự đảm bảo Do đó đơn vị rất chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển cán bộ của mình Tất cả các ứng cử viên khi được lựa chọn vào làm việc tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ luôn được hưởng những cơ hội bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Công tác đào tạo sẽ được tiến hành theo mục tiêu kế hoạch năm của từng bộ phận, dựa vào nguồn lực hiện có và mục tiêu nghề nghiệp của cán bộ, công chức trong Cục như: Đào tạo chuẩn hóa ngạch công chức; đào tạo chuyển cấp, ngạch bậc và thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ theo lộ trình 5 năm Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2021 đơn vị đã cử cán bộ công

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại cục dự trữ nhà nước khu vực đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 39)