Chức năng, nhiệm vụ của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại cục dự trữ nhà nước khu vực đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Chức năng:

Tổng Cục Dự trữ Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ là đơn vị trực thuộc Tổng Cục Dự trữ Nhà nước có chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nước và thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ có tư cách pháp nhân; có trụ sở; có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật với chức năng quản lý hàng dự trữ quốc gia trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh theo địa bàn hành chính

Nhiệm vụ:

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn về dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; tổng kết thực tiễn, kiến nghị và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định về quản lý dự trữ nhà nước do Tổng cục trưởng Tổng Cục Dự trữ Nhà nước xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị dự trữ trên địa bàn trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ theo đơn đặt hàng của Nhà nước theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước; thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật dự trữ nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ, các tổ chức, cá nhân sử dụng quỹ dự trữ nhà nước trên địa bàn; tổ chức thực hiện công tác mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ theo kế hoạch được giao; bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức xuất hàng dự trữ nhà nước để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc cho các mục đích khác; tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ nhà nước; tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 2 của Tổng cục; tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa hệ thống kho dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý và bảo quản hàng dự trữ nhà nước; thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định; quản lý tổ

chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, lao động hợp đồng của đơn vị

4 1 4 Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ gồm:

a Ban lãnh đạo: gồm 1 cục trưởng và 2 phó cục trưởng b Các phòng ban chức năng

Hiện tại, trong cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ có các phòng ban chức năng bao gồm:

Phòng Kế hoạch và Quản lý hàng dự trữ; Phòng Kỹ thuật bảo quản;

Phòng Tài chính kế toán; Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Thanh tra

c Các Chi Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ:

Hiện nay các đơn vị chi cục trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ gồm:

1 Chi Cục Dự trữ Nhà nước Miền Đông 2 Chi Cục Dự trữ Nhà nước Bình Dương 3 Chi Cục Dự trữ Nhà nước Tây Ninh 4 Chi Cục Dự trữ Nhà nước Bình Phước

Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ là ông: Nguyễn Văn Khoa

4 2 Thực trạng về động lực làm việc của cán bộ công chức tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ

Về tiền lương và phúc lợi

Hiện nay tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ đang thực hiện việc chi trả lương tháng Lương đầu vào của Cục được tính theo hệ số dựa theo cấp bậc, ngạch bậc, hệ số theo thâm niên công tác Ngoài ra tại Cục còn có các khoản phụ cấp công vụ từ 20-30% theo vị trí công tác, phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp thâm niên và thâm niên vượt khung, công tác phí khoán theo quy định hiện hành của nhà nước Mức lương tùy theo vị trí, thâm niên công tác nhưng nếu tính trung bình hiện nay vào khoảng

14 triệu/ tháng Việc tăng lương được thực hiện định kỳ hàng năm theo quy định hiện hành Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ chủ trương việc áp dụng chính sách lương đảm bảo theo quy định của nhà nước, của ngành nhưng cũng đảm bảo cho cán b ộ công chức đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, chú trọng công bằng trong chính sách lương thông qua chính sách thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm từ 0,4 – 0,8 lần lương

Cục xây dựng chính sách sách phúc lợi tốt cho đội ngũ nhân viên theo từng vị trí, chế độ nghỉ dưỡng sức, khám sức khỏe định kỳ, trang phục, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng trên mức lương cơ bản và các chế độ nghỉ phép, nghỉ bệnh theo đúng luật Lao động Việt Nam quy định Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao giữa các bộ phận để cán bộ, công chức có thể vừa giải trí sau giờ làm việc vừa rèn luyện thêm sức khỏe

Về cơ hội đào tạo và phát triển:

Đào tạo và phát triển nhân viên là công tác được ưu tiên hàng đầu của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ nhằm xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ cốt cán đảm bảo công việc tốt cho đơn vị còn mới mẻ Với đặc thù là đơn vị có thời gian thành lập chưa lâu, nên số lượng cũng như chất lượng cán bộ chưa thực sự đảm bảo Do đó đơn vị rất chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển cán bộ của mình Tất cả các ứng cử viên khi được lựa chọn vào làm việc tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ luôn được hưởng những cơ hội bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Công tác đào tạo sẽ được tiến hành theo mục tiêu kế hoạch năm của từng bộ phận, dựa vào nguồn lực hiện có và mục tiêu nghề nghiệp của cán bộ, công chức trong Cục như: Đào tạo chuẩn hóa ngạch công chức; đào tạo chuyển cấp, ngạch bậc và thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ theo lộ trình 5 năm Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2021 đơn vị đã cử cán bộ công chức tham gia 25 khóa đào tạo về: Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và cán sự 19 lượt đào tạo về công tác chuyên môn như Công nghệ thông tin, tài chính, kế hoạch và kỹ thuật công nghệ để áp dụng trong hoạt động của đơn vị Chuyển nâng ngạch cho 29 cán bộ công chức, bổ nhiệm mới 6 cán bộ lãnh đạo quản lý tại các vị trí

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ luôn có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công chức trong thời gian làm việc Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chiến lược, các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của Cục kết hợp

với kế hoạch chiến lược của Tổng Cục Nội dung đào tạo chú trọng đến tính thực tiễn, được thiết kế và cung cấp trên cơ sở yêu cầu năng lực cần thiết cho công việc của mỗi người Cơ hội đào tạo và phát triển đối với mọi nhân viên căn cứ theo tiềm năng của nhân viên, nhu cầu và định hướng phát triển của đơn vị Chương trình đào tạo được xem xét và cập nhật cho phù hợp với sự phát triển của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ và xu hướng phát triển của ngành dự trữ đã được Cục cử đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ Bên cạnh đó các cán bộ quản lý được đi có trách nhiệm tham gia công tác đào tạo lại cho các thành viên khác trong đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ cũng khuyến khích các cán bộ, công chức tự trao đổi nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp

Về mối quan hệ Lãnh đạo:

Ban lãnh đạo trực tiếp của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ bao gồm Cục trưởng và các phó Cục trưởng rồi đến các trưởng phó phòng nghiệp vụ, Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng các Chi cục trực thuộc Lãnh đạo của Cục luôn khuyến khích các cán bộ, công chức làm việc dựa trên tinh thần thân thiện, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo ra được môi trường, không khí làm việc thoải mái, thuận lợi và văn hóa của đơn vị tốt đẹp

Tuy nhiên qua đánh giá của nhóm đáp viên được phỏng vấn thì họ cho rằng cấp trên của họ có thể hiện sự quan tâm đến vật chất, tinh thần của nhân viên Bên cạnh đó cũng có những điểm cần khắc phục như bộ phận quản lý làm việc chủ yếu dựa trên quy định và nguyên tắc đôi khi tạo ra cảm giác bất mãn với một số người dẫn đến trường hợp họ làm việc một cách rập khuôn và đôi khi thiếu trách nhiệm trong công việc

Về mối quan hệ đồng nghiệp:

Về mối quan hệ giữa cán bộ công chức với nhau, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ luôn tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, nhân viên làm việc theo nhóm, tập thể, cùng nhau giải quyết các vấn đề Cấp trên cũng luôn tạo cho nhân viên được tham gia góp ý về vấn đề về chuyên môn, quản lý hoạt động của đơn vị, được quyền quyết định một số công việc thông qua nhóm, tổ

Qua tìm hiểu nhân viên trong một đơn vị trực thuộc thường quan tâm giúp đỡ nhau hoàn thành công việc, linh động làm thay ca khi có người yêu cầu được hỗ trợ Giữa các phòng ban, chi cục khác nhau luôn giữ thái độ hòa nhã, thân thiện tạo môi

trường làm việc thoải mái trong Cục Hàng năm đơn vị luôn tổ chức các chương trình hội thao, đi du lịch để tạo sự đoàn kết cho toàn thể cán bộ, công chức trong Cục

Về sự công nhận thành tích

Với đặc thù hoạt động của một đơn vị nhà nước, thì sự công nhận thành tích đóng vai trò quan trọng đối với động lực của cán bộ nhân viên trong Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, cán bộ, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu họ được công nhận đầy đủ những đóng góp, thành tích của họ cho tổ chức

Qua tìm hiểu tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, ban lãnh đạo đã có những hoạt động để nắm bắt tâm tư của nhân viên, quan tâm và ghi nhận những công lao của nhân viên đóng góp cho tổ chức Có những chế độ khen thưởng kịp thời và đầy đủ xứng đáng với những công lao mà nhân viên đóng góp Cụ thể trong giai đoạn năm 2016-2021, Cục đã trình khen thưởng các cấp cho 03 cá nhân được nhận huân chương lao động, 15 cá nhân được tặng bằng khen cấp chính phủ, 29 cá nhân được tặng bằng khen cấp bộ, 55 cá nhân được tặng giấy khen cấp Tổng cục và khen thưởng đột xuất khi nhân viên xử lý vấn trong công việc tốt, tăng lương trước thời hạn… Trong bình xét thi đua đã có tiêu chí khá rõ ràng, xây dựng quy trình đánh giá và có sự công khai trong các cuộc họp bình bầu hàng năm Tuy nhiên, tại đơn vị vẫn đang tồn tại kiểu đánh giá nhân viên chung chung, chưa có tiêu chí đánh giá thi đua theo KPI nên nhân viên có lúc vẫn chưa thõa mãn trong đánh giá thi đua hàng năm

Về đặc điểm công việc

Với đặc thù của ngành dự trữ quốc gia thì công việc trước hết là lưu kho, cất trữ, nhưng cũng phải xuất kho vận chuyển, phân phối đến các cơ quan, ban ngành, địa phương trong từng điều kiện cụ thể, trong đó có cả trường hợp đột xuất Vì vậy ngoài giờ làm việc hành chính bình thường, cán bộ nhân viên và công chức của Cục còn phải tham gia công tác trực an ninh bảo vệ Do đó đôi khi không có ngày tết, ngày nghỉ, ngày lễ vì phải đi xuất kho phân phối về các địa phương trong trường hợp khẩn cấp Những đóng góp của ngành dự trữ không có tính khoa trương bởi họ luôn đứng đằng sau sự phát triển ổn định của xã hội Nếu không có trách nhiệm với nghề thì sẽ khó có thể gắn bó với công việc đặc thù như vậy

Tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ các cán bộ, công chức và nhân viên với các nhiệm vụ quan trọng và chỉ tiêu đã được giao luôn cố gắng thực hiện và

hoàn thành trên 100% chỉ tiêu đề ra, có thể đối mặt với những khó khăn thử thách Tuy nhiên vì lòng yêu nghề, mong muốn đem lại sự ổn định cho xã hội, đem lại hạnh phúc cho nhân dân họ vẫn vui vẻ cống hiến, vui vẻ làm việc mặc dù công việc đó có muôn vàn khó khăn

Về điều kiện làm việc:

Về điều kiện, môi trường làm việc, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ trang bị đầy đủ tiện nghi cho từng loại công việc Các thiết bị, công cụ bảo hộ lao động luôn đầu đủ để đảm bảo an toàn sức khỏe cán b ộ công ch ứ c khi làm việc Cục cũng lập ra một bộ phận chuyên trách vệ sinh an toàn và sức khỏe cho cán b ộ công ch ứ c Mỗi nhân viên khi bắt đầu ca làm việc làm việc chính thức sẽ được cung cấp đầy đủ các cơ sở vật chất như gắng tay, áo bảo hộ, khẩu trang, giày, đồng phục khác… phục vụ tốt cho công việc

Những vấn đề tồn tại trong chính sách nhân sự:

Trong thời gian gian gần đây, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ gặp phải một số khó khăn trong việc ổn định chính sách nhân sự Do là đơn vị có thời gian thành lập chưa lâu, nên so với yêu cầu hoạt động và phát triển thì hiện nay Cục còn thiếu khá nhiều vị trí khác nhau Một số cán bộ, nhân viên và công chức sau khi học tập hay công tác một thời gian có xu hướng rời bỏ để đến làm việc ở đơn vị khác, năm 2020 có tới 3 cán bộ sau khi đi học nâng cao xong đã chuyển đến làm việc tại đơn vị mới Đối với một số các nhân viên và công chức ở lại thì vẫn còn có tâm lý làm việc không ổn định, lo lắng động lực làm việc chưa cao Đứng trước thực trạng trên, Ban lãnh đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ có nhiều trăn trở Mặc dù chưa có cơ sở chính thức nhưng Ban lãnh đạo thấy rằng việc này tác động nhất định làm sụt giảm sự động lực làm việc của cán bộ công chức toàn đơn vị Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao có sự giảm sút động lực làm việc của cán b ộ công ch ứ c tại Cục đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục kịp thời Đây là vấn đề sống còn đối với đơn vị bởi vì trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực là tài sản vô giá, bất kỳ tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển trước tiên phải có đội ngũ lao động có chất lượng, toàn tâm toàn ý trong công việc Có được như vậy, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ mới có thể chủ động xây dựng và thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình xứng đáng với vị thế và trọng trách của đơn vị

4 3 Kết quả thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại cục dự trữ nhà nước khu vực đông nam bộ luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w