Yêu cầu về mặt kĩ năng trong việc tổ chức HĐNK phân môn Tiếng

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2.2.1.Yêu cầu về mặt kĩ năng trong việc tổ chức HĐNK phân môn Tiếng

2.2. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học phân môn Tiếng Việt

2.2.2.1.Yêu cầu về mặt kĩ năng trong việc tổ chức HĐNK phân môn Tiếng

Tiếng Việt:

HĐNK phân môn TV khơng thể xem nó là “phụ”, là “khơng cần thiết” và có thể tiến hành một cách tuỳ nghi theo cảm hứng cá nhân. Để làm cho HĐNK đạt hiệu quả, GV phải thể hiện cách truyền đạt tri thức theo hướng chọn lựa, sắp xếp, phân loại vấn đề ngoại khoá thành hệ thống, chặt chẽ, phù hợp với mục đích – yêu cầu của việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng của từng phân môn đối với HS từng cấp, từng lớp học. Sau đây là một số yêu cầu:

a. Về nguyên tắc thực hiện:

- Phải xác định vị trí của vấn đề ngoại khoá trong chương trình chung của mơn học về HĐNK thường tiến hành sau những bài học (lý thuyết) ở phần chính khố, được nhấn mạnh lại ở phần này nên GV cần bao quát phạm vi tri thức – kĩ năng thê rhiện nó trong hệ thống của phân môn để đề ra yêu cầu thực hiện nó với thời lượng thích hợp, tránh làm xáo trộn chương trình và trùng lặp về kiến thức. Tốt nhất là phần chính khố chỉ nên giới thiệu ở một chừng mực cần thiết cho sự hiểu biết tối thiểu về một mặt nào đó của vấn đề để qua đó gợi trí tị mị, ham tìm tịi, phát hiện ở HS, đặt cơ sở cho việc trình bày nó sâu hơn, đầy đủ hơn trong phần ngoại khoá.

- Phải xác định rõ mục đích cần đạt được (về các mặt: kiến thức – kĩ năng – phương pháp) của buổi ngoại khố, lấy đó làm căn cứ xuất phát, chi phối đến tồn bộ q trình thực hiện nó. Nếu chú ý đúng mức đến mặt này, GV sẽ

khơng bỏ sót nội dung dạy học hoặc khơng đi chệch hướng, khơng nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện, giữa kiến thức chính yếu với thứ yếu. Việc xử lý vấn đề nhờ thế sẽ linh hoạt hơn.

- Phải lựa chọn hình thức ngoại khoá sinh động, gây hứng thú, tránh sự đơn điệu, gị bó, căng thẳng. Phải làm sao để những “trị chơi ngơn ngữ” cũng như những vấn đề về tiếng mẹ đẻ mà người thầy gợi ra có sức hấp dẫn, lơi cuốn được tất cả HS trong lớp, huy động các em tham gia tích cực vào q trình tìm kiếm ngữ liệu, khám phá tri thức, chủ động phát hiện vấn đề, biết bảo vệ quan điểm, biết trình bày kết quả khảo sát của mình trên cơ sở cùng tham gia một hoạt động tập thể… Để làm được điều này, vai trò của GV rất quan trọng: Định hướng trò chơi, gợi ý cách hiểu vấn đề, sửa những lỗi sau trong khi sắp xếp phân loại ngữ liệu, đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác, động viên và khích lệ tinh thần tập thể ở các em.

- Phải lựa chọn nội dung ngoại khố đảm bảo tính thiết thực - bổ ích, tính thực tiễn - khả thi, tính ứng dụng – thực hành cao, tránh đưa vấn đề ra một cách chung chung, sơ lược, phiến diện. Những nội dung chủ đề tìm hiểu về tiếng Việt vừa phải có ý nghĩa – tức là phải được khái quát từ nhiều dạng hoạt động và sử dụng tiếng Việt khơng mang tính miễn cưỡng và cá biệt – lại vừa phải phù hợp đặc điểm tâm lý – nhận thức của HS. Tiếng Việt đang trên đà phát triển mạnh mẽ, để theo kịp với đà phát triển của xã hội về mọi mặt cho nên những vấn đề ngoại khoá cũng cần được “soạn” theo sát hướng phát triển này, qua đó giúp HS đón nhận được những tri thức – thành tựu mới của Việt ngữ học như: ngôn ngữ học văn bản, ngữ pháp chức năng, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học… góp phần củng cố thêm những khái niệm vốn rất trừu tượng và khó hiểu đối với HS mà ở phần chính khố chưa có điều kiện nhấn mạnh, đào sâu (như: tiền giả định, hàm ngôn, hàm ý, hàm ẩn, ý nghĩa tình thái, ngữ cảnh…) Ngoài ra, khi tiến hành một nội dung ngoại khoá nào đấy, GV cũng cần giúp HS nhận ra đặc điểm loại hình của tiếng Việt – một thứ tiếng tiêu

biểu cho loại hình ngơn ngữ đơn lập, phân tích tính, khơng biến hình (biểu hiện ở các phương diện khác nhau của nó). Việc phân tích, miêu tả tiếng Việt cần xuất phát từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt để rút ra qui tắc sử dụng nó, tránh bị ảnh hưởng từ những ngôn ngữ xa lạ như các tiếng châu Âu.

b. Về cách tổ chức – hướng dẫn HĐNK phân môn tiếng Việt:

Việc dạy tiếng chỉ có hiệu quả khi q trình dạy học trở thành quá tình tổ chức và hoạt động giao tiếp. Kết quả của HĐNK phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp làm việc giữa thầy và trị. Nó tạo ra khơng khí thân mật, gần gũi giữa thầy và trò; tạo ra những tranh luận khoa học cần thiết giữa các nhóm HS với nhau. Thể hiện ở chỗ: Mỗi HS đều tham gia vào hoạt động và bộc lộ hết mình. GV đóng vai trị dẫn dắt HS thực hiên các thao tác cần thiết, trên cơ sở phần tích mục đích – yêu cầu – nội dung của buổi ngoại khoá nhằm phát triển hứng thú nhận thức – sáng tạo ở các em. Sau đây là những điểm chính:

- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác:

Bước 1: Sưu tầm, tập hợp tư liệu, ngữ liệu.

Bước 2: Lựa chọn, phân loại, sắp xếp, xử lý tư liệu.

Bước 3: Trình bày kết quả khảo sát (rút ra những kết luận, nhận xét cần thiết)

Bước 4: Nêu tác dụng, ý nghĩa của vấn đề đang tìm hiểu.

Khi hướng dẫn HS tham gia vào quá trình này, GV đã phát huy được tính tích cực, chủ động, của các em qua các mặt: Sưu tầm tư liệu, chuẩn bị bài, phát biểu ý kiến, đánh giá và vận dụng… Việc làm này hình thành ở HS nhu cầu tự học, cách tích luỹ và khai thác kiến thức. Mặt khác, nhiều “mẫu” trong SGK mặc dù đã được chọn lọc nhưng vẫn không thể phong phú, đa dạng bằng thực tiễn nói năng hàng ngày. Nhiều công thức, qui tắc, khái niệm trừu tượng chưa được hiểu sâu, hiểu kĩ ở phần chính khố sẽ được phản ánh sinh động, cụ thể hơn trong thực hành giao tiếp qua hệ thống ngữ liệu được HS tập hợp. HS sẽ biết rút ra những qui tắc, thể thức cần thiết cho việc sử dụng tiếng Việt,

hình thành nên kĩ năng, kĩ xảo. Những nhận xét, kết luận của các em sẽ không mang tính sơ lược, phiến diện mà trở nên có cơ sở khoa học nhờ được kiểm chứng bằng phản xạ, bằng trực cảm tự nhiên của người bản ngữ. Kiến thức được hình thành theo lối qui nạp như vậy sẽ chắc chắn hơn, hiệu quả hơn so với lối dạy “chay”, thuần tuý thuyết trình.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 52 - 55)