CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2.3. Đa dạng hóa hình thức dạy học phân mơn Làm văn
2.3.1. Chính khóa.
2.3.1.1. Dạy học lý thuyết về Làm văn.
a. Hình thức dạy học truyền đạt trực tiếp các khái niệm, các vấn đề lý thuyết.
Dạy học truyền đạt trực tiếp các khái niệm, các vấn đề lý thuyết. Giúp HS đến thẳng với những vấn đề lý thuyết cần nắm, tiết kiệm được thời gian. Ở cấp hai, học sinh cũng đã được làm quen với các thao tác tư duy như quy nạp, diễn dịch, diễn dịch, giải thích, chứng minh, phân tích…Và đã được tập dượt ở những mức độ nhất định. Đã hình thành cho các em những năng lực về khái quát, tổng hợp, phân tích và có khả năng nhận thức trừu tượng, lên cấp ba các em được rèn luyện và cũng cố, đồng thời kiến thức được nâng lên. Vì thế các em các em có khả năng nhận thức trực tiếp những khái niệm và những vấn đề của lý thuyết trong làm văn.
Cái khó khi GV truyền đạt trực tiếp các vấn đề của lý thuyết là ở chỗ phải dùng các khái niệm để giải thích các khái niệm. Khái niệm mới chỉ hình thành một cách chính xác, đầy đủ khi mà những khái niệm dùng để giải thích cho khái niệm mới phải được hiểu rõ một cách rõ ràng. Những khái niêm giúp
học sinh hiểu và nắm bắt được khái niệm mới nếu HS chưa hiểu rõ thì HS cũng không nắm bắt được những khái niệm mới mà GV truyền đạt tới HS. Ví dụ trong sách giáo khoa Làm văn 11 có viết về khái niệm bình giảng. Vậy để hiểu khái niệm về bình giảng chúng ta phải sử dụng một loạt các khái niệm khác để giải thích, để giảng cho khái niệm mới. Trong đó các khái niệm để giảng chúng ta có: Chi tiết, tác phẩm, thủ pháp, cảm xúc, nghĩa lí, nội dung,
hình thức, phân tích, phẩm bình…Khái niệm bình giảng HS chỉ có thể nắm
bắt khi các em đã có được kiến thức về và thơng hiểu các khái niệm dùng để giải thích.
Khái niệm dùng để giải thích được chia làm hai loại: Loại phổ thông và loại thuật ngữ. Khi truyền đạt trực tiếp các khái niệm mà chỉ cần dùng những khái niệm thuộc loại phổ thông cũng đủ để HS hiểu nội dung thì việc GV truyền đạt trực tiếp lý thuyết trên lớp cho các em HS sẽ có được những thuận lợi, để các em nắm thẳng vấn đề lý thuyết của bài học. Tuy nhiên nếu dùng các thuật ngữ khoa học để giải thích để giảng cho một khái niệm thì vấn đề dạy học khi truyền đạt trực tiếp cho các em sẽ gặp những khó khăn. Giáo viên phải tính tốn và cân nhắc xem nên dùng bao nhiêu khái niệm của thuật ngữ khoa học và HS trong lớp đã nắm bắt được bao nhiêu khái niệm mà các em đã tích lũy được.
Tổ chức dạy học bằng cách truyền đạt trực tiếp các khái niệm và vấn đề lý thuyết một cách linh hoạt trong các tiết học sẽ tạo ra hiểu quả học tập cho các em HS.
b. Hình thức dạy học phân tích theo mẫu.
Dạy học phân tích theo mẫu để hình thành những kiến thức về lý thuyết, những khái niệm khoa học đòi hỏi vấn đề chọn mẫu phải hết sức cẩn thận. Trước hết mẫu đó phải đáp ứng được những dữ kiện để hình thành lí thuyết. Các dữ kiện này càng nhiều, càng đa dạng thì việc hình thành lý thuyết càng thuận lợi, càng dễ hiểu. Khi đã có mẫu, nên khai thác triệt để các dữ kiện của
mẫu, tránh tình trạng dùng nhiều mẫu trong một giờ giảng. Hiện nay chúng ta thấy khi giảng dạy thường sử dụng mẫu trong sách giáo khoa. Có thể coi đó là những mẫu “lý tưởng” vì đã được các nhà biên soạn SGK cân nhắc và chọn lựa một cách kỹ lưỡng mới đưa vào. Tuy vậy trong những trường hợp khi giảng dạy GV thấy cần thiết nên tự chọn lựa những mẫu sao cho phù hợp để tiết dạy đạt hiệu quả cao. Giáo viên cần khai thác những mẫu hồn chỉnh hơn, có dung lượng vừa đủ đáp ứng việc làm rõ lý thuyết mà học sinh cần nắm được trong buổi học. Thông qua những mẫu mà GV đưa vào có thể phân tích một cách vừa chi tiết, cụ thể, vừa bao quát toàn diện vấn đề của lý thuyết được trình bày một cách tuần tự, tách biệt theo từng mục của bài học.
Cần phân biệt việc dẫn mẫu, phân tích mẫu để hình thành khái niệm mới, vấn đề lý thuyết mới cho học sinh với việc dẫn mẫu, phân tích mẫu nhằm minh họa cho khái niệm, cho lí thuyết.
Dạy học phân tích theo mẫu phát huy được năng lực trừu tượng, khái quát cho HS, đưa thẳng được nội dung khoa học đến với HS khơng cần “vịng vo”.
2.3.1.2. Tổ chức dạy học thực hành làm văn.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ kiến thức lí thuyết định hướng thực hành, chuẩn bị tốt nội dung viết(hoặc nói). Thì dạy học thực hành làm văn GV cần:
a. Tạo ra nhu cầu giao tiếp cho học sinh.
Vấn đề tạo ra nhu cầu giao tiếp cho HS khi giảng dạy thực hành làm văn là hết sức cần thiết. GV cần khơi gợi ý muốn biểu đạt, khơi hợi hứng thú với vấn đề trình bày sẽ giúp các em thể hiện chân thật những suy nghĩ riêng của mình trong bài văn, tránh tình trạng nói lại hay nói như người khác đã nói.
Người GV phải tạo được những tình huống giao tiêp lôi cuốn, hấp dẫn cho HS, cần tránh tình trạng học sinh tham gia một cách gượng ép, khô cứng. Khi học sinh đã nhập được “vai” trong một tình huống giả định nào đó, lúc ấy học sinh sẽ có nhu cầu biểu đạt những suy nghĩ của mình. Tình huống tạo ra
càng chân thực bao nhiêu, càng gần gũi với cuộc sống bao nhiêu thì sự lơi cuốn, hấp dẫn và nhu cầu biểu đạt ở học sinh sẽ càng mạnh mẽ, càng thôi thúc bấy nhiêu. Bởi vậy, trong một giờ luyện tập, khi dạy học người GV không chỉ cung cấp đề bài, cung cấp kiến thức làm văn…mà còn phải biết xây dựng những tình huống học tập thu hút được sự chú ý, tạo ra được những nhu cầu muốn bộc lộ ý kiên riêng của cá nhân mình về vấn đề được đưa ra trong đề bài.
Những nhu cầu nói, viết của học sinh thường rất đa dạng. Có thể đó là nhu cầu muốn bộc lộ hiểu biết, muốn thể hiện kết quả học tập, rèn luyện. Có thể đó là nhu cầu muốn tranh luận, bàn cãi một vấn đề. Cũng có thể là nhu cầu muốn vươn lên để đạt đến điểm cao… Tất cả những nhu cầu đó của các em thì GV cần nắm cho rõ, để cố gắng cho các em có nhu cầu biểu đạt và trình bày ý kiến riêng của mình. Sự quan tâm tới nhu cầu của học sinh sẽ giúp các em phấn khởi học tập, say sưa học tập và vì thế kết quả của giờ học sẽ đạt được hiệu quả cao.
b. Tổ chức cho học sinh đọc bài làm văn.
Học sinh sau khi đã có bài làm văn hoàn chỉnh của mình, giáo viên tổ chức trên lớp cho học sinh đọc lên bài viết của mình để các em trình bày những luận điểm cũng như cảm xúc của các em. Qua đó những em khác trong lớp học có thêm hiểu biết về cách làm cũng như nội dung mà bạn trình bày, có thể nói đó là q trình bổ sung thêm kiến thức cho những học sinh khác khi lắng nghe bạn trình bày bài viết của mình.
Đọc cho người khác nghe là phải đọc thành lời. Lời đọc, giọng đọc, kỹ thuật đọc, biện pháp đọc có thiên hình vạn trạng nhưng cốt lõi vẫn phải biểu hiện được nội dung, thái độ của người viết muốn trình bày. Trong thực tế chúng ta bắt gặp lối đọc “hời hợt”, “loe toe” của những người phiến diện biến cho giá trị của bài viết khơng có tính nghệ thuật, cảm xúc và người nghe khó có thể cảm nhận được nội dung và ý nghĩa. Và trong thực tế chúng ta thấy có
cả những người mà khi đọc truyện, ngâm thơ trên đài cũng không hiểu thấu nội dung và cũng không hiểu cái hay cái đẹp riêng biệt của một văn bản và tác phẩm văn chương, mà đọc chỉ là cái cớ cho họ “ lẫy lừng” cái giọng trời cho mà thơi. Vóng vót đến khó chịu, vì sai một cách hồn nhiên và quá tin vào ma lực của mình.
Giáo viện cần hướng dẫn cho học sinh biết cách đọc lên bài viết của mình. Đọc trong tập thể hay số đông trước hết phải hiểu là cần trình bày hết được nội dung và giá trị của bài làm văn của mình, đồng thời phải tơn trọng người nghe. “ Người đọc có văn hóa phải tuần tự đi qua các bước: Bước đọc
đúng, bước đọc hay rồi mới đến bước đọc diễn cảm”[13, tr 67]. Đọc đúng là
hoàn trả trung thành nội dung thông tin trong ký hiệu chữ viết thành nội dung thông tin trong ký hiệu âm thanh. Cũng cần thấy sự phân biệt rõ: Ký hiệu chữ viết là ký hiệu chết lặng. Ký hiệu âm thanh chuyển hóa trong lời nói, ngôn ngữ là ký hiệu sinh động, ấm nóng sự giao tiếp. Đọc hay là biết đọc xuyên tầng ngôn ngữ để thấy ý tưởng đằng sau – Là bước vượt qua ranh giới ngôn ngữ với bài viết, từ nội dung thông tin bề mặt đến nội dung bề sâu. Đọc hay có vai trị khá lớn của chất giọng học sinh thêm vào. Nói cách khác đọc hay là đọc phối hợp hài hòa chất giọng với giọng đọc để chuyển tải đa dạng nội dung và ý nghĩa muốn hướng tới.
Đọc diễn cảm là cách đọc biểu hiện hết được nội dung ý nghĩa của bài viết (Bài làm văn của mình). Vấn đề học sinh biết đọc diễn cảm để toát lên cái hồn về bài làm văn của mình là rất cần thiết. Để đọc diễn cảm học sinh cần rèn luyện nhiều cho năng lực đọc của mình, phát huy năng khiếu đọc của bản thân học sinh. Thể hiện sự nhảy cảm trong xúc động thẩm mĩ, sự tinh tế trong xúc cảm ngôn từ (ngữ cảm), sự di chuyển năng động, linh hoạt của các kiểu xung lực tâm lí và các kiểu diễn đạt nội tâm.
2.3.2. Các hình thức ngoại khóa 2.3.2.1. Hoạt động thường xun 2.3.2.1. Hoạt động thường xuyên - Viết nhật kí
Chúng ta đã biết có rất nhiều em học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường có sở thích viết nhật kí nhưng viết nhật kí có liên quan đến làm văn thì rất ít bởi lẽ ở các em phần đa cịn chưa hình thành thói quen này. Vậy chúng ta cần kể cho các em những mẫu chuyện liên quan đến các nhà văn có tên tuổi trên thi đàn văn học, để gợi lên sự chú ý cũng như hình thành cảm hứng viết nhật kí về làm văn ở các em. Như nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã kể về việc viết nhật kí của ơng về làm văn Ơng từng nói mơn văn điểm ơng rất thấp, ông chỉ được nửa điểm trên 20 điểm nhưng người thầy Nguyễn Văn Chi đã khuyến khích ơng và những học sinh khác trong lớp viết nhật kí. Thầy khơng bắt buộc nhưng trị nào thích thì cứ viết và nộp cho thầy, bài viết đầu của Nguyễn Quang Sáng đã đạt 18/20 điểm. Cái điểm đó tuy khơng ghi vào sổ điểm nhưng nó đã khích lệ tinh thần học tập và làm văn rất nhiều.
Nhật kí khi học sinh ghi lại để mỗi khi các em đọc sẽ nhớ lại về cảm xúc của mình, có khi đọc thấy lời văn còn vụng các em sẽ phì cười vì mình đã viết. Nhưng nó sẽ khiến các em không bị mắc những lỗi như vậy nữa và hơn nữa nó sẽ thể hiện những cảm xúc chân thực của các em, mà mỗi khi đọc lại các em sẽ có những hồi tưởng, Chúng tôi nghĩ qua tập nhật kí mà mỗi lần ngoại khóa phân mơn Làm văn các em đã ghi lại, sẽ cho chúng ta biết về kĩ năng làm văn của sự kết hợp nắm bắt kiến thức lí thuyết trên lớp với cảm xúc hiện tại, để các em có được những trang nhật kí cho chính mình.
- Ghi chép sổ tay văn học
Sổ tay văn học ở đây chúng tôi muốn hiểu theo một nghĩa hẹp của cụm từ này. Đó là những ghi chép về những tác phẩm văn học mà các em được tiếp cận, các tác phẩm văn học này có thể được giới thiệu trong SGK, nhưng cũng có thể là qua các phương tiện thơng tin và có thể là giới thiệu trong
những quyển sách mà các em có dịp tìm đọc ( Như hiệu sách, nhà sách…). Những tác phẩm mà các em ghi lại là bài thơ hay, những bài văn hay. Qua việc ghi chép này là một lần các em được ghi nhớ lại những tư liệu, mà những tư liệu này có thể phục vụ cho việc làm văn của các em HS. Và qua đây, các em có được được những hiểu biết sâu rộng về mơn học Ngữ văn cho mình.
2.3.2.2. Hoạt động không thường xuyên
- Tổ chức cuộc thi bình luận, bình giảng… về những tác phẩm văn học mà giáo viên giới thiệu trong những buổi ngoại khóa.
Khi GV tổ chức cho các em tham gia ngoại khóa nhằm phục vụ cho mục tiêu dạy học phân môn Làm văn đạt hiệu quả cao. Thì GV phải chuẩn bị thật tốt kế hoạch tổ chức cho các em học sinh trong lớp tham gia. Trong buổi ngoại khóa này, GV cần hiểu nhiệm vụ của mình là khơi gợi hay ra đề cho các em làm văn, và cần biến buổi ngoại khóa này thành một cuộc thi được cả lớp hưởng ứng, kết thúc (có thể) là giải thưởng cho những em có bài viết hay và xuất sắc, cần tuyên dương để những em khác học theo và nó sẽ khích lệ tinh thần làm văn rất nhiều cho những em đạt được giải thưởng trong buổi ngoại khóa này. Hình thức thi có thể là bình luận, bình giảng…về những tác phẩm văn học nổi tiếng, mà các em vẫn chưa được giới thiệu trong chương trình SGK. Vậy qua những lần tổ chức ngoại khóa Làm văn nó sẽ khích lệ các em ham đọc sách và đặc biệt các em được ôn luyện về kĩ năng làm văn nhiều hơn.
- Sáng tác thơ văn.
Như chúng ta đã biết các em HS từ lớp 6 đã được học cách làm thơ (Làm thơ 4 chữ, 5 chữ …,Ngữ văn 6 – SGK). Lên cấp ba, thì kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là sáng tác thơ văn được nâng lên nhiều. Nhưng tiếc rằng một thực tế tồn tại là các em phần đa là khơng thích học văn, chứ đừng nói là chịu cầm bút sáng tác. Vậy chúng tơi thấy phải có những hình thức nào để thuc hút các em tham gia và trong việc tổ chức ngoại khóa phân mơn Làm văn
cần tổ chức những hình thức nào để thu hút HS tham gia một cách nhiệt tình và hăng say. Hình thức tổ chức sáng tác thơ văn trong các buổi học ngoại khóa là rất cần thiết và quan trọng. Vì qua những buổi sáng tác những tác phẩm mà có thể nói là đầu tay của HS, Các em sẽ thấy thích thú vì mình lúc này đang là vì trí tác giả. GV tổ chức thành một cuộc thi sáng tác thơ văn thì các em sẽ nhận rõ một điều trước mắt là sẽ cố gắng đạt giải và trong suy nghĩ mình sẽ cố gắng vượt trội trong cuộc thi này để cả lớp tơn vinh mình nhiều hơn. Và điều quan trọng là ngoài việc rèn luyện kĩ năng làm văn thì trong những cuộc thi này GV có thể phát hiện được những HS có năng khiếu sáng tác thơ văn, từ đó bồi dưỡng hơn nữa và giúp các em HS phát huy năng khiếu của mình.
- Tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:
Lên lơp 11 các em được học những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, vì thời gian một tiết học trên lớp GV chưa thể truyền đạt hết cho các em những kiến thức cũng như kĩ năng thực hành về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Có thể nói ngoại khóa trong phân mơn Làm văn để các em có điều kiện thực hành rèn luyện và tự tập trong buổi học ngoại khóa sẽ trang bị cho các em rất nhiều sau khi có được cái bằng tú tài (Bằng tốt nghiệp THPT).