CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3.3. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Ngữ văn
học, đặc biệt là các trường học ở vùng sâu, vùng xa, miền núi... đã khiến cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay. Đó là chưa kể đến đời sống giáo viên tuy đã được cải thiện căn bản nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn chưa thể chuyên tâm cho việc giảng dạy. Số giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn còn nhiều lại thiếu tâm huyết với nghề nên đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình dạy học văn.
3.3. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Ngữ văn. văn.
Trước hết, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học. Thông báo Kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Bộ Chính trị đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà, trong đó có giải pháp "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên”. Do vậy, giáo viên phải từng bước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức một chiều sang phương pháp dạy học mới, trong đó học sinh dưới sự tổ chức, gợi mở, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm lĩnh bài văn, tự rút ra những kết luận, những bài học cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa. Có như vậy, học sinh mới tỏ ra hứng thú và cảm thấy
mình cũng là người “đồng sáng tạo” với tác giả, như quan điểm của mỹ học tiếp nhận.
Thứ hai, giảm tải chương trình một cách hệ thống và đồng bộ. Hiện nay chương trình Ngữ văn ở trường phổ thơng cịn khá nặng. Học sinh phải học một lúc nhiều môn, mơn nào cũng quan trọng, vì vậy, các soạn giả sách giáo khoa cần cân nhắc nên đưa vào sách những tri thức văn học tối thiểu và những tác phẩm có giá trị để học sinh có một cái nhìn tồn diện về văn học nước nhà và thế giới, tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” như hiện nay. Phân phối chương trình mơn Văn cũng cịn bất cập. Nhiều truyện ngắn, bài thơ quá dài nhưng phân phối chỉ 1-2 tiết cho 1 tác phẩm. Thời lượng là 90 phút thì đã mất 5 phút ổn định trật tự, 15 phút kiểm tra bài cũ, chỉ còn 70 phút dạy bài mới thì làm sao giáo viên và học sinh có thể khám phá hết những giá trị đặc sắc của tác phẩm.
Thứ ba, cần tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình dạy học. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đã yêu cầu các cấp, các ngành cần "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo". Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định chọn năm học 2008-2009 làm năm học ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng “chuẩn hoá, hiện đại hố”. Cơng nghệ thơng tin sẽ mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy - học cho học sinh. Giáo viên có thể thực hiện việc giảng dạy ở bất cứ không gian, thời gian nào. Học sinh có thể tự làm việc
với máy vi tính, tự tiếp cận, khai thác và xử lý thông tin trên mạng Internet. Người học có thể làm việc độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên trong và ngoài lớp, ở một hay nhiều quốc gia để thực hiện việc học tập của mình. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà giáo viên và học sinh có thể tự sử dụng nhiều phần mềm phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Việc tổ chức lưu trữ, đánh giá kết quả học tập của học sinh khách quan, chính xác và thuận lợi hơn. Nhờ có máy tính mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Các kỹ thuật thao tác sử dụng công nghệ khá dễ dàng. Việc sử dụng bài giảng điện tử với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập của học sinh. Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên có nhiều thời lượng để đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Đó là những tiền đề để sau khi tốt nghiệp người học sẽ làm chủ kiến thức của mình, biết tiếp thu và vận dụng sáng tạo những thành tựu của cơng nghệ thơng tin trong q trình cơng tác.
Cuối cùng, và theo tôi đây cũng là yếu tố quan trọng nhất là đổi mới những hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. Những vấn đề trên đây ít nhiều mang tính chất khách quan, còn việc làm này hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta.
+ Trước hết, người giáo viên phải lấy lương tâm của người thầy giáo làm điểm chốt, thực sự u nghề, mến trẻ, hết lịng vì sự nghiệp trồng người.
+ Người giáo viên phải ln học hỏi nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức, cập nhật kiến thức một cách kịp thời. Thật sai lầm khi cho rằng, với trình độ có hạn của học sinh, việc thâm nhập và tiếp nhận văn bản nghệ thuật của thầy chỉ cần ở mức độ “vừa phải”. Tức là chỉ cần nắm vững chủ đề, ý nghĩa, bố
cục, một số biện pháp nghệ thuật.v.v…thế là đủ lên lớp. Từ nhận thức trên, dẫn đến hậu quả tương đối phổ biến là bài văn nào cũng quy ra những nội
dung ý nghĩa với một số biện pháp nghệ thuật thường thấy, một số phương pháp rập khuôn theo bước đi định sẵn của từng tiểu mục. Nét độc đáo duy nhất không lặp lại của mỗi tác phẩm nghệ thuật không được khám phá: Nếu thầy giáo không khám phá văn bản sâu sắc trong nét riêng, trong mỗi liên tưởng, phong cách nghệ thuật, hồn cảnh sáng tác…thì làm sao đủ sức cuốn hút học sinh khám phá với tư cách bạn đọc sáng tạo.
+ Riêng năng lực truyền dẫn của thầy mới chính là yếu tố có sức thu hút mãnh liệt học sinh. Có nhiều yếu tố thể hiện năng lực này: giọng điệu, ánh mắt, tư thế,…nhưng ngơn ngữ mới chính là yếu tố quan trọng nhất. Đây là công cụ lao động gần như là duy nhất cho người thầy Ngữ văn hành nghề. Ngồi tính chính xác, rõ ràng, đúng lúc đúng chỗ trong việc dùng từ của một văn bản nói, điều quan trọng là nhất thiết trong một tiết Ngữ văn, phần Đọc- hiểu văn bản phải có những đoạn trích sắc sảo, ấn tượng. Chính lời bình giàu hình ảnh cảm xúc, tinh tế và phù hợp sự tiếp nhận của học sinh sẽ tạo dư âm, kích thích hứng thú tiềm ẩn từ bên trong, khiến người học nhớ sâu, nhớ lâu và gợi mở những liên tưởng lan toả dây chuyền. Chưa làm được việc ấy, mọi cố gắng của thầy đều dẫn đến hiệu quả mong manh.
+ Và quan trọng nhất là chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học. Mặc dù trong những năm gần đây, việc thực hiện chương trình và thay sách giáo khoa đã chuyển biến mạnh mẽ phương pháp dạy học song đâu đó vẫn cịn tồn tại việc “hồ lẫn uy quyền của bản thân đối với tự do của học sinh”. Trong môi trường như vậy, học sinh chỉ ngồi nghe, tuân thủ và thích nghỉ, lười suy nghĩ, tin tưởng vào q trình tư duy đã có sẵn của giáo viên để lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Như vậy thì cịn đâu hứng thú trong học tập. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng quy trình hố việc chuẩn bị và tiến hành dạy học nhằm tích cực hố hoạt động học tập của học sinh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Bởi tránh tâm lí mệt mỏi, thụ động và gây ra những
ấn tượng mới hợp lí, tạo nên sự hứng thú, ham học và huy động tính tích cực tự học của học sinh ở mức độ tối đa, đạt hiệu quả học tập cao nhất.
Bên cạnh đó, chúng ta cần cải tiến cách thi cử phù hợp với yêu cầu và chuẩn kiến thức. Thi cử phải kết hợp hài hồ giữa những gì học sinh được học và những gì là sáng tạo riêng của người học. Đề thi nên kết hợp dạng đề thi thông thường và đề “mở”; cần có cả hai loại là đề nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nội dung đề thi cần cải tiến theo hướng phát huy tính tư duy, óc sáng tạo của người học, tránh lối học vẹt, học thuộc lịng… Cấu trúc đề thi có thể chia làm hai phần (phần trắc nghiệm và phần tự luận). Phần trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng suy luận của học sinh. Phần tự luận nhằm đánh giá khả năng diễn đạt, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học của học sinh. Có thể ra đề thi như kiểu đề thi văn của Trung Quốc, Mỹ… Thực hiện tốt những giải pháp trên đây, chúng tôi tin rằng chất lượng dạy, học văn trong nhà trường sẽ đem lại những hiệu quả tích cực.
KẾT LUẬN
Việc dạy học ở nhà trường THPT giáo viên cần tạo được hứng thú học tập cho các em HS, đặc biệt là đối với môn học Ngữ văn. Vị trí và tầm quan trọng của mơn học này có lẽ chúng ta ai cũng biết, nhưng nhìn vào thực trạng dạy học và kết quả đang đạt được khiến chúng ta không thể không suy nghĩ. Các phương pháp dạy học tích cực đối với mơn học Ngữ văn đã được hình thành trên những cuốn giáo trình, việc hình thành những hình thức dạy học phù hợp và mang lại hiệu quả là rất quan trọng. GV cần áp dụng những hình thức dạy học mới để học sinh có được những hứng thú trong học tập và chiếm lĩnh kiến thức Ngữ văn cho mình.
Thực hiện đề tài này, chúng tơi tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học mơn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh THPT. Chúng tơi hy vọng với những kiến thức qua tìm hiểu và
nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu bổ ích để tiến hành các hình thức tổ chức theo phương pháp dạy học tích cực hiện đại. Do hạn chế về điều kiện thời gian cũng như nguồn tài liệu tham khảo còn khan hiếm trong quá trình thực hiện đề tài, nên không tránh khỏi những kiến thức cịn mang tính chủ quan của người viết trong quá trình thực hiện đề tài.
Chúng tơi hy vọng và mong muốn được góp thêm những hiểu biết nhỏ bé của mình trong việc thực hiện đa dạng các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo ra hiểu quả cao trong việc dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (chủ biên) (1997), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB: Giáo dục. 2. Nguyễn Hữu Châu (2005), “Dạy học hợp tác”, Tạp chí Thơng tin khoa học giáo dục, (số 114), Hà Nội.
3. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB ĐHQG, HN.
4. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB
KHXH, HN.
5. Trần Thanh Đạm, (1984), Vấn đề giảng dạy văn chương theo loại thể,
XNB Giáo dục.
6. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học hiện đại, NXB: ĐHQG HN.
7. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức(1996), Lý luận dạy học, NXB ĐHQG HN 8. Nguyễn Thanh Hùng, Lê Diệu Hoa (2007) Phương pháp dạy học Ngữ văn
THPT – Những vấn đề cập nhật, NXB, Nxb: ĐHSP – HN.
9. Lê Nguyên Long (2000), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, NXB GD.
10. Phan Trọng Luận (2002), Thiết kế và dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường PT (tập1), NXB GD, HN.
11. Phan Trọng Luận (2003), Thiết kế và dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường PT (tập2), NXB GD, HN.
12. Phan Trọng Luận, (chủ biên) (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ văn, Giáo dục. 13. Phan Trọng Luận (2008), Phương pháp dạy học văn. NXB, Nxb: ĐHQG, HN.
14. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Ngữ văn 10 tập 1,2, NXB Giáo dục.
15. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 tập 1,2, NXB Giáo dục
16. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 11 tập 1,2, NXB Giáo dục
17. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà văn, NXB GD, HN.
18. Nhiều tác giả (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn -
tiếng Việt, NXB GD, HN.
19. Nhiều tác giả (2003), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB GD, HN.
20. Nhiều tác giả (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (môn Ngữ văn 10, 11), NXB GD, HN.
21. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2002), Tác phẩm văn chương trong trường PT - những con đường khám phá (tập1, 2), NXB GD, HN.
22. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2003), Tác phẩm văn chương trong trường PT -
những con đường khám phá (tập 3), NXB GD, HN.
23.Phùng Văn Tửu (2002), Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài, NXB GD, HN.
24. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy nghiên
cứu VHDG, NXB GD, HN.
25. Thái Duy Tuyên, (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.
26.Nguyễn Cảnh Tồn (chủ biên) (1998), Giáo trình dạy học – Tự học, NXB
Giáo dục.
27. Trịnh Xuân Vũ (2000), Văn chương và phương pháp giảng dạy văn chương, NXB ĐHQG, Tp HCM.
28. Z.IA. REZ (1983), Phương pháp luận dạy văn học, Phan Thiều (dịch),