Tổ chức dạy học thực hành làm văn

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 62)

5. Bố cục của khóa luận

2.3.1.2.Tổ chức dạy học thực hành làm văn

Ngoài việc cung cấp đầy đủ kiến thức lí thuyết định hướng thực hành, chuẩn bị tốt nội dung viết(hoặc nói). Thì dạy học thực hành làm văn GV cần:

a. Tạo ra nhu cầu giao tiếp cho học sinh.

Vấn đề tạo ra nhu cầu giao tiếp cho HS khi giảng dạy thực hành làm văn là hết sức cần thiết. GV cần khơi gợi ý muốn biểu đạt, khơi hợi hứng thú với vấn đề trình bày sẽ giúp các em thể hiện chân thật những suy nghĩ riêng của mình trong bài văn, tránh tình trạng nói lại hay nói như người khác đã nói.

Người GV phải tạo được những tình huống giao tiêp lôi cuốn, hấp dẫn cho HS, cần tránh tình trạng học sinh tham gia một cách gượng ép, khô cứng. Khi học sinh đã nhập được “vai” trong một tình huống giả định nào đó, lúc ấy học sinh sẽ có nhu cầu biểu đạt những suy nghĩ của mình. Tình huống tạo ra

càng chân thực bao nhiêu, càng gần gũi với cuộc sống bao nhiêu thì sự lôi cuốn, hấp dẫn và nhu cầu biểu đạt ở học sinh sẽ càng mạnh mẽ, càng thôi thúc bấy nhiêu. Bởi vậy, trong một giờ luyện tập, khi dạy học người GV không chỉ cung cấp đề bài, cung cấp kiến thức làm văn…mà còn phải biết xây dựng những tình huống học tập thu hút được sự chú ý, tạo ra được những nhu cầu muốn bộc lộ ý kiên riêng của cá nhân mình về vấn đề được đưa ra trong đề bài.

Những nhu cầu nói, viết của học sinh thường rất đa dạng. Có thể đó là nhu cầu muốn bộc lộ hiểu biết, muốn thể hiện kết quả học tập, rèn luyện. Có thể đó là nhu cầu muốn tranh luận, bàn cãi một vấn đề. Cũng có thể là nhu cầu muốn vươn lên để đạt đến điểm cao… Tất cả những nhu cầu đó của các em thì GV cần nắm cho rõ, để cố gắng cho các em có nhu cầu biểu đạt và trình bày ý kiến riêng của mình. Sự quan tâm tới nhu cầu của học sinh sẽ giúp các em phấn khởi học tập, say sưa học tập và vì thế kết quả của giờ học sẽ đạt được hiệu quả cao.

b. Tổ chức cho học sinh đọc bài làm văn.

Học sinh sau khi đã có bài làm văn hoàn chỉnh của mình, giáo viên tổ chức trên lớp cho học sinh đọc lên bài viết của mình để các em trình bày những luận điểm cũng như cảm xúc của các em. Qua đó những em khác trong lớp học có thêm hiểu biết về cách làm cũng như nội dung mà bạn trình bày, có thể nói đó là quá trình bổ sung thêm kiến thức cho những học sinh khác khi lắng nghe bạn trình bày bài viết của mình.

Đọc cho người khác nghe là phải đọc thành lời. Lời đọc, giọng đọc, kỹ thuật đọc, biện pháp đọc có thiên hình vạn trạng nhưng cốt lõi vẫn phải biểu hiện được nội dung, thái độ của người viết muốn trình bày. Trong thực tế chúng ta bắt gặp lối đọc “hời hợt”, “loe toe” của những người phiến diện biến cho giá trị của bài viết không có tính nghệ thuật, cảm xúc và người nghe khó có thể cảm nhận được nội dung và ý nghĩa. Và trong thực tế chúng ta thấy có

cả những người mà khi đọc truyện, ngâm thơ trên đài cũng không hiểu thấu nội dung và cũng không hiểu cái hay cái đẹp riêng biệt của một văn bản và tác phẩm văn chương, mà đọc chỉ là cái cớ cho họ “ lẫy lừng” cái giọng trời cho mà thôi. Vóng vót đến khó chịu, vì sai một cách hồn nhiên và quá tin vào ma lực của mình.

Giáo viện cần hướng dẫn cho học sinh biết cách đọc lên bài viết của mình. Đọc trong tập thể hay số đông trước hết phải hiểu là cần trình bày hết được nội dung và giá trị của bài làm văn của mình, đồng thời phải tôn trọng người nghe. “ Người đọc có văn hóa phải tuần tự đi qua các bước: Bước đọc đúng, bước đọc hay rồi mới đến bước đọc diễn cảm”[13, tr 67]. Đọc đúng là hoàn trả trung thành nội dung thông tin trong ký hiệu chữ viết thành nội dung thông tin trong ký hiệu âm thanh. Cũng cần thấy sự phân biệt rõ: Ký hiệu chữ viết là ký hiệu chết lặng. Ký hiệu âm thanh chuyển hóa trong lời nói, ngôn ngữ là ký hiệu sinh động, ấm nóng sự giao tiếp. Đọc hay là biết đọc xuyên tầng ngôn ngữ để thấy ý tưởng đằng sau – Là bước vượt qua ranh giới ngôn ngữ với bài viết, từ nội dung thông tin bề mặt đến nội dung bề sâu. Đọc hay có vai trò khá lớn của chất giọng học sinh thêm vào. Nói cách khác đọc hay là đọc phối hợp hài hòa chất giọng với giọng đọc để chuyển tải đa dạng nội dung và ý nghĩa muốn hướng tới.

Đọc diễn cảm là cách đọc biểu hiện hết được nội dung ý nghĩa của bài viết (Bài làm văn của mình). Vấn đề học sinh biết đọc diễn cảm để toát lên cái hồn về bài làm văn của mình là rất cần thiết. Để đọc diễn cảm học sinh cần rèn luyện nhiều cho năng lực đọc của mình, phát huy năng khiếu đọc của bản thân học sinh. Thể hiện sự nhảy cảm trong xúc động thẩm mĩ, sự tinh tế trong xúc cảm ngôn từ (ngữ cảm), sự di chuyển năng động, linh hoạt của các kiểu xung lực tâm lí và các kiểu diễn đạt nội tâm.

2.3.2. Các hình thức ngoại khóa 2.3.2.1. Hoạt động thường xuyên 2.3.2.1. Hoạt động thường xuyên - Viết nhật kí

Chúng ta đã biết có rất nhiều em học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường có sở thích viết nhật kí nhưng viết nhật kí có liên quan đến làm văn thì rất ít bởi lẽ ở các em phần đa còn chưa hình thành thói quen này. Vậy chúng ta cần kể cho các em những mẫu chuyện liên quan đến các nhà văn có tên tuổi trên thi đàn văn học, để gợi lên sự chú ý cũng như hình thành cảm hứng viết nhật kí về làm văn ở các em. Như nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã kể về việc viết nhật kí của ông về làm văn Ông từng nói môn văn điểm ông rất thấp, ông chỉ được nửa điểm trên 20 điểm nhưng người thầy Nguyễn Văn Chi đã khuyến khích ông và những học sinh khác trong lớp viết nhật kí. Thầy không bắt buộc nhưng trò nào thích thì cứ viết và nộp cho thầy, bài viết đầu của Nguyễn Quang Sáng đã đạt 18/20 điểm. Cái điểm đó tuy không ghi vào sổ điểm nhưng nó đã khích lệ tinh thần học tập và làm văn rất nhiều.

Nhật kí khi học sinh ghi lại để mỗi khi các em đọc sẽ nhớ lại về cảm xúc của mình, có khi đọc thấy lời văn còn vụng các em sẽ phì cười vì mình đã viết. Nhưng nó sẽ khiến các em không bị mắc những lỗi như vậy nữa và hơn nữa nó sẽ thể hiện những cảm xúc chân thực của các em, mà mỗi khi đọc lại các em sẽ có những hồi tưởng, Chúng tôi nghĩ qua tập nhật kí mà mỗi lần ngoại khóa phân môn Làm văn các em đã ghi lại, sẽ cho chúng ta biết về kĩ năng làm văn của sự kết hợp nắm bắt kiến thức lí thuyết trên lớp với cảm xúc hiện tại, để các em có được những trang nhật kí cho chính mình.

- Ghi chép sổ tay văn học

Sổ tay văn học ở đây chúng tôi muốn hiểu theo một nghĩa hẹp của cụm từ này. Đó là những ghi chép về những tác phẩm văn học mà các em được tiếp cận, các tác phẩm văn học này có thể được giới thiệu trong SGK, nhưng cũng có thể là qua các phương tiện thông tin và có thể là giới thiệu trong

những quyển sách mà các em có dịp tìm đọc ( Như hiệu sách, nhà sách…). Những tác phẩm mà các em ghi lại là bài thơ hay, những bài văn hay. Qua việc ghi chép này là một lần các em được ghi nhớ lại những tư liệu, mà những tư liệu này có thể phục vụ cho việc làm văn của các em HS. Và qua đây, các em có được được những hiểu biết sâu rộng về môn học Ngữ văn cho mình.

2.3.2.2. Hoạt động không thường xuyên

- Tổ chức cuộc thi bình luận, bình giảng… về những tác phẩm văn học mà giáo viên giới thiệu trong những buổi ngoại khóa.

Khi GV tổ chức cho các em tham gia ngoại khóa nhằm phục vụ cho mục tiêu dạy học phân môn Làm văn đạt hiệu quả cao. Thì GV phải chuẩn bị thật tốt kế hoạch tổ chức cho các em học sinh trong lớp tham gia. Trong buổi ngoại khóa này, GV cần hiểu nhiệm vụ của mình là khơi gợi hay ra đề cho các em làm văn, và cần biến buổi ngoại khóa này thành một cuộc thi được cả lớp hưởng ứng, kết thúc (có thể) là giải thưởng cho những em có bài viết hay và xuất sắc, cần tuyên dương để những em khác học theo và nó sẽ khích lệ tinh thần làm văn rất nhiều cho những em đạt được giải thưởng trong buổi ngoại khóa này. Hình thức thi có thể là bình luận, bình giảng…về những tác phẩm văn học nổi tiếng, mà các em vẫn chưa được giới thiệu trong chương trình SGK. Vậy qua những lần tổ chức ngoại khóa Làm văn nó sẽ khích lệ các em ham đọc sách và đặc biệt các em được ôn luyện về kĩ năng làm văn nhiều hơn.

- Sáng tác thơ văn.

Như chúng ta đã biết các em HS từ lớp 6 đã được học cách làm thơ (Làm thơ 4 chữ, 5 chữ …,Ngữ văn 6 – SGK). Lên cấp ba, thì kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là sáng tác thơ văn được nâng lên nhiều. Nhưng tiếc rằng một thực tế tồn tại là các em phần đa là không thích học văn, chứ đừng nói là chịu cầm bút sáng tác. Vậy chúng tôi thấy phải có những hình thức nào để thuc hút các em tham gia và trong việc tổ chức ngoại khóa phân môn Làm văn

cần tổ chức những hình thức nào để thu hút HS tham gia một cách nhiệt tình và hăng say. Hình thức tổ chức sáng tác thơ văn trong các buổi học ngoại khóa là rất cần thiết và quan trọng. Vì qua những buổi sáng tác những tác phẩm mà có thể nói là đầu tay của HS, Các em sẽ thấy thích thú vì mình lúc này đang là vì trí tác giả. GV tổ chức thành một cuộc thi sáng tác thơ văn thì các em sẽ nhận rõ một điều trước mắt là sẽ cố gắng đạt giải và trong suy nghĩ mình sẽ cố gắng vượt trội trong cuộc thi này để cả lớp tôn vinh mình nhiều hơn. Và điều quan trọng là ngoài việc rèn luyện kĩ năng làm văn thì trong những cuộc thi này GV có thể phát hiện được những HS có năng khiếu sáng tác thơ văn, từ đó bồi dưỡng hơn nữa và giúp các em HS phát huy năng khiếu của mình.

- Tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:

Lên lơp 11 các em được học những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, vì thời gian một tiết học trên lớp GV chưa thể truyền đạt hết cho các em những kiến thức cũng như kĩ năng thực hành về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Có thể nói ngoại khóa trong phân môn Làm văn để các em có điều kiện thực hành rèn luyện và tự tập trong buổi học ngoại khóa sẽ trang bị cho các em rất nhiều sau khi có được cái bằng tú tài (Bằng tốt nghiệp THPT). Giáo viên tổ chức hình thức này cần kết hợp và liên hệ với các trung tâm tuyển việc làm có trụ sở gần trường học, để các em trực tiếp tận mắt nhìn thấy và nghe thấy công việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong thực tế xã hội đang tồn tại như thế nào, trực tiếp trao đổi với các phóng viên về công việc của họ khi đi phỏng vấn… ngoài ra GV cần tổ chức cho các em tự tập dượt như: Chia học sinh thành hai bên. Một bên là những người phỏng vấn và một bên là người trả lời phỏng vấn.

Thực hành công việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong điều kiện ngoại khóa. Các em sẽ cảm nhận trực tiếp việc mình phỏng vấn như thế nào và nếu ở địa vị là người trả lời phỏng vấn sẽ như thế nào, sau mỗi lần mà học sinh đã

trực tiếp đóng vai những vị trí đó, GV cần nhận xét, phát hiện và bổ sung cho các em hoàn thiện về công việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

CHƯƠNG BA: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ĐA DẠNG HÓA CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

HIỆN NAY. 3.1. Thuận lợi

3.1.1. Về quản lý chuyên môn và chủ trương không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học của Bộ GD-ĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như chúng ta đã biết giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra trong các văn bản và cuộc họp của Quốc hội. Chính vì vậy Bộ GD – ĐT không ngừng có những chính sách và phương hướng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong nhà trường, và trong đó là những chính sách và điều chỉnh về nội dung dạy học đối với trường THPT.

Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục THPT, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

- Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.

- Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.

Nội dung điều chỉnh:

Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:

(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau. (2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.

(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.

(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.

- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.

- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau:

+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.

+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nộidung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.

- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 62)