Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm trong phân môn Văn học

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 34)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1.1.1.Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm trong phân môn Văn học

2.1. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học phân môn Văn học

2.1.1.1.Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm trong phân môn Văn học

a. Thực trạng dạy học phân môn văn học

Văn học trong nhà trường THPT những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích khơng cịn nhiều. Khơng ít ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng này là do học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thơng tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Qua thực tế, chúng ta nhận thấy đa số các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của Văn học trong học tập cũng như trong đời sống. Một phần do những tác động của xã hội, nhưng một phần cũng là do những tiết dạy văn học vẫn chưa thật sự thu hút học sinh. Tồn tại lớn nhất từ phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu khơng được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng cịn lúng túng hay chỉ cố gắng giải quyết cho xong nhiệm vụ trong khi độc lập giải quyết vấn đề. Khi chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc vào các tài liệu, sách Văn mẫu, khơng dám thốt ly những gì viết trong tài liệu, dẫn đến hạn chế năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết của học sinh. Học sinh chưa tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết, các em sẽ cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra những câu hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng.

Khắc phục về thực trạng đó, sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ để phát huy năng lực chủ động sáng tạo của cá nhân học sinh đối với phân môn văn học trong nhà trường THPT.

b. Thực hiện hình thức tổ chức dạy học theo nhóm

Một số hình thức tổ chức nhóm và việc quản lý nhóm học tập:

Đối với giáo viên:

- Cần nắm quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ: + Bước 1: Thành lập nhóm.

Cách hình thành nhóm học sinh ở đây rất linh hoạt. Tuỳ thuộc vào từng bài học trong chương trình, phạm vi của vấn đề, thời gian được trao đổi mà số lượng đơn vị nhóm có cơ cấu khác nhau. Khi phân nhóm, giáo viên cần chú ý đến tâm sinh lí, giới tính và sức học của các thành viên trong nhóm. Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng là đơn đốc các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến các bạn trong nhóm mình và cử thành viên trình bày; vị trí này khơng nhất thiết phải cố định để tạo sự phấn đấu chung của cả nhóm. Theo chúng tơi với các lớp học ở trường THPT thường là 50 HS, thì chúng ta nên chia thành 5 hoặc 6 nhóm (Cụ thể số thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào nội dung câu hỏi, số lượng các câu hỏi mà GV phân cơng cho nhóm trong lớp học của mình). + Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm.

Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh cùng trao đổi, tìm tịi, học hỏi lẫn nhau. Để đạt hiệu quả, giáo viên cần định hướng cho nhóm hoạt động theo u cầu cơng việc được giao. Giáo viên phát phiếu học tập hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề. Đối với phần Văn học, đây là phần dễ tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn. Giáo viên định hướng cho các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh ... có liên quan đến văn bản sẽ học. Đưa ra câu hỏi để cùng tìm tịi, trao đổi và cả những suy nghĩ, bài học rút ra từ văn bản (học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình).

Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời gian.

Mục đích để đơn đốc thái độ hợp tác tích cực của các thành viên, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một cá nhân làm việc. Mặt khác thông qua quá trình kiểm tra để gợi mở cho học sinh, hướng vấn đề thảo luận đi vào trọng tâm.

+ Bước 4: Báo cáo kết quả:

Sau khi các nhóm hồn thành cơng việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày trên giấy lớn hoặc trình bày miệng ( Có thể kết hợp một thành viên trong nhóm lên trình bày văn tắt nội dung bài làm của nhóm mình để các bạn trong nhóm khác nhìn vào đó để nắm rõ hơn trọng tâm của nội dung mà bạn đang trình bày) Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến.

+ Bước 5: Kết luận vấn đề:

Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá q trình làm việc.

- Quản lí nhóm học tập:

Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lí học sinh làm việc theo nhóm nhằm đạt được mục tiêu về nội dung học tập. Để đạt được điều này, trước đó giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm. Trong q trình thiết kế giáo án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức hình thức hoạt động nhóm và đặt ra các tình huống.

Đối với học sinh:

Như chúng ta đã biết trong phương pháp dạy học tích cực, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá ra những điều mình chưa biết chứ khơng phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.

Để quá trình hoạt động chung đạt hiệu quả, tất yếu mỗi thành viên cần có ý thức tìm tịi, nghiên cứu, có sự thống nhất và phân cơng hợp lý, cụ thể (phân cơng nhóm trưởng, người đúc kết ý kiến ghi ra giấy, người trình bày... phải có sự thay đổi, luân phiên nhau). Để tiết kiệm thời gian, trưởng nhóm phân cơng mỗi thành viên phụ trách một mảng, sau đó cùng tổng hợp, thống nhất ý kiến, xây dựng phần cấu trúc trình bày của nhóm. Việc phân cơng càng cụ thể, hiệu quả càng cao. Với môi trường tập thể - lớp học, học sinh phải luôn hướng đến thái độ hợp tác, trao đổi tích cực.

Cách tổ chức dạy học theo nhóm:

- Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ học văn:

Với phân mơn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là có được hệ thống câu hỏi, bài tập giúp mọi đối tượng học sinh chủ động tích cực học tập, một vấn đề đưa ra phải tác động tới nhiều đối tượng học sinh, phải có nhiều học sinh được suy nghĩ và trình bày ra điều mình nghĩ. Chính vì vậy trong một tiết học, giáo viên cần suy nghĩ để chọn phần nào, câu hỏi nào dành cho việc hoạt động nhóm, khơng nên quá lạm dụng hình thức này sẽ dẫn đến nhàm chán, rơi vào bệnh hình thức. Giáo viên cần phải xác định hình thức nhóm. - Một số hình thức tổ chức nhóm và cách chia nhóm:

+ Chia nhóm theo số lượng: Quy mơ nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm vụ sẽ giao cần đến ít hay nhiều người.

Nhóm nhỏ: nhóm theo từng cặp học sinh, thường hình thành bằng cách các

em ngồi cạnh nhau quay mặt vào nhau.

Nhóm lớn: nhóm theo 1 - 2 bàn học, thường hình thành bằng cách các em quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới.

+ Chia nhóm theo tính chất:

Nhóm ngẫu nhiên: được chia theo một cách ngẫu nhiên, khơng tính đến đặc

Nhóm hỗn hợp: gồm những em có điều kiện, năng lực khác nhau (thường được chia theo tổ) tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc.

Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: học sinh tự lựa chọn bạn cùng sở thích, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có sở trường hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó tạo thành một nhóm. (Giáo viên thường giao việc cho học sinh thực hiện ở nhà) Tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi kiến thức bài học, của vấn đề giáo viên đưa ra, vấn đề được chọn để nhóm làm việc nên hướng tới mục tiêu, yêu cầu, kết quả cần đạt và quy định thời gian làm việc.

Nếu vấn đề nhỏ thì chỉ thảo luận trong nhóm nhỏ khoảng 2-3 học sinh (theo từng cặp hoặc theo một bàn học) trong thời gian ngắn.

Ví dụ:

Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận vấn đề: Tấm đã biến hóa như thế nào, qua những hình thức biến hóa đó của Tấm nói lên ý nghĩa gì? ( Truyện cổ tích: “Tấm Cám ” - Ngữ văn 10, tập1).

Hay: Tấm lòng của Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước được thể hiện như thế nào qua Câu cá mùa thu? ( Tác phẩm: “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến, Ngữ văn 11, tập 1).

Thực hiên:

- Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhanh, có thể khơng ghi ra giấy; - Giáo viên gọi 1 đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên đúc kết ghi bảng.

Nếu vấn đề được thảo luận liên quan đến kiến thức tồn bài thì nhóm có số lượng thành viên và thời gian nhiều hơn (theo 1 hoặc 2 bàn học) Ví dụ:

Những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu, Ngữ văn 11, tập 2).

Bài thơ Tôi yêu em đã gợi cho anh(chị) những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu

–skin và về tình yêu (Tác phẩm: “Tôi yêu em” - A.X. PU – SKIN, Ngữ văn 11, tập 2).

- Giáo viên nêu câu hỏi, nhóm thảo luận: có thể ghi nội dung ra giấy để trình bày, các nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên đúc kết nhận xét.

- Tổ chức hoạt động nhóm sử dụng phiếu học tập:

Phiếu học tập là một trong những công cụ nhằm tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều kiến thức, kĩ năng, nhiều đối tượng và chữa những lỗi cơ bản, phổ biến. Phiếu học tập là những tờ giấy rời in sẵn những công việc phát cho học sinh yêu cầu tự lực hoàn thành trong thời gian ngắn của tiết học.

Mỗi phiếu học tập giáo viên có thể giao câu hỏi cho học sinh, nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề. Điều quan trọng là qua công tác độc lập với phiếu học tập, học sinh được phát triển kĩ năng tư duy, làm tăng hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực.

PHIẾU HỌC TẬP

- Tên học sinh trong nhóm: .............................. - Nội dung thảo luận: ....................................... - Phần trả lời:....................................................

+ Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức vừa học:

Nhóm tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận: Nếu vấn đề đã được chuẩn bị trước thì nhóm có thể hội ý nhanh để có được sự thống nhất cuối cùng. Nếu là vấn đề mới, nhóm sẽ cùng nhau bàn bạc thảo luận trong thời gian quy định cụ thể của giáo viên. Nhóm trưởng điều hành q trình làm việc của nhóm, cùng nhóm xây dựng đề cương trình bày.

Nhóm trình bày vấn đề: Trong thời gian quy định, nếu nhóm nào đã hồn thành trước, giáo viên có thể ưu tiên để nhóm trình bày. Sau đó có thể gọi bất kì nhóm nào lên trình bày tiếp theo. Một thành viên đại diện nhóm trình bày bài viết của nhóm phải kết hợp hài hoà giữa kiến thức và phong cách trình bày, đảm bảo đúng thời gian.

Đóng góp ý kiến: Sau phần trình bày của nhóm, tất cả các thành viên của lớp có quyền đặt câu hỏi phát vấn và nhận xét nhóm bạn. Giáo viên cần khuyến khích bằng hình thức thưởng điểm cho những học sinh có những câu hỏi hay và đáp án chính xác;

- Giáo viên đưa đáp án (ở bảng phụ...) để học sinh đối chiếu; - Giáo viên đúc kết vấn đề và nhận xét chung.

* Đánh giá cho điểm: Giáo viên thu phiếu học tập, đánh giá cho điểm với các yêu cầu:

+ Kiến thức đầy đủ, khoa học; có liên hệ, mở rộng. + Phong cách trình bày.

+ Thời gian.

Qua các bước trên giáo viên cần kịp thời động viên, khích lệ để học sinh tiếp tục phát huy tinh thần học tập, thấy được thiếu sót, rút kinh nghiệm, định hướng để hoạt động lần sau đạt kết quả cao hơn.

- Thảo luận nhóm với chủ đề cho trước:

Nhóm có thời gian chuẩn bị trước ở nhà (giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm ở tiết trước). Thường là những kiến thức liên quan đến tác giả, phần khái quát văn học, tìm hiểu một tác phẩm văn học... để tiết kiệm được thời gian ở lớp. Điều này phải tuỳ từng trường hợp cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách thảo luận nhóm với chủ đề cho trước là phân chia theo nhóm tình bạn, nhóm kinh nghiệm (chỉ là cách gọi tên, đó có thể là nhóm đã được chia để học ở nhà theo địa bàn dân cư). Giáo viên thông báo số lượng người trong nhóm và cùng nhau sưu tầm, tìm hiểu đề tài mà giáo viên đã giao cho nhóm.

Ví dụ: Trước khi học đến tác phẩm “Truyện Kiều” – phần 1: Tác giả (Nguyễn Du - Ngữ văn 10, tập 2), giáo viên định hướng giao việc cho học sinh về nhà sưu tầm và tìm hiểu các vấn đề:

+ Tiểu sử - cuộc đời về tác giả Nguyễn Du. + Các yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du. + Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

Trước khi học bài “Hồi trống Cổ Thành”- Trích hồi 28 của Tam quốc diễn nghĩa, để giúp các em thêm về văn học Trung Quốc, vì thời gian trên lớp có hạn. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Tìm hiểu về tác giả La Quán Trung + Tìm hiểu về Tam quốc diễn nghĩa

Khi học đến những văn bản này giáo viên khỏi mất thời gian nhiều mà học sinh đã sưu tầm, tìm hiểu ở nhà, giảng đến phần nào giáo viên yêu cầu nhóm đó lên trình bày, có như thế học sinh nhớ và hiểu bài học hơn.

c. Kết quả đạt được:

- Giáo viên:

+ Rút ra được những kĩ năng cần thiết trong khi tổ chức và quản lí điều hành hoạt động của nhóm;

+ Biết được đặc điểm của mỗi học sinh, ghi nhận thành tích của học sinh tích cực nhất;

+ Động viên, biểu dương khi các em nói hay, diễn đạt tốt. Khuyến khích những học sinh cịn rụt rè, tạo cơ hội cho các em đó hồ mình vào trong cơng việc của nhóm;

+ Tránh phê phán hay phủ nhận ý kiến của học sinh; + Giáo viên thực hiện vai trò trợ giúp;

+ Giáo viên tổng kết. - Học sinh:

+ Bằng hoạt động thảo luận trong nhóm nhỏ, nội dung bài học được nắm vững hơn hoàn toàn qua con đường độc lập suy nghĩ và hợp tác hoạt động có cọ xát trong trao đổi, thảo luận với các thành viên khác;

+ Học sinh nắm vững nội dung bài học, vừa bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề của nhóm mình đang làm và của cả nhóm bạn;

+ Khơng nản, kiên trì làm cho xong bài tập (có phần thi đua giữa các nhóm); + Khi trình bày bài viết của nhóm, học sinh thường học theo cách nói của giáo viên hay của những người dẫn chương trình trên truyền hình mà các em xem; từ đó các em mạnh dạn, năng động hơn.

Kết luận:

Việc dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy phân mơn Văn học là một hình thức tổ chức dạy học để thực hiện phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào tình huống mới, biết tự lực phát

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 34)