Vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 29)

5. Bố cục của khóa luận

1.2.Vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh

1.2.1. Thế nào là hứng thú học tập môn Ngữ văn?

Học tập là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi học sinh, và hành động đó đòi hỏi phải thu lại được những tri thức khoa học thực sự, phải hình thành được những năng lực thực tiễn. Mà để có được điều đó thì người học sinh luôn phải có một tâm thế chủ động, sẵn sàng khám phá những tri thức mới mẻ, hay nói cách khác là các em phải tiếp cận môn học bằng tất cả sự say mê, hứng thú

của mình. Nhìn chung, trong thực tế, hứng thú- sự yêu thích làm tăng hiệu quả của hoạt động, nó làm nảy sinh khát vọng sáng tạo bởi niềm đam mê của cá nhân. Thực tiễn đã chứng minh, không có một tài năng lỗi lạc nào mà trong hoạt động của họ không có niềm yêu thích.

Hứng thú của học sinh THPT đối với môn Ngữ văn chủ yếu là do khả năng giảng dạy và hình thức tổ chức dạy học của GV và bản thân nội dung tri thức khoa học của môn học quyết định. Ở lứa tuổi học sinh THPT, hứng thú nhận thức đang có sự chọn lọc rất mạnh mẽ. Học nhiều bộ môn khác nhau, các em có thể nhận biết tất cả nhưng không thể hứng thú với tất cả những điều đã nhận biết. Các em chỉ hứng thú với cái mà mình đã chọn lọc, phù hợp với hiện tại và tương lai của mình… Điều đó được thể hiện bằng sự ham học, ngạc nhiên chờ đón kiến thức mới, xúc động và cao hơn là say mê ấp ủ điều mình đang tìm tòi, phát hiện. Quá trình tích cực suy nghĩ là hạt nhân của hứng thú học tập. Ngoài ra còn tự giác đọc thêm tài liệu tham khảo, làm thêm bài tập, đọc thêm sách báo, hoạt động trong các giờ ngoại khoá.v.v…

Vậy mà, học sinh có biểu hiện chán học Ngữ văn, chuyện lạ mà có thật đã phổ biến trong nhà trường từ nhiều năm nay. Thầy cô giáo lên tiếng, phụ huynh băn khoăn, học sinh đã lơ là và chỉ học để đối phó với những kì thi. Ngữ văn là bộ môn khoa học nhưng đồng thời cũng là bộ môn nghệ thuật- một môn nghệ thuật dùng chất liệu biến ảo vạn năng là ngôn ngữ, là tiếng Mẹ đẻ của dân tộc, lẽ ra người học phải tiếp nhận nó với niềm đam mê. Thế nhưng…chữ xấu, sai chính tả trầm trọng, dùng từ không chính xác, câu cụt, văn rối, không biết sắp xếp ý tứ.v.v… là những lời phê thường gặp trên bài làm của học sinh. Nguy hại hơn, tâm hồn các em- cái đích cuối cùng của bộ môn Ngữ văn cần đạt tới- cũng sẽ héo khô theo. Vậy tại vì đâu?...

Có người bảo rằng tại hoàn cảnh xã hội, thời buổi thị trường xôn xao:

“Người ta đi kiếm giàu sang cả. Tôi chỉ mơ màng chuyện viễn vông.”

nghiệp tương lai, đến chuyện công ăn việc làm thiết thực, các môn học tự nhiên và ngoại ngữ tỏ ra chiếm ưu thế: Toán, Lí, Hoá, Tin, Tiếng Anh…tỏ ra được ưa chuộng, rất ít các em chọn con đường Văn. Lại có người đổ lỗi cho chương trình và sách giáo khoa còn có điểm chưa hợp lí như tính vừa sức, rồi việc thi cử, kiểm tra yêu cầu cao về tính sáng tạo.v.v… đã làm giảm hứng thú học môn Ngữ văn của các em. Song trên thực tế, có những vấn đề ta cần nhận thấy là:

- Hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh đã gắn với nhu cầu cá nhân:

Điều này được thể hiện rõ qua những biểu hiện như: học đạt điểm cao, được thầy cô giáo khen. Bởi thế nên trong giờ học, nếu học sinh trả lời tốt bài cũ và được giáo viên cho điểm tốt thì vui mừng phấn khởi. Còn học sinh không trả lời được câu hỏi thì buồn rầu, xấu hổ. Mặt khác, trong phần học bài mới, người giáo viên chú ý khích lệ, động viên các em phát biểu xây dựng bài. Mặc dù các ý kiến của học sinh chỉ ở dạng phát hiện nhưng đã tạo cho các em phấn khởi và tích cực xây dựng bài hơn.

- Hứng thú học tập của các em phụ thuộc vào trạng thái chú ý:

Trong giờ học Ngữ văn, nếu học sinh chú ý nghe giảng và phát biểu xây dựng bài thì sẽ được cô giáo khen. Điều này làm các em vui mừng hơn, thích thú hơn với môn học để rồi từ đó say mê với môn học này hơn. Ngược lại, đối với những học sinh không chú ý nghe giảng, khi bị giáo viên nhắc nhở, khiển trách sẽ tạo nên ở các em sự buồn chán, lo sợ trước các vấn đề của môn học và càng ngày các em cảm thấy chán đối với nó.

- Hứng thú học tập môn Ngữ văn của các em còn phụ thuộc vào đối tượng tác động:

Cụ thể là phụ thuộc vào giáo viên. Thầy giáo dạy Ngữ văn chưa thu hút học sinh vào bài học là một trong những nguyên nhân chủ yếu biến tiết học Ngữ văn thành nhàm chán. Cũng đối tượng ấy, hoàn cảnh ấy, cũng bài giảng ấy nhưng nếu là thầy giáo này thì tiết học buồn tẻ còn thầy giáo kia thì sinh

động, hấp dẫn hẳn lên. Như vậy, phương pháp giảng dạy, phong cách sư phạm của người thầy cơ bản có thể lôi cuốn được học sinh có hứng thú khi học tập môn Ngữ văn hay không?

Từ thực tế đó bắt buộc chúng ta phải quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để tạo hứng thú học tập cho học sinh đối với môn Ngữ văn. Đồng thời qua đó chúng ta phải nhận trách nhiệm về phía mình bởi chất lượng học tập của học sinh là hệ quả tất yếu của một phương thức giảng dạy. Thông qua việc dạy học để rèn luyện cho học sinh có được những kĩ năng, phương pháp, thói quen học tập, có khả năng ứng dụng cũng như tự biết phát hiện, đề xuất và giải quyết những vấn đề được đặt ra, có nghĩa là chúng ta tạo dựng cho học sinh sự hứng thú, niềm say mê, lòng ham học hỏi, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi con người.

1.2.2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học - Một yêu cầu đổi mới dạy học Ngữ văn. dạy học Ngữ văn.

Môn Ngữ văn trong nhà trường không chủ yếu đào tạo, định hướng cho học sinh vào nghề văn, nghiệp văn. Đây là môn công cụ (như bao môn học khác) nhằm rèn luyện học sinh có trình độ phổ thông về nói, viết Tiếng Việt; trang bị cho các em những hiểu biết và kĩ năng cơ bản về ngôn ngữ và văn chương. Nhưng quan trọng hơn, đây còn là môn học có nhiệm vụ xây dựng vẻ đẹp tâm hồn con người. Như vậy, Ngữ văn rất cần cho thế hệ trẻ, nhất là lứa tuổi học sinh THPT. Từ thực tế việc dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT những năm qua, để lôi cuốn học sinh về niềm yêu mến môn Ngữ văn chúng ta cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học (Cả chính khóa và ngoại khóa).

Mặc dù trong những năm gần đây, việc thực hiện chương trình và thay sách giáo khoa đã chuyển biến mạnh mẽ phương pháp dạy học song đâu đó vẫn còn tồn tại việc hoà lẫn uy quyền của bản thân đối với tự do của học sinh.

lười suy nghĩ, tin tưởng vào quá trình tư duy đã có sẵn của giáo viên để lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Như vậy thì còn đâu hứng thú trong học tập. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học cùng với việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng quy trình hoá việc chuẩn bị và tiến hành dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi tránh tâm lí mệt mỏi, thụ động và gây ra những ấn tượng mới hợp lí, tạo nên sự hứng thú, ham học và huy động tính tích cực tự học của học sinh ở mức độ tối đa, đạt hiệu quả học tập cao nhất.

Con người là giá trị của sự tồn tại, phát sinh và phát triển. Do đó, giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng phải có sự thay đổi để góp phần phát huy nguồn lực trong học sinh. Trên cơ sở lí luận và thông qua thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT những năm gần đây, đã phần nào chỉ ra những nguyên nhân làm giảm hứng thú học tập Ngữ văn ở học sinh.

Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học mới lạ không phải là không thể làm được để tạo hiệu quả học tập môn Ngữ văn. Cái chính là mỗi một chúng ta cần phải có ý thức trong việc đưa các em trở về với những giờ học sôi nổi, hào hứng song cũng rất lắng đọng như bản chất vốn có của nó để bộ môn Ngữ văn ngày càng được học sinh yêu thích hơn, chất lượng dạy học ngày một nâng cao và quan trọng hơn là để tâm hồn các em khỏi bị dần khô theo năm tháng.

CHƯƠNG HAI: BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THPT

2.1. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học phân môn Văn học 2.1.1. Chính khóa. 2.1.1. Chính khóa.

2.1.1.1. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm trong phân môn Văn học. a. Thực trạng dạy học phân môn văn học a. Thực trạng dạy học phân môn văn học

Văn học trong nhà trường THPT những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích không còn nhiều. Không ít ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng này là do học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Qua thực tế, chúng ta nhận thấy đa số các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của Văn học trong học tập cũng như trong đời sống. Một phần do những tác động của xã hội, nhưng một phần cũng là do những tiết dạy văn học vẫn chưa thật sự thu hút học sinh. Tồn tại lớn nhất từ phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng túng hay chỉ cố gắng giải quyết cho xong nhiệm vụ trong khi độc lập giải quyết vấn đề. Khi chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc vào các tài liệu, sách Văn mẫu, không dám thoát ly những gì viết trong tài liệu, dẫn đến hạn chế năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết của học sinh. Học sinh chưa tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết, các em sẽ cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra những câu hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng.

Khắc phục về thực trạng đó, sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ để phát huy năng lực chủ động sáng tạo của cá nhân học sinh đối với phân môn văn học trong nhà trường THPT.

b. Thực hiện hình thức tổ chức dạy học theo nhóm

Một số hình thức tổ chức nhóm và việc quản lý nhóm học tập:

Đối với giáo viên:

- Cần nắm quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ: + Bước 1: Thành lập nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách hình thành nhóm học sinh ở đây rất linh hoạt. Tuỳ thuộc vào từng bài học trong chương trình, phạm vi của vấn đề, thời gian được trao đổi mà số lượng đơn vị nhóm có cơ cấu khác nhau. Khi phân nhóm, giáo viên cần chú ý đến tâm sinh lí, giới tính và sức học của các thành viên trong nhóm. Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng là đôn đốc các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến các bạn trong nhóm mình và cử thành viên trình bày; vị trí này không nhất thiết phải cố định để tạo sự phấn đấu chung của cả nhóm. Theo chúng tôi với các lớp học ở trường THPT thường là 50 HS, thì chúng ta nên chia thành 5 hoặc 6 nhóm (Cụ thể số thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào nội dung câu hỏi, số lượng các câu hỏi mà GV phân công cho nhóm trong lớp học của mình). + Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm.

Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh cùng trao đổi, tìm tòi, học hỏi lẫn nhau. Để đạt hiệu quả, giáo viên cần định hướng cho nhóm hoạt động theo yêu cầu công việc được giao. Giáo viên phát phiếu học tập hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề. Đối với phần Văn học, đây là phần dễ tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn. Giáo viên định hướng cho các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh ... có liên quan đến văn bản sẽ học. Đưa ra câu hỏi để cùng tìm tòi, trao đổi và cả những suy nghĩ, bài học rút ra từ văn bản (học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình).

Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời gian.

Mục đích để đôn đốc thái độ hợp tác tích cực của các thành viên, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một cá nhân làm việc. Mặt khác thông qua quá trình kiểm tra để gợi mở cho học sinh, hướng vấn đề thảo luận đi vào trọng tâm.

+ Bước 4: Báo cáo kết quả:

Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày trên giấy lớn hoặc trình bày miệng ( Có thể kết hợp một thành viên trong nhóm lên trình bày văn tắt nội dung bài làm của nhóm mình để các bạn trong nhóm khác nhìn vào đó để nắm rõ hơn trọng tâm của nội dung mà bạn đang trình bày) Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến.

+ Bước 5: Kết luận vấn đề:

Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc.

- Quản lí nhóm học tập:

Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lí học sinh làm việc theo nhóm nhằm đạt được mục tiêu về nội dung học tập. Để đạt được điều này, trước đó giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm. Trong quá trình thiết kế giáo án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức hình thức hoạt động nhóm và đặt ra các tình huống.

Đối với học sinh:

Như chúng ta đã biết trong phương pháp dạy học tích cực, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá ra những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.

Để quá trình hoạt động chung đạt hiệu quả, tất yếu mỗi thành viên cần có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, có sự thống nhất và phân công hợp lý, cụ thể (phân công nhóm trưởng, người đúc kết ý kiến ghi ra giấy, người trình bày... phải có sự thay đổi, luân phiên nhau). Để tiết kiệm thời gian, trưởng nhóm phân công mỗi thành viên phụ trách một mảng, sau đó cùng tổng hợp, thống nhất ý kiến, xây dựng phần cấu trúc trình bày của nhóm. Việc phân công càng cụ thể, hiệu quả càng cao. Với môi trường tập thể - lớp học, học sinh phải luôn hướng đến

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 29)