Mối liên hệ ba bình diện trong việc xác định mục tiêu dạy học môn Ngữ

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.3.Mối liên hệ ba bình diện trong việc xác định mục tiêu dạy học môn Ngữ

Ngữ văn ở nhà trường THPT.

Quá trình dạy - học văn bao gồm mục đích, nội dung, lý luận về phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học của giáo viên và học sinh. Đây là quá trình sư phạm mang tính chất và đặc điểm xã hội phong phú, phức tạp với nhiều mối quan hệ qua lại nhằm hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh bằng phương tiện văn chương.

Người giáo viên là người tổ chức và điều chỉnh quá trình dạy học Ngữ văn sao cho q trình đó diễn ra phù hợp với đặc điểm nhận thức bộ môn và điều kiện sư phạm. Tính chất phức tạp của quá trình nhận thức Ngữ văn đòi hỏi người giáo viên không những nắm vững các tri thức khác nhau về quá trình tiếp nhận, phương tiện, cắt nghĩa và đánh giá các hiện tượng trong mơn học mà cịn là khả năng nhìn thấy và phát huy những năng lực của học sinh. Tính chất hệ thống hóa kiến thức Ngữ văn ngày càng gắn liền với kế hoạch giảng dạy, với nội dung chương trình dạy học là đặc điểm sư phạm quan trọng trong quá trình dạy học.

Nội dung kiến thức, hệ thống kĩ năng, tư duy và diễn đạt ở trường THPT được ôn luyện, củng cố và nâng cao hơn một bước những gì học sinh đã thu

nhận và phát triển lên từ Tiểu học, Trung học cơ sở. Tính phức tạp, đa dạng của các kiểu bài học ở bậc Trung học phổ thơng địi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học thích hợp, phong phú mới tránh được sự đơn điệu, nhàm chán và nâng cao được hiệu quả đào tạo giáo dục như mong muốn.

Đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học Ngữ văn phải gắn chặt và chịu chi phối của đặc trưng nội dung môn học. Môn học Ngữ văn thuộc lĩnh vực lí luận dạy học bao gồm một hệ thống tri thức khoa học dạy học. Tri thức khoa học của nhân loại được hình thành từ nền văn hóa của xã hội lồi người và tri thức khoa học này trở thành nguồn trực tiếp của nội dung dạy học.

Môn học Ngữ văn có cấu trúc hữu cơ và phải đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu và mục tiêu đó phải được cụ thể hóa trong tiết học của học sinh. Môn Ngữ văn là một khối toàn vẹn bao gồm hai nội dung: Nội dung nền tảng và nội dung bổ trợ thâm nhập vào nhau, gắn bó mật thiết với nhau.

Kiến thức khoa học cơ bản của môn Ngữ văn là một dạng thức hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với các yếu tố của môn học. Nội dung tri thức phản ánh lôgic của khoa học trong các thành phần cấu trúc, chức năng của môn học trước hết phải đảm bảo tính chính xác khoa học của nó. Tính chính xác khoa học được thể hiện ở trình độ khoa học hiện đại. Nó phải chứa đựng nội dung phương pháp nhận thức để hình thành biểu tượng khoa học cho học sinh, giúp họ nắm được tri thức khái quát dưới dạng thức khái niệm và quy luật trong quá trình học tâp. Ngồi ra mơn học ngữ văn cũng cần bảo đảm được lơgíc sư phạm và khả năng tiếp nhận của học sinh.

Một trong những vấn đề cơ bản trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học và vấn đề đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học mơn Ngữ văn ở trường THPT là phải thực hiện cơ chế mới trong dạy học.

học của trò cùng song song tồn tại để khởi động, thúc đẩy nhau tiến tới mục đích, yêu cầu đã đề ra.

Để đổi mới cơ chế dạy học văn buộc chúng ta phải đánh giá và định lại vai trò tác dụng của giáo viên và học sinh trong tiến trình lên lớp. Vai trị của giáo viên là định hướng tổ chức thực hiện việc chiếm lĩnh tri thức kĩ năng của người học một cách hợp lí, khoa học. Người thầy giáo giữ vai trò chủ đạo điều hành quá trình dạy học và có tác dụng quyết định về mặt sư phạm đến kết quả học tập của học sinh. Trong khi đó học sinh tiếp thu kiến thức một cách có ý thức độc lập và sáng tạo, tự chủ và hứng thú rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo để hình thành năng lực cũng như thái độ, quan điểm sống. Người học sinh chuyển dịch từ chủ thể tiếp nhận sang chủ thể văn học, nghĩa là họ biết đắm mình trong mơi trường giao tiếp, đối thoại với thế giới hình tượng và thế giới sự kiện trong các loại văn bản hư cấu nghệ thuật và văn bản đời thường, học lấy tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại trong việc sử dụng sức hình dung, trí tưởng tượng phong phú và óc thực tiễn bằng cái đầu của chính mình.

Định hướng đổi mới phương pháp và việc đa dạng hóa các hình thức dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT phải đảm bảo nguyên ven đặc trưng của mơn học mang tính khoa học, gây được hứng thú và có sự tham gia của tất cả các em học sinh. Nhằm tạo ra hiểu quả tối ưu cho mơn học thì phương pháp và các hình thức dạy học luôn phải phù hợp với nội dung chương trình của mơn học.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 27 - 29)