Hình thức dạy học Lông ghép trò chơi đối với phân môn Văn học

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học phân môn Văn học

2.1.1.2. Hình thức dạy học Lông ghép trò chơi đối với phân môn Văn học

a. Giới thiệu hình thức dạy học “Lồng ghép trò chơi”

Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một hình thức trong dạy học: Dạy học bằng trò chơi - một hình thức dạy học đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn phân môn văn học, kết hợp với những hình thức của phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay.

Giới thiệu hình thức lồng ghép trò chơi trong tổ chức lớp học ở các giờ học phân môn Văn học ở nhà trường THPT nhằm bổ sung và đổi mới những hình thức dạy học trong phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống. Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc chơi nhưng mà học, để giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minh hoạ một số trò chơi và những khả năng lồng ghép trò chơi đối với phân môn Văn học. Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến về những hình thức dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách.

Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn.

Lồng ghép các đơn vị kiến thức vào các trò chơi trong những giờ học không chỉ làm cho những giờ học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bằng con đường ngắn nhất và tự nhiên nhất.

Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn giáo viên vừa tận dụng được “vốn sẵn có” của mình, vừa đòi hỏi người thầy phải không ngừng tìm tòi sáng tạo (để những trò chơi luôn luôn mới, không “đụng hàng” và có ý nghĩa giáo dục).

b. Nguyên tắc hình thức lồng ghép trò chơi trong dạy học phân môn văn học:

Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của phân môn văn học; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị).

c. Một số hình thức lồng ghép trò chơi:

+ Xem trò chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học để triển khai ở các bước khác nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu, phần đọc - hiểu văn bản, phần luyện tập, củng cố bài…)

+ Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái quát.

Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong dạy học phân môn Văn học: Giáo viên có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học (trò chơi phát động, trò chơi hoạt động, trò chơi luyện trí, trò chơi chú ý và quan sát, trò chơi huy động kiến thức, trò chơi vận dụng kiến thức…), tự đặt tên trò chơi (theo nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ: Sắc màu, 123 ta cùng tìm, Họ đang nói gì?, Đi tìm bí mật bức tranh, Hò đối đáp, Ô chữ, Hùng biện, Đoán câu, Bầu trời sao, Hiểu ý đồng đội, Tương đồng, Tương phản, Tiếp sức…)

Tuỳ thuộc dạng bài (bài khái quát, ôn tập; đọc - hiểu văn bản…), lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn

chương, đòi hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải.

Ví dụ: Tiết 72 Theo phân phối chương trình Ngữ văn lớp 10.(SGK Ngữ văn 10, tập 2). Bài Hồi trống Cổ Thành – La Quán Trung. Học tác phẩm văn học này, chúng ta gọi hai học sinh trong lớp học lên đóng vai hai nhân vật trong tác phẩm: Học sinh 1 – Đóng vai nhân vật Quan Công, học sinh 2 – Đóng vai nhân vật Trương Phi và một em dẫn chuyện. Các em nhập vai và sử dụng những lời nói theo văn bản của tác phẩm:

HS 1:

- Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?

HS 2:

- Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa.

HS 1:

- Ta thế nào là bội nghĩa

HS 2 :

- Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày!.

V.v..

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)