Các hình thức ngoại khóa Văn học

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1.2.2.Các hình thức ngoại khóa Văn học

2.1. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học phân môn Văn học

2.1.2.2.Các hình thức ngoại khóa Văn học

Do đặc trưng phân môn Văn học kiến thức gắn liền với lĩnh vực nghệ thuật nên chúng ta có thể thực hiện tổ chức với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt để phù hợp với điều kiện của học sinh từng trường, từng địa phương. Chúng ta có thể thực hiện các hình thức ngoại khố văn học như sau để tạo khơng khí văn học trong nhà trường:

Ngoại khoá tham quan – sáng tác:

Đây là hình thức thông dụng phổ biến nhất vừa giúp học sinh đến với thiên nhiên đất nước và các di tích lịch sử để mở mang kiến thức về tác giả, tác phẩm lại vừa tạo cảm hứng sáng tác – Chúng ta nên chọn những địa danh

có thiên nhiên trữ tình thơ mộng gắn liền với những tác phẩm trong chương trình để tạo cho cuộc dã ngoại gắn liền với kiến thức dạy hoc Ngữ văn vừa bổ ích và cũng vừa thú vị đọng lại ở các em học sinh. Sau những chuyến tham quan, chúng ta cần tuyển chọn những sáng tác hay để đăng trong các đặc san xuân và hè của trường từ đó tiến hành thành lập “Câu lạc bộ thơ văn” quy tụ những học sinh yêu thích và có năng khiếu sáng tác thơ văn. Cần tạo điều kiện hỗ trợ cho câu lạc bộ sinh hoạt thường xuyên, có nhiều dịp đi dã ngoại, giao lưu để có nhiều cảm hứng sáng tác, có nhiều tuyển tập thơ văn hay được ấn hành, phổ biến rộng rãi…

Ngoại khoá thực hành:

Hình thức này địi hỏi học sinh cần có năng lực viết và nói lưu lốt truyền cảm xúc cho người nghe về một vấn đề văn học. Có thể tiến hành 3 hình thức ngoại khố: Thuyết trình, bình văn và văn nghệ. Hình thức Thuyết trình tổ chức một đơn vị tổ học tập chọn một đề tài về tác giả, tác phẩm hay

trào lưu văn học: tổ nghiên cứu tài liệu kỹ lưỡng, biên soạn công phu và diễn đạt lưu loát sao cho lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người nghe. Sau phần thuyết trình là phần đối thoại giữa người nghe và tổ thuyết trình. Cuối cùng, giáo viên tổng kết, đánh giá cũng như bổ sung kiến thức cho hồn chỉnh. Hình thức Bình văn nhằm hướng đến những học sinh khá giỏi bộc lộ những suy nghĩ riêng, cách cảm nhận riêng của chính mình về một vấn đề rộng rãi mà ban tổ chức đưa ra. Đây là hình thức một cuộc thi phổ biến rộng rãi, đề thi thống để học sinh thích thú tham gia qua đó ban giám khảo có thể phát hiện những học sinh có năng khiếu văn để bồi dưỡng vào đội tuyển Văn của trường. Ban giám khảo sẽ tuyển chọn những cá nhân có bài xuất sắc, độc đáo trình bày trước các bạn yêu thơ văn. Người tham dự sẽ bình về những ưu điểm cũng như bổ sung và nêu lên những thắc mắc đối với thí sinh. Thí sinh sẽ trả lời, ban giám khảo đánh giá bài viết lẫn cách ứng xử của thí sinh. Phần thưởng dành cho thí sinh dự thi và người tham dự có những lời bình hay,

thông minh, tinh tế… Bên cạnh những bài viết thuyết trình, bình văn thì hình thức Văn nghệ lại mang sức hấp dẫn riêng cuốn hút học sinh say mê, sáng tạo cách thể hiện riêng độc đáo các tác phẩm văn học bằng các phương tiện nghệ thuật. Chúng ta có thể thực hiện những buổi diễn trích đoạn các truyện cổ tích, truyện ngắn của Nam Cao, Tùy bút của Nguyễn Tuân và một số các tác phẩm khác…, hoặc hát những làn điệu dân ca, dựng nhạc cảnh những bài thơ đã được học cũng như các bài thơ do các em tự phổ nhạc. Qua những buổi hội diễn văn nghệ, chắc chắn kiến thức văn học và lịng u thích văn học sẽ càng nâng cao nhiều hơn.

Ngoại khoá củng cố kiến thức:

Hình thức này thực hiện dưới dạng thi “Đố vui văn học” giữa các lớp, các tổ qua hệ thống các loại hình câu hỏi trắc nghiệm nhằm củng cố, mở rộng kiến thức sau khi học xong một chương hoặc ôn tập trước khi thi học kỳ, thi tốt nghiệp. Chúng ta tận dụng kỹ thuật Power Point để thực hiện loại hình này nhằm tạo sự thích thú cho học sinh.

Ngoại khoá mở rộng kiến thức:

Chúng ta mời các nhà văn, nhà thơ tiếp xúc, nói chuyện với các em về những tác phẩm văn học đương thời mà các em yêu thích để các em mở rộng kiến thức cũng như nói lên những suy nghĩ của chính mình. Nếu mời được những tác giả có trong chương trình THPT thì sẽ rất thú vị vì các em có dịp đối thoại trực tiếp với các tác giả sẽ hiểu thêm về tác phẩm. Thực tế khi thực hiện loại hình này, các em rất sơi nổi và thích thú khi được trị chuyện với các nhà văn mà HS đã được tìm hiểu qua sách vở và qua các phương tiện truyền thông.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung học phổ thông. (Trang 46 - 48)