Sự chống đối của giới quân sự trở thành cuộc tranh giành quyền lực, bắt nguồn từ những thuyết khác nhau về Quốc xã.
Điều khoản 3 của hiệp ước đình chiến ký ngày 22-6 ở Rethondes khá nhập nhằng: “Trong các vùng chiếm đĩng ở Pháp, người chỉ huy Quốc xã Đức thi hành mọi quyền lực của chính quyền chiếm đĩng. Chính phủ Pháp tạo điều kiện thuận lợi bằng tất cả các cách để việc thực thi những quyền lực ấy được dễ dàng. Chính phủ Pháp phải triệu tập ngay các nhà chức trách và các cơ quan hành chính của Pháp ở vùng chiếm đĩng để hợp thức hĩa mọi điều lệnh do các chỉ huy quân đội Đức đưa ra, và phải cộng tác với các chỉ huy quân đội một cách đúng đắn.”
Bộ tổng tư lệnh quân đội đồng ý áp dụng cách xếp đặt như vậy và đặt chính quyền Pháp ở vùng chiếm đĩng dưới sự kiểm sốt tuyệt đối của họ.
Giới quân sự cho rằng chính quyền Pháp ở vùng chiếm đĩng là do người Pháp đảm nhận, quân đội Đức chỉ giám sát họ trong việc tuân theo các hướng dẫn và kiểm sốt việc thực hiện các điều lệnh của quân đội Đức.
Bản hướng dẫn số Q.G. 800/40 ngày 22-8-1940 của Bộ tư lệnh quân đội Đức chiếm đĩng nêu rõ: “Mọi hoạt động hành chính của quân đội sẽ phải tuân theo nguyên tắc đĩ, những biện pháp hướng tới lợi ích của việc chiếm đĩng phải được thi hành. Ngược lại Ban hành chính quân đội khơng cĩ thẩm quyền dự vào những cơng việc chính trị của nội bộ nước Pháp. Hành chính quân đội sẽ phải sử dụng những biện pháp theo đúng nguyên tắc qua các nhà chức trách Pháp.”
Cách quản lý như vậy là kinh tế nhất; hơn nữa việc áp dụng các chỉ thị của Đức qua vai trị của người Pháp, sẽ tránh được những sự phản ứng theo bản năng của dân chúng Pháp.
Điều ấy giải thích vì sao các nhà chức trách Đức đã thuận tình chấp nhận sự cộng tác của người Pháp. Họ khơng muốn thơn tính nước Pháp mà chỉ muốn nước Pháp tuân theo đường lối chính trị của nước Đức.
Vì vậy trong suy nghĩ của giới quân sự, hành động trực tiếp của các cơ quan cảnh sát Đức ở Pháp đã “làm hỏng” lý tưởng của họ. Giới quân sự chỉ chấp nhận duy nhất cĩ ban chống Do Thái do Dannecker, người phĩ của Boemelburg và đại diện trực tiếp của Eichmann ở Pháp, chỉ đạo.
Theo Boemelburg, người xứ Bavière ở Munich, 27 tuổi là người của Gestapo. Boemelburg được Eichmann cử làm đại diện ở Paris. Hắn đến Paris vào tháng 9-1940. Hắn chịu sự quản lý trực tiếp của Knochen nhưng lại khơng nhận một mệnh lệnh nào của Knochen. Cơng việc của hắn chỉ do Eichmann chỉ đạo riêng.
Trước một tịa án, Xavier Vallat - tổng ủy viên đầu tiên về vấn đề Do Thái, đã nĩi về Dannecker: “Hắn là tên Quốc xã cuồng tín, chỉ nghe người ta nĩi đến chữ Do Thái là hắn đã như điên lên rồi.”
Khi thực hiện các biện pháp chống Do Thái kịch liệt, hắn giám sát các tịa án tiểu hình, chống lại những lời phê chuẩn theo hắn là khoan dung đối với người Pháp và địi xử nặng hơn.
Dannecker đặt trụ sở riêng ở số 31bis, đại lộ Foch và ở số 11 phố Saussaies. Để dùng người Pháp chống Do Thái trên chính đất Pháp, hắn lập ra một học viện nghiên cứu Do Thái, qua đĩ hắn trưng dụng các nhà xưởng của một hãng Do Thái ở đại lộ Haussmann. Những người Pháp dễ dàng trở thành người của Gestapo, đã hoan nghênh học viện này và người ta thấy tên phĩ của Darquier de Pellepoir là đại uý Sézille trở thành kẻ sốt sắng tiếp tay cho những trại giết người của Đức Quốc xã.
Việc tuyên truyền chống Do Thái của Đức Quốc xã đã cĩ kết quả. Ngày 3-10-1940, chính phủ Vichy đã ban bố một điều luật về Do Thái. Điều luật ấy kết luận: “Tất cả những người cĩ gốc gác ba đời đều thuộc một nịi giống được coi là thuần chủng. Nhưng nếu người đàn bà thuần chủng cĩ chồng theo đạo Do Thái thì bị coi là người Do Thái.” Tuy vậy họ cũng cĩ thể được giao chức vụ cơng cộng hay được ủy quyền làm việc đĩ. Cịn đối với người Do Thái những quyền đĩ bị cấm hẳn. Dù sao người Do Thái cũng được thu xếp lối thốt bằng cách được làm một vài nghề tự do hay buơn bán.
Dannecker yêu cầu cĩ độ 12 viên thanh tra tách ra khỏi Sở cảnh sát để chuyên theo dõi người Do Thái. Hắn sẽ trực tiếp chỉ huy số người này và hắn sẽ thực hiện những yêu cầu của Ban hành chính quân đội: để cho người Pháp tự giải quyết những cơng việc thấp kém, khơng đáng bận tâm.
người cĩ “âm mưu chống lại dân tộc chủ nghĩa” và lập một tịa án đặc biệt để xử những người này.
Tháng 10-1941, bộ trưởng Bộ nội vụ Pháp, để tránh người Đức, đã ra lệnh cho những cảnh sát trực tiếp ở dưới quyền của Đức, thành lập ba lực lượng cảnh sát về vấn đề Do Thái, cảnh sát chống cộng sản và cảnh sát chống các hội bí mật chuyên trách truy xét hội Tam Điểm, những kẻ thù của Tổ quốc.
Việc thành lập 3 đơn vị này tiến hành dưới sự giúp đỡ của một kẻ bất tài, vì vậy nĩ trở thành tạp nham. Ba viên chỉ huy khơng phải là người của cảnh sát cử ra mà là những người của phe cực tả. Ví dụ: trưởng ban cảnh sát chống Cộng sản S.P.A.C là một người làm nghề buơn bán, nhưng là hội viên của P.P.C, tên là Doriot, nhận nhiệm vụ với mức lương 10.000 francs mỗi tháng. Nhân viên của ban cảnh sát chống Cộng sản cũng là những hội viên của P.P.C và chỉ cĩ vài cảnh sát cũ tình nguyện nhận cơng việc vì mức lương cao. Sở dĩ họ phải tuyển mộ những hội viên của P.P.C vào làm việc là do các viên chức chán nản khơng muốn dính vào những cơng việc bẩn thỉu ấy.
Một lần nữa, người ta thấy cĩ chuyện ngược đời! Các hội viên của những đảng phái tả lại tỏ ra là những “người yêu nước nồng nhiệt”, khiến bọn Quốc xã phải tuyển mộ họ như là những nhân viên phụ tá đắc lực.
***
Những sự tính tốn của Bộ chỉ huy quân đội Đức khơng đạt được kết quả như ý muốn. Bởi vì theo thể thức của Keitel thì những thủ tục bình thường là “khơng cĩ tác dụng”, nên họ đành chọn con đường trấn áp mỗi khi cĩ vụ mưu sát chống lại một quân nhân quân đội Đức chiếm đĩng, thủ phạm sẽ bị xử tử hình như tội bắt cĩc con tin.
Ngày 22-8-1941, một mệnh lệnh do tướng Stülpnagel, tổng tư lệnh quân đội Đức ở nước Pháp bị chiếm đĩng, nêu rõ: “Tất cả những người Pháp bị giam giữ bởi một cơ quan của Đức, bắt đầu từ ngày 23-8 sẽ bị coi là con tin và sẽ bị xử bắn tuỳ theo mức độ phạm tội.”
Ngày 19-9, một mệnh lệnh khác bổ sung thêm về tiêu chí con tin: “Tất cả những đàn ơng Pháp bị giam giữ về tội hoạt động Cộng sản hay theo chủ nghĩa vơ chính phủ bị các cơ quan của Pháp bắt, hay bị bắt sau này” đều bị coi là tù nhân và sẽ do Bộ tư lệnh quân đội Đức ở Pháp quyết định xử lý.
Tất cả những điều này đều mang chung tên gọi là: “Luật về con tin”, trái ngược với điều khoản số 50 trong hiệp ước La Haye về việc cấm bắt và giam giữ con tin. Những biện pháp trấn áp ngày càng nặng thêm khi tháng 7-1942, tướng Otto Von Stülpnagel được thay thế bởi người em họ là tướng Heinrich Von Stülpnagel.
Báo Pariser Zeitung đã đăng thơng báo vào ngày 16-7 như sau:
- “Nam giới cĩ họ hàng gần gũi, là anh em rể, người cĩ liên quan gia tộc với người phạm tội gây rối, từ 18 tuổi trở lên đều bị xử bắn.
- Phụ nữ cĩ quan hệ như trên với kẻ gây rối sẽ bị kết tội lao động khổ sai.
- Trẻ em dưới 18 tuổi bất kể trai, gái can vào những đối tượng trên đều bị đưa vào trại cải tạo.” ***
Trong suốt thời kỳ chiếm đĩng, cảnh sát Đức, Gestapo, S.D đều ở tư thế sẵn sàng hành động. Cịn khi các lực lượng này chưa cĩ được vai trị hàng đầu dưới cái bĩng quản lý hành chính quân sự thì nĩ cũng khơng ngừng tăng cường mơi trường hành động.
Ngay từ đầu, Knochen đã tổ chức bộ máy của hắn theo kiểu mẫu như R.S.H.A chia người ra thành 6 ban dưới sở R.S.H.A ở Berlin, cùng với những đơn vị thuộc cấp giống hệt như tổ chức R.S.H.A ở Đức. Mặc dầu các tổ chức của Knochen chưa được cơng khai hoạt động, nhưng nĩ vẫn tiến hành thu thập các tài liệu và tuyển nhân viên là người Pháp, được lựa chọn cơng bằng và một số nhân viên của ban cảnh sát chống Cộng sản của Doriot.
Trong năm 1941, gọng kìm giám sát của quân đội càng chặt. Ban cảnh sát mật của chiến dịch (G.F.P) bận túi bụi nên lúc đầu phải giao bớt cho Gestapo việc khám xét rồi dần dần cả việc bắt giữ người. Họ chỉ yêu cầu Gestapo phải cĩ báo cáo tường trình đầy đủ về mọi hành động gửi cho Ban cảnh sát mật của chiến dịch. Nhưng thủ tục này hầu như bị Gestapo bỏ quên, sau đĩ Bộ tư lệnh quân đội Đức đã tự phải giải quyết các cơng việc điều tra mà khơng giao cho Ban cảnh sát mật của chiến dịch nữa.
Sau một thỏa thuận giữa Bộ tư lệnh quân đội Đức, Gestapo và S.D sẽ đảm nhận việc giữ gìn an ninh ở hậu tuyến đối với các vấn đề dân sự và chính trị. Riêng các hoạt động tình báo quân sự là lĩnh vực tuyệt đối của Bộ tư lệnh quân đội. Nhưng thực ra ranh giới của các nhiệm vụ này là nhập nhằng. Những nhân viên Gestapo của Knochen vẫn thường vượt qua ranh giới ấy, giẫm chân lên những cơng việc của tình báo quân đội, gây ra thường xuyên những cuộc va chạm. Giữa Gestapo - S.D với tư lệnh quân đội luơn cĩ sự đối đầu ngấm ngầm, nĩ cũng là phản ánh cuộc đối đầu giữa những người chỉ huy cao cấp của hai phe trong nội bộ nước Đức.
Những cuộc va chạm mỗi ngày làm tăng thêm vai trị chính trị của các tổ chức của Knochen.
Cuối năm 1941, Knochen đã đặt chân vào tất cả các lĩnh vực, chỉ trừ vài cơng việc mà quân đội vẫn giữ được quyền hành tuyệt đối như kiểm duyệt báo chí, truyền thơng, nhà hát, rạp chiếu bĩng, với những vụ việc về Do Thái và vấn đề kinh tế của chính phủ Pháp.
Dù vậy, Knochen cũng đã cài được ba nhánh phụ lo các cơng việc bên ngồi ở Bordeaux, Dijon và Rouen. Với bản thân Pétain, Himmler đã cử một người kèm sát ơng ta ngay từ ngày đầu quân Đức chiếm được nước Pháp. Đĩ là Reiche. Hắn cĩ nhiệm vụ báo cáo mọi tình hình ở “thủ đơ tạm thời Vichy” thẳng đến Himmler. Reiche khơng phụ thuộc vào Knochen. Nhưng Knochen đã thu được nhiều thắng lợi trong cuộc đấu gay gắt chống lại các ý đồ của quân đội. Từ ngày tướng Thomas rời nhiệm sở, chỉ cịn mình Knochen chịu trách nhiệm về các hoạt động của Gestapo và S.D ở Pháp. Thay tướng Thomas là tướng Bierkamp, nhưng trong sáu tháng chờ đợi sếp mới, Knochen tạm thời chỉ huy cơng việc.
***
Tháng 4-1942, Himmler đã nhận được những chỉ thị cần thiết của Hitler: tước bỏ mọi quyền hành về an ninh của Bộ tham mưu quân đội Đức chiếm đĩng ở Pháp và cử một người khác là đại diện của Himmler làm cơng việc này.
Để nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của Gestapo ở Pháp, Himmler đã chọn một người do Heydrich sốt sắng giới thiệu: tướng Karl Oberg.
Karl Albrecht Oberg sinh ngày 27-1-1897 ở Hambourg. Cha hắn là tiến sĩ Karl Oberg làm nghề thầy thuốc. Oberg học ở thành phố Hanse. Năm 17 tuổi, tốt nghiệp trung học, vào tháng 8, chiến tranh xảy ra, hắn gia nhập quân đội chiến đấu ở mặt trận Pháp với hàm trung uý Trước khi chiến tranh kết. Thúc. Oberg được thưởng huân chương chữ thập sắt hạng nhất và hạng nhì.
Trở về Hambourg, trong khi gia đình gặp nhiều khĩ khăn, Oberg xin vào làm việc cho một người chuyên mua đi bán lại nhà đất. Hắn ở đây cho đến năm 1921 rồi chuyển sang làm đại diện cho một người buơn bán giấy, sau đĩ làm cơng cho xưởng làm men Christiansen ở Flensburg, gần biên giới Đan Mạch. Năm 1923 Oberg lấy vợ là Frieda Tramm, kém hắn 5 tuổi. Năm 1926 cặp vợ chồng mới cưới trở về Hambourg. Ở đây Oberg xin được việc làm ở hãng nhập khẩu hoa quả West - India Bananenvertriebsgesellschaft. Hắn làm việc ba năm ở đây, sau đĩ trở thành đại lý đặc quyền cho một nhà nhập khẩu hoa quả khác là Banjac, cạnh tranh với hãng West – India. Hắn làm việc này khơng được thành cơng lắm. Sau 10 tháng, đến mùa thu năm 1930, Oberg mất việc làm. Trong các thành phố ở Đức cĩ hơn 3 triệu người thất nghiệp. May cho Oberg, hắn chưa phải xếp hàng rồng rắn để lĩnh cháo cứu đĩi. Nhờ cĩ ít vốn của gia đình, hắn mở quầy bán lẻ thuốc lá ngay giữa phố Schauenburgerstrasse, một phố buơn bán nhỏ nép mình dưới tịa nhà đồ sộ và sáng rực của khách sạn Rathaus ở Hambourg.
Suốt thời gian này, Oberg đã bị tiêm nhiễm bởi tuyên truyền Quốc xã. Khi đã trở thành nhà buơn xì gà, hắn mở thêm cửa hàng trong thành phố độc quyền buơn lậu của giới hàng hải đang sơi động vì hậu quả của suy thối kinh tế. Vào tháng 6-1931, hắn xin vào làm việc ở N.S.D.A.P, nhận số hiệu 575.205. Mười tháng sau, hắn lại chuyển sang làm S.S và ở đây Oberg nhanh chĩng thể hiện phẩm chất của một nhà tổ chức kiểu mẫu. Năm sau vào ngày 15- 5-1933, Heydrich đến Hambourg để thanh tra cơ quan S.D địa phương, đang lúc cơ quan này sắp xếp tổ chức. Trước đĩ ít lâu Oberg đã được nhận vào ban an ninh của Đảng Quốc xã. Hắn đến trình diện với Heydrich, được Heydrich chấp nhận và làm việc ở S.D. Oberg trở thành một viên chức được trả lương, chấm dứt thời kỳ buơn bán và khơng cịn cĩ thu nhập nào khác ngồi lương của một nhân viên S D. Được đề bạt là thiếu uý (untersturmführer) vào ngày 1-7-1933, Oberg được ban tham mưu của Heydrich tuyên dương và nhanh chĩng trở thành cộng sự đắc lực cho ban này. Hắn theo Heydrich về Munich. Đến tháng 9, hắn lại về Berlin để nhận cơng việc của cơ quan trung ương S.D. Sau đĩ, Oberg được cử làm chỉ huy đội bảo vệ của Heydrich cho đến tháng 11-1935. Trong thời gian Oberg ở gần Heydrich, hắn đã tích cực dự vào việc thanh tốn Roehm.
Rồi Oberg tự nguyện rời bỏ S.D để chuyển sang làm việc cho S.S ở Mecklenbourg với hàm đại tá (Standartenführer), sau đĩ trở thành chỉ huy trưởng S.S thuộc cơ quan Abschmitts IV ở Hanovre cho đến tháng 12-1938.
Tháng 1-1939, Oberg được đề bạt làm cảnh sát trưởng thành phố Zwikau tại miền Saxe và tháng 4-1939 đã là một tướng S.S (Oberführer). Chiến tranh xẩy ra, hắn vẫn giữ nguyên hàm cấp tướng. Cho đến tháng 9-1941, Himmler đã cử Oberg tạm quyền giữ chức vụ quan trọng là chủ tịch hội đồng cảnh sát ở Brême. Nhưng tên trùm Quốc xã ở địa phương là Kaufmann đã cĩ một người khác đề cử vào chức vụ này, đã phản đối Oberg nên sau một tuần Oberg lại phải trở về Zwickau.
Tháng 9-1941, Oberg được đề bạt cảnh sát trưởng và chỉ huy trưởng của S.S tại Radom, Ba Lan. Hắn dự vào cuộc thanh tốn người Do Thái và săn đuổi những người lao động Ba Lan.
Hắn chỉ rời bỏ chức vụ này khi được chuyển về Paris với hàm thiếu tướng lữ đồn trưởng. Đây là sự tiến bộ vượt bậc của Oberg, vì 9 năm trước hắn mới là thiếu uý.