Quản lý quyết toán chi đầu tư XDCB tại huyện Kiến Xương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 73 - 77)

- Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm được thực hiện theo Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính (hết hiệu lực từ ngày 30/9/2017), đến nay được thực hiện theo Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính. Hàng năm, kết thúc tháng chỉnh lý ngân sách, các chủ đầu tư, các cơ quan cấp trên của chủ đầu tư, cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước cấp huyện thực hiện việc lập, gửi, thẩm định quyết toán và thông báo kết quả thẩm định quyết toán nguồn vốn ngân sách cấp huyện báo cáo UBND huyện để trình HĐND huyện phê chuẩn theo quy định.

Đối với công tác quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hằng năm, địa phương đã thực hiện nghiêm túc và tương đối đầy đủ. Việc tổng hợp báo cáo quyết toán niên độ ngân sách trước khi gửi cơ quan tài chính đã được Chủ đầu tư thực hiện đối chiếu với Kho bạc nhà nước; Sau khi tổng hợp, Phòng Tài chính có trách nhiệm rà soát và thống nhất với Kho bạc nhà nước, chủ đầu tư để xác định số dư dự toán hủy bỏ hoặc nếu có nhu cầu thanh toán thì trình cấp có thẩm quyền cho phép chuyển nguồn sang niên độ ngân sách năm sau để thực hiện.

- Công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN cấp huyện trong thời gian qua đã thực hiện theo quy định của Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 và Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính (hết hiệu lực từ ngày 05 tháng 3 năm 2016); Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016; chất lượng hồ sơ báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư đảm bảo, công tác thẩm tra được thực hiện theo đúng quy định. Công tác quyết toán các công trình tồn đọng đã được đẩy nhanh tiến độ xử lý, và thực hiện một số chế tài mạnh:

+ Phê bình công khai Chủ đầu tư, đơn vị vi phạm thời gian lập quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;

+ Điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư của các chủ đầu tư tương ứng với số vốn đầu tư chưa được quyết toán đối với các dự án vi phạm thời gian lập quyết toán

vốn đầu tư dự án hoàn thành. Không giao chủ đầu tư các dự án mới cho các chủ đầu tư có 03 dự án trở lên vi phạm quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán;

+ Không cho phép nhà thầu tham gia đấu thầu các dự án mới khi chậm trễ hoàn thành quyết toán các gói thầu đã thực hiện hoàn thành theo quy định mà lỗi thuộc về nhà thầu;

+ Khi bố trí kế hoạch vốn Đầu tư XDCB đối với các dự án hoàn thành trong năm thì cân đối bố trí kế hoạch vốn đảm bảo 80% giá trị khối lượng hoàn thành và sẽ thực hiện bố trí tiếp kế hoạch vốn khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

Chính vì vậy, thời gian qua công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bảng 4.8. Tổng hợp tình hình quyết toán dự án hoàn thành của cấp huyện giai đoạn 2016 – 2018, huyện Kiến Xương

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Số dự án

Tổng mức đầu tư được

duyệt Giá trị đề nghị phê duyệt quyết toán Giá trị quyết toán được duyệt Chênh lệch (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) 2016 21 70.051 61.556 60.565 991 2017 14 64.922 59.447 58.679 768 2018 21 147.794 133.830 132.790 1.040 Cộng 56 282.767 254.833 252.034 2.799

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kiến Xương (2016-2018)

Chất lượng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán thời gian gần đây cũng đã ghi nhận các kết quả rất tích cực, trong giai đoạn 2016-2018, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện đã thực hiện thẩm tra, trình phê duyệt 56 dự án hoàn thành, với chi phí Chủ đầu tư đề nghị quyết toán là: 254.833 triệu đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt: 252.034 triệu đồng, cắt giảm qua quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành: 2.799 triệu đồng đã góp phần chấn chỉnh quy trình đầu tư, tiết kiệm chi NSNN.

Tuy nhiên, qua các cuộc thanh tra, kiểm toán nhà nước, các dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán được thanh tra, kiểm toán tiếp tục rà soát, cắt giảm

chi phí đầu tư thực hiện chưa phù hợp với quy định, thậm chí một số dự án đã được phê duyệt quyết toán vẫn bị xuất toán các khoản chi phí rất lớn. Điều này cho thấy, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành mặc dù đã đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn hạn chế, cần phải được chấn chỉnh, cải thiện chất lượng thẩm tra, phê duyệt hơn nữa.

Bảng 4.9: Tổng hợp tình hình chậm quyết toán của các dự án đầu tư XDCB giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Dự án chậm nộp Dự án chậm phê duyệt

Số lượng Số vốn đã thanh toán (triệu đồng)

Số lượng thanh toán Số vốn đã (triệu đồng)

Tổng cộng 57 623.719 0 0

Năm 2016 23 213.187

Năm 2017 19 184.210

Năm 2018 15 226.322

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành năm 2016 – 2018 của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Qua số liệu bảng 4.9 cho thấy thời gian qua công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành của huyện Kiến Xương đã đạt kết quả tốt, không có dự án hoàn thành nộp hồ sơ quyết toán chậm phê duyệt, sự nỗ lực của cơ quan thẩm tra quyết toán đã góp phần chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

Tuy nhiên, các dự án hoàn thành chậm nộp báo cáo quyết toán trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2018 vẫn chưa được giải quyết triệt để, còn 57 dự án chậm nộp báo cáo quyết toán, với số vốn đã thanh toán cho các dự án: 623 tỷ đồng, qua đôn đốc, xử lý, đến hết năm 2018 vẫn còn 15 dự án chậm nộp báo cáo quyết toán, đây chủ yếu là các dự án của các ban quản lý dự án kiêm nhiệm, thậm chí một số ban quản lý dự án đã giải thể, cán bộ quản lý dự án đã luân chuyển công tác, hồ sơ tài liệu của dự án đã thất lạc… Việc giải quyết triệt để quyết toán các dự án này là vấn đề rất khó khăn đối với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Việc tồn đọng các dự án chậm

quyết toán dẫn đến khó khăn trong việc tất toán tài khoản, đánh giá hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư, tạo tâm lý không tốt cho các CĐT, Nhà thầu, đôi khi còn dẫn đến các sai phạm, thất thoát, lãng phí không được phát hiện, xử lý.

Bảng 4.10: Tổng hợp ý kiến về nguyên nhân chậm quyết toán vốn đầu tư

Nguyên nhân Số ý kiến (n=64) Tỷ lệ %

Chủ đầu tư thiếu hồ sơ chứng minh 40 62,5

Số lượng dự án và tổng mức đầu tư lớn 35 54,7

Cán bộ quyết toán phải kiêm nghiệm nhiều công việc 25 39,1

Chế tài xử lý vi phạm 16 25,0

Kế hoạch vốn bố trí thiếu 16 25,0

Khác 5 7,8

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)

Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra ở Bảng 4.10 cho thấy các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quyết toán chậm vốn đầu tư XDCB ở Kiến Xương là:

- Trong quá trình quyết toán, chủ đầu tư và nhà thầu thiếu văn bản giải trình và chứng từ hồ sơ khi quyết toán, đặc biệt là số công trình do cấp xã làm chủ đầu tư với 62,5% ý kiến đồng tình với quan điểm trên.

- Số lượng dự án, quy mô, tổng mức đầu tư của dự án ngày càng tăng với 54,7% ý kiến đánh giá, trong khi đó thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán không thay đổi, thậm chí còn phải cắt ngắn hơn nữa… lực lượng cán bộ, công chức làm công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán mỏng (số lượng biên chế phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tối đa là 11 người) nhưng phải kiêm nhiệm nhiều công việc ngoài công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán, chất lượng chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chưa đồng đều, một số chưa đạt chất lượng, do đó, làm giảm hiệu quả công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

- Đây là hậu quả của việc giao cho các ban quản lý kiêm nhiệm, thiếu năng lực làm nhiệm vụ CĐT, quản lý dự án với 39,1% ý kiến đánh giá. Các ban quan

lý này thiếu sự ổn định về nhân sự, thường xuyên luân chuyển, do đó trách nhiệm không cao, cán bộ kiêm nhiệm không có sự chuyên nghiệp, thiếu năng lực nhận thức trong việc xử lý quyết toán cũng như lưu trữ hồ sơ… dẫn đến tình trạng dự án còn hồ sơ thì không có người tập hợp, quyết toán hoặc dự án còn người chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán thì hồ sơ tài liệu lại bị thất lạc.

- Chế tài xử lý các tổ chức, các nhân là CĐT dự án chậm quyết toán có nhưng chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, việc thực hiện chế tài chưa nhất quán giữa các thời kỳ, do đó, chưa thực sự giải quyết được triệt để vấn đề chậm quyết toán.

- Một số dự án đã hoàn thành nhưng chưa được cấp có thẩm quyền xem xét bố trí vốn hoặc được bố trí vốn với tỷ lệ rất nhỏ so với tổng mức đầu tư, còn nợ vốn lớn nên nhà thầu có tư tưởng không hoàn thiện hồ sơ quyết toán, tránh kê khai thuế với lý do không có vốn để thanh toán; gây thất thoát, lãng phí cho NSNN.

- Do cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng còn nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi, một nội dung chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định, do vậy thủ tục quyết toán mất nhiều thời gian. Cùng với đó, giá nguyên vật liệu, nhân công thay đổi thường xuyên, CĐT phải nhiều lần điều chỉnh giá công trình, dẫn đến việc phải kéo dài thời gian hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc hoàn thiện hồ sơ quyết toán công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)