Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 51)

3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích:

Để nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà luận văn đặt ra, tác giả sử dụng cách tiếp cận hệ thống; theo đó việc quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn

NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Kiến Xương thực hiện hệ thống theo chiều dọc từ cấp trên đến cấp dưới, theo chiều ngang từ cơ chế chính sách, xây dựng danh mục dự án và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra.

Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn đã tổng hợp trước đây và kinh nghiệm của một số địa phương để đánh giá và hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện. Công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện bị ảnh hưởng bởi 2 nhóm nhân tố, thứ nhất là đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh, thứ hai là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại Kiến Xương từ năm 2016-2018 thông qua các báo cáo, số liệu của cơ quan nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán và điều tra, khảo sát, phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên đang công tác trong lĩnh vực quản lý chi đầu tư XDCB của huyện, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện quản lý, nêu lên các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Hình 3.2. Khung phân tích của đề tài

Cơ sở lý luận về quản lý chi đầu tư XDCB

Kinh nghiệm của các địa phương

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

Các yếu tố ảnh hưởng

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là các số liệu thứ cấp thu thập trên cơ sở sau:

Thứ nhất, số liệu báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết từng khâu trong công

tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn Nhà nước trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình như UBND cấp tỉnh, cấp huyện, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính, KBNN tỉnh, KBNN huyện, các CĐT.

Thứ hai, tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư XDCB đã được

đăng tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội thảo, kết quả các đợt điều tra của các tổ chức, các bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ ba, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực

XDCB, Ban quản lý dự án, các doanh nghiệp thực hiện công tác tư vấn thi công trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Các số liệu, tài liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu qua điều tra, khảo sát qua các phiếu phỏng vấn và bảng hỏi chuẩn bị sẵn. Các cá nhân được điều tra, phỏng vấn là những cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương, cụ thể:

Tại các xã nghiên cứu điển hình, tiến hành phỏng vấn 51 người, gồm 12 đồng chí Lãnh đạo xã, 35 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên và 04 đơn vị thi công công trình do xã, thị trấn làm chủ đầu tư.

Trên địa bàn huyện, nghiên cứu điển hình chọn phỏng vấn 13 người, gồm 06 cán bộ liên quan đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB: 01 đồng chí lãnh đạo huyện, 01 đồng chí đại diện cho Ban quản lý dự án của huyện, 01 cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch, 01 cán bộ phòng Kinh tế hạ tầng, 01 cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 01 cán bộ thuộc Kho bạc nhà nước huyện; 02 đơn vị thi công công trình do huyện làm chủ đầu tư; 04 đơn vị tư vấn giám sát; 01 đơn vị tư vấn thiết kế dự toán.

Bảng 3.3. Đối tượng điều tra khảo sát

TT Đối tượng

điều tra

Mẫu

điều tra Ghi chú

1 CĐT 13 01 CĐT cấp huyện; 12 CĐT cấp xã, thị trấn 2 Ban quản lý

công trình 01

01 Ban quản lý cấp huyện (không điều tra Ban quản lý cấp xã, thị trấn vì CĐT cũng đồng thời là Ban quản lý)

3 Đơn vị thi công 06 02 đơn vị thi công công trình do huyện làm CĐT; 04 đơn vị thi công công trình do xã, thị trấn làm CĐT 4 Đơn vị tư vấn, giám sát 5 04 đơn vị tư vấn giám sát; 01 đơn vị tư vấn thiết kế dự toán

5

Các phòng chức năng

của huyện 4

01 phòng Tài chính - Kế hoạch; 01 ở KBNN huyện; 01 Phòng Kinh tế - Hạ tầng; 01 phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

6

Đại diện đơn vị sử dụng

công trình 35

10 người dân ở xã Quang Bình 12 người dân ở xã Vũ Quý 13 người dân ở xã Minh Quang

Tổng cộng 64

Nội dung phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bao gồm các vấn đề: công tác lập, giao kế hoạch đầu tư; công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN; công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB các công trình.

3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Số liệu thu thập ở dạng thô được xử lý theo cách phân tổ nội dung để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân của chúng. Tùy theo địa điểm, thời gian, vấn đề nghiên cứu mà có biện pháp xử lý số liệu phù hợp với yêu cầu của đề tài. Trong đề tài nghiên cứu nguồn số liệu được xử lý bằng máy tính cá nhân, chương trình Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện Kiến Xương trong giai đoạn 2016-2018. Phương pháp này cũng dùng để phản ánh tình hình Đầu tư XDCB

của huyện trên các khía cạnh: loại công trình, dự án đầu tư XDCB, thời gian giải ngân vốn, … và các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được nghiên cứu trong đề tài thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn Đầu tư XDCB theo các năm. So sánh thực hiện với kế hoạch vốn Đầu tư XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế... So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước giúp ta biết được nhịp độ biến động như: tốc độ phát triển (so sánh 2018/2017; 2017/2016) và bình quân.

Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cấp huyện đối với huyện Kiến Xương.

3.2.4.3. Phương pháp thang đo

Đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện Kiến Xương qua phiếu khảo sát phỏng vấn nhà thầu thi công, lãnh đạo và cán bộ quản lý công trình xây dựng trên địa bàn. Các nội dung thể hiện trong phiếu điều tra phỏng vấn, thông qua các bảng hỏi đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5. Trong đó, điểm 5 là mức độ tốt nhất, điểm 1 là mức độ thấp nhất.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý chi đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước bao gồm:

- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

Một là, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư được phân bổ, đây là

chỉ tiêu phản ánh kết quả chi đầu tư XDCB từ NSNN trong năm. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư được phân bổ = vốn đầu tư thực hiện / vốn đầu tư được phân bổ x 100%.

Hai là, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện năm nay so với năm trước, đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả chi đầu tư XDCB từ NSNN của năm nay so với năm trước. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện năm nay so với năm trước = vốn đầu tư thực hiện năm nay / vốn đầu tư thực hiện năm trước x 100%.

Ba là, đánh giá về sự tuân thủ quy trình, thủ tục cấp phát, kiểm soát thanh

toán vốn, các quy định của pháp luật về công tác thanh toán, cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Đánh giá tiến độ, khối lượng giải ngân vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước. Đánh giá công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN và các chỉ tiêu liên quan đến kết quả giải ngân thanh toán tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

Một là, tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với dự toán. Đối với các dự án

sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với dự toán là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN. Tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với dự toán = vốn đầu tư được quyết toán / dự toán x 100%.

Hai là, hệ thống các chỉ tiêu quyết toán niên độ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ ngân sách nhà nước; hệ thống các chỉ tiêu quyết toán dự án hoàn thành: giá trị được quyết toán, giá trị giảm trừ quyết toán, giá trị hình thành tài sản sau đầu tư.

Ba là, tỷ lệ vốn đầu tư tiết kiệm được so với dự toán, là chỉ tiêu đánh giá

hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN. Tỷ lệ vốn đầu tư tiết kiệm được so với dự toán = vốn đầu tư tiết kiệm được / dự toán x 100%.

Bốn là, tỷ lệ nợ đọng XDCB năm nay so với năm trước. Nợ đọng XDCB là

giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó. Tỷ lệ nợ đọng XDCB năm nay so với năm trước là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi đầu tư XDCB từ NSNN. Tỷ lệ nợ đọng XDCB năm nay so với năm trước = Khối lượng nợ đọng XDCB năm nay / Khối lượng nợ đọng XDCB năm trước x 100%.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH NSNN CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH 4.1.1. Tổ chức công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương

Tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc chính quyền huyện Kiến Xương trực tiếp tham gia quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN gồm có: HĐND, UBND huyện; phòng Tài chính - Kế hoạch; KBNN huyện Kiến Xương; các đơn vị CĐT dự án (gồm các Ban quản lý dự án của huyện và UBND các xã). Cơ quan chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quản lý chi đầu tư là HĐND huyện Kiến Xương. Cơ quan thực hiện là UBND huyện; phòng Tài chính - Kế hoạch; KBNN huyện Kiến Xương và các đơn vị CĐT dự án. Bên cạnh đó, chính quyền huyện chịu sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự quản lý trực tiếp của: HĐND, UBND tỉnh; các Sở: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư cho các công trình XDCB từ NSNN.

Nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý chi đầu tư: Số lượng nhân lực của các cơ quan thuộc chính quyền huyện cơ bản đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước: Hiện nay UBND huyện có 04 cán bộ lãnh đạo thường trực. Biên chế của phòng Tài chính - Kế hoạch là 11 cán bộ, KBNN huyện có 20 cán bộ… Tuy nhiên chất lượng cán bộ làm công tác quản lý sử dụng vốn Đầu tư XDCB chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc: tình trạng làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo và kiêm nhiệm trong công tác còn phổ biến (đặc biệt là những cán bộ công tác trong khâu quyết toán vốn đầu tư, thẩm định dự án đầu tư); số lượng cán bộ có trình độ đại học, sau đại học chiếm tỷ lệ cao (khoảng 75%) nhưng phần lớn lại không được đào tạo chính quy.

Công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương được tổ chức như hình sau:

Hình 4.1 Bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của chính quyền cấp huyện

Nguồn: Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015)

Ghi chú:

: Hướng thể hiện chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới

: Hướng thể hiện cấp dưới báo cáo với cấp trên và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan.

Phối hợp giữa các cơ quan của chính quyền huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kiến Xương là cơ quan tham mưu giúp HĐND, UBND huyện lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư XDCB. Sau khi được HĐND quyết nghị thông qua, UBND huyện quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư của năm kế hoạch cho các Ban quản lý dự án thuộc huyện và UBND các xã. KBNN huyện sẽ kiểm soát việc thanh toán vốn đầu tư của các dự án theo qui định của nhà nước.

*Phân cấp trong quản lý chi đầu tư XDCB

Phân cấp trong quản lý chi đầu tư XDCB ở huyện Kiến Xương gắn chặt với phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội và phân cấp trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo quy định tại Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND

UBND huyện Kho bạc NN huyện Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Các Ban QLDA thuộc huyện Các UBND xã HĐND huyện

ngày 21/7/2016 của UBND tỉnh Thái Bình về phân cấp quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó:

- UBND huyện được quyết định các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của huyện sau khi thông qua HĐND cùng cấp.

- UBND huyện quyết định đầu tư các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên sau khi có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh về nguồn vốn hỗ trợ.

Việc phân cấp, ủy quyền qua từng năm đã phát huy những tác dụng nhất định như tăng dần thẩm quyền quản lý sử dụng vốn Đầu tư XDCB, làm cho việc giải quyết các thủ tục đầu tư các dự án nhanh hơn, nâng cao khả năng quản lý đầu tư và xây dựng của các cấp chính quyền cơ sở.

Tuy nhiên phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư và xây dựng về cơ bản mới là việc phân cấp, ủy quyền trong thẩm định và phê duyệt các thủ tục đầu tư mà chưa gắn liền với nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách; làm cho chính quyền huyện chưa thật chủ động, năng động; chưa tích cực khai thác nguồn thu và tinh thần tự chịu trách nhiệm chưa cao; phát sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 51)