NSNN CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH 4.3.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2016-2018, công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện ở huyện Kiến Xương đã có những kết quả tích cực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn được nâng cao; điều này được thể hiện thông qua kết quả khảo sát sau:
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát về đánh giá công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương
STT Tiêu chí Kết quả đánh giá (n=64)
1 2 3 4 5 TB
1
Công tác lập và phân bổ kế hoạch đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện
Kiến Xương 3 8 13 15 25 3,80
2
Công tác thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN tại huyện Kiến Xương 1 6 57 4,88
3 Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện Kiến Xương 2 14 48 4,72 4 Công tác xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản 5 15 21 13 10 3,13 5 Công tác thanh tra, kiểm tra 2 7 14 23 18 3,75
Kết quả đánh giá tại bảng 4.12 cho thấy: Công tác lập và phân bổ kế hoạch vốn của huyện Kiến Xương tương đối tốt, điểm trung bình theo đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát đạt 3,7 điểm. Huyện đã xây dựng được kế hoạch tài chính ngân sách Nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn làm cơ sở thực hiện cho cả giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm được phân bổ cho các dự án đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, có trọng tâm trọng điểm và tương đối hợp lý giữa các ngành và phù hợp với thực tế địa phương, đảm bảo quy định của Luật đầu tư công và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB của huyện luôn thuộc tốp dẫn đầu của cả tỉnh, tỷ lệ giải ngân hàng năm đạt khá cao so với kế hoạch, giảm thiểu chuyển nguồn, kéo dài thanh toán, giúp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án bàn giao đưa vào sử dụng đảm bảo hiệu quả đầu tư của nguồn vốn. Công tác giải ngân đã cơ bản đảm bảo các quy định của Nhà nước; điểm trung bình theo đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát cho tiêu chí này đạt 4,88 điểm, là tiêu chí được chấm điểm cao nhất, nằm trong thang điểm đánh giá rất tốt.
Việc quyết toán chi đầu tư XDCB theo niên độ ngân sách hàng năm đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước cả về nội dung và tiến độ, được các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước đánh giá cao. Công tác quyết toán dự án
hoàn thành đang được thực hiện rất tốt, điểm trung bình theo đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát cho tiêu chí này đạt 4,72 điểm; hiện không có tồn đọng trọng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, tạo điều kiện cho việc tất toán tài khoản, công khai tài chính, hạch toán tài sản, đảnh giá đầu tư được kịp thời, chính xác.
Công tác xử lý nợ đọng XDCB đã được quan tâm đúng mức, góp phần kiểm soát, hạn chế nợ đọng XDCB, tiến tới sẽ xử lý triệt để nợ đọng XDCB. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán ngày càng được tăng cường, góp phần quan trọng trong việc hạn chế, đẩy lùi tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư XDCB.
4.3.2. Những tồn tại hạn chế
Qua đánh giá phân tích thực trạng và căn cứ theo hệ thống chỉ tiêu đánh giá (bảng 4.12), bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện của huyện Kiến Xương còn bộc lộ những hạn chế sau:
- Công tác lập quy hoạch, thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư còn bị xem nhẹ, chưa thực sự khách quan, hệ quả là có nhiều công trình được đầu tư xong chưa phát huy hiệu quả như mong đợi; trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, làm giảm hiệu quả đồng vốn đầu tư.
- Nguồn vốn cho đầu tư XDCB của ngân sách cấp huyện còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư XDCB phát triển kinh tế xã hội của huyện; còn rất nhiều lúng túng, thiếu nhất quán trong việc lựa chọn giữa phát triển kinh tế và xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB.
- Công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB còn nhiều bất cập; trình độ năng lực của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng, cán bộ quản lý đầu tư XDCB còn hạn chế; qua thanh tra, kiểm toán các dự án đầu tư đã bộc lộ rất nhiều sai sót từ khâu chủ trương đầu tư đến khâu quyết toán dự án hoàn thành, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý chi đầu tư XDCB, hiệu quả đầu tư của dự án.
- Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB chưa tạo được tính răn đe, chế tài thực hiện chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng tạm ứng quá hạn, chậm xử lý hoàn trả ngân sách… qua công tác kiểm soát thanh toán chưa phát huy được vai trò kiểm tra, giám sát, phát hiện tiêu cực của cơ quan KBNN.
- Công tác quyết toán dự án hoàn thành vẫn còn tình trạng chậm quyết toán chưa được xử lý triệt để qua các năm, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán đôi khi chưa phát huy hết chức năng, còn để lọt nhiều sai sót được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm toán sau quyết toán.
- Nợ đọng XDCB mặc dù đã được chú trọng xử lý qua các năm nhưng vẫn ở mức cao, một số dự án nợ kéo dài; trong điều kiện nguồn vốn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư XDCB, việc xử lý triệt để nợ đọng XDCB là rất khó khăn.
- Công tác thanh tra, kiểm toán mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa rộng khắp các ngành, lĩnh vực; công tác phối hợp chưa tốt, còn tình trạng chồng lấn, trùng lắp giữa thanh tra, kiểm toán Nhà nước.
- Công tác chuyển giao công nghệ, bảo trì xây dựng còn nhiều hạn chế, nhiều công trình sau khi đầu tư đã xuống cấp nhanh chóng do không được bảo trì, bảo dưỡng đúng quy trình gây lãng phí ngân sách, giảm hiệu quả đầu tư.
4.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Ở phần III, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đã luận giải một cách cụ thể, bao gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Căn cứ đánh giá mức độ ảnh hưởng, có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân chủ yếu gây ra các hạn chế trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Kiến Xương, được tổng hợp qua bảng khảo sát sau:
Số liệu tổng hợp từ (bảng 4.13) có thể kết luận các nguyên nhân của hạn chế trên như sau:
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương
TT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
Số ý kiến (n=64) Tỷ lệ %
1 Hệ thống văn bản pháp luật 41 64,1
2 Cân đối ngân sách 59 92,2
3 Cải cách hành chính 57 89,1
4 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan
5 Công tác cán bộ 56 87,5
4.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư XDCB nói chung và quản lý chi đầu tư XDCB nói riêng thiếu sự đồng bộ, thường xuyên thay đổi, bổ sung, chưa sát với thực tế địa phương gây nhiều khó khăn, phức tạp, làm giảm hiệu quả công tác quản lý.
- Công tác cải cách thủ tục hành chính chưa đạt hiệu quả cao nhất, thủ tục đầu tư XDCB vẫn đang là nhóm thủ tục phức tạp, tốn nhiều thời gian thực hiện, nhiều cửa, nhiều khóa… góp phần làm giảm tiến độ thực hiện dự án, giảm hiệu quả vốn đầu tư.
- Trong giai đoạn 2016-2018, tình hình kinh tế của tỉnh Thái Bình nói chung, huyện Kiến Xương nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; cân đối ngân sách rất khó khăn, nguồn thu của ngân sách hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến việc bố trí nguồn vốn cho đầu tư XDCB, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, kết quả xử lý nợ đọng XDCB và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chi đầu tư XDCB.
4.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác cán bộ trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, trong đó có bao gồm cả công tác cán bộ về quản lý đầu tư XDCB. Nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư XDCB của địa phương đông nhưng chưa mạnh. Ngay trong công tác quản lý đầu tư XDCB, là lĩnh vực nhạy cảm với vấn đề tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí… nhưng có thể nhìn ra một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm… tình trạng chủ quan, duy ý chí, mang nặng tư duy nhiệm kỳ vẫn diễn ra.
Những khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ là vấn đề đáng lo ngại nhất trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và quản lý chi đầu tư XDCB nói riêng của địa phương.
- Còn nhiều sai sót, bất cập trong tất cả các khâu quản lý đầu tư XDCB làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nói chung và hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB nói riêng cần phải chấn chỉnh đồng bộ tất cả các khâu, các ngành để hoàn thiện công tác quản lý, tạo sự đồng thuận, thống nhất về cách thức, quản lý, hướng tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB chưa nhịp nhàng, thống nhất; các cơ quan đơn vị gần như mới chỉ hoàn thiện được phần nhiệm vụ của mình, chưa phối hợp tốt vì mục tiêu chung; do đó, hiệu quả cuối cùng của công tác quản lý chưa cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư của cộng đồng còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đi vào chiều sâu, việc phát hiện, xử lý vi phạm chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa cương quyết, chưa đủ sức răn đe, đẩy lùi tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.
4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN CẤP HUYỆN Ở HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN CẤP HUYỆN Ở HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
Quản lý chi đầu tư XDCB nói chung và quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương nói riêng đều chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khách quan và chủ quan sau:
4.4.1. Các nhân tố khách quan
4.4.1.1. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi đầu tư XDCB
Cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng. Nếu cơ chế, chính sách quản lý đầu tư xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, ngược lại nếu thường xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tư cho XDCB.
Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp hơn sau khi đánh giá, tiếp thu trong quá trình triển khai thực hiện song cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung, quản lý đầu tư và xây dựng nói riêng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống.
Các quy định của Nhà nước về quản lý chi đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN trong những năm qua liên tục thay đổi, điều chỉnh. Có những văn bản mâu thuẫn nhau khi quy định cùng một nội dung làm ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý chi đầu tư của huyện Kiến Xương.
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở huyện Kiến Xương
Các yếu tố
Có ảnh hưởng Yếu tố quan trọng nhất Số ý kiến (N=64) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (N=64) Tỷ lệ (%) Cơ chế, chính sách về quản lý NSNN 61 95,3 19 29,7 Chủ trương, chiến lược quy hoạch 59 92,2 17 26,6
Khả năng nguồn thu NSNN 48 75,0 6 9,4
Năng lực, trình độ cán bộ dự án, chủ đầu tư 64 100,0 25 39,1
Trách nhiệm của chủ đầu tư 51 79,7 7 10,9
Năng lực của các đơn vị thi công 42 65,6 4 6,3
Số lượng công trình, dự án xây dựng cơ bản 36 56,3 3 4,7
Số lượng cán bộ chuyên môn 46 71,9 4 6,3
Công nghệ tin học 29 45,3 5 7,8
Khác 14 21,9 5 7,8
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)
Qua số liệu điều tra bảng 4.14 cho thấy có 61 ý kiến (chiếm 95,3% đối tượng điều tra - đứng thứ 2 trong thứ tự các yếu tố ảnh hưởng) cho rằng cơ chế chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB tại huyện Kiến Xương. Mỗi sự thay đổi về cơ chế chính sách sẽ kéo theo sự thay đổi về việc quản lý chi đầu tư XDCB trên địa bàn huyện. Như vậy, để các công trình xây dựng được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, có hiệu quả thì chính quyền địa phương, ban ngành các cấp cần bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo sự công bằng, chuẩn tắc và đồng bộ.
4.4.1.2. Khả năng về nguồn lực NSNN
Dự toán về chi đầu tư XDCB được lập trên cơ sở tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo nguồn thu trong năm nay để đề ra kế hoạch thu ngân sách; vì vậy, chi đầu tư XDCB không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để lập dự toán chi đầu tư XDCB hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn,
không phụ thuộc vào ngân sách Trung ương cấp hỗ trợ thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý chi đầu tư XDCB và ngược lại.
Các khoản thu ngân sách trên địa bàn huyện Kiến Xương được sử dụng 100% để dành cho đầu tư xây dựng là khoản thu từ tiền sử dụng đất, khoản thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên và một phần khoản thu trợ cấp cân đối ngân sách cấp trên hàng năm; Chưa huy động nguồn lực từ nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, nhiều dự án quan trọng có tính lan tỏa lớn nhưng không có nguồn hoặc chưa đủ nguồn lực để triển khai thực hiện hoàn thành. Việc triển khai thực hiện vốn ĐTPT giai đoạn 2016-2018 phải thực hiện cùng với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên còn nợ đọng XDCB tương đối lớn.
Thực tế điều tra (Bảng 4.14) cho thấy khả năng về nguồn thu NSNN cũng ảnh hưởng mạnh tới việc quản lý chi đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Kiến Xương với 48 ý kiến chiếm 75% số đối tượng điều tra. Tuy đứng thứ năm về