Đặc điểm chung của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 46)

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Kiến Xương có diện tích 19.934,8 ha nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Bình; phía Tây giáp huyện Vũ Thư và Thành phố Thái Bình. Phía Tây Bắc giáp huyện Đông Hưng, Đông Bắc giáp huyện Kiến Xương, phía Đông giáp huyện Tiền Hải. Phía Nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng).

Tháng 12 năm 2007, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định điều chỉnh địa giới hành chính các huyện và thành phố thuộc tỉnh Thái Bình để mở rộng thành phố Thái Bình, thì toàn huyện Kiến Xương còn lại có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 01 thị trấn Thanh Nê và 36 xã. Thị trấn Thanh Nê là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong 03 năm đầu thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2016-2020, với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện cùng với quyết tâm cao của các cấp, các ngành, các địa phương, nền kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá; văn hóa xã hội được duy trì; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định; khả năng hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV là có tính khả thi cao, cụ thể:

3.1.2.1. Về các chỉ tiêu kinh tế

Tính trong 03 năm giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện đạt 10,54%/năm, ước thực hiện giai đoạn 5 năm 2016-2020 là 11,36%/năm; khả năng đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế theo mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV là rất cao (Mục tiêu Đại hội tăng bình quân 8,52%/năm). Trong đó:

a. Về sản xuất nông, lâm, thủy sản

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 3 năm giai đoạn 2016-2018 đạt 1,63%/năm, dự kiến giai đoạn 5 năm 2016-2020 ước đạt 2,43%/năm; như vậy, khả năng đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV là rất cao (Mục tiêu Đại hội tăng bình quân 1,59%/năm).

Duy trì diện tích gieo trồng hàng năm trên 29.000 ha, trong đó diện tích cây màu 6.673 ha; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ được triển khai có hiệu quả theo hướng tích cực; dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; toàn huyện có 24 xã, thị trấn có vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm với tổng diện tích 1.329,23ha, tăng 652,23 ha so với năm 2015.

Tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn được tập trung chỉ đạo quyết liệt; Đến nay, toàn huyện có 536,36 ha diện tích đất đã được tích tụ với quy mô từ 02 ha trở lên tại 20 xã, thị trấn, tăng 416,36 ha so với năm 2015, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Chăn nuôi phát triển ổn định theo hướng chăn nuôi gia trại, trang trại quy mô lớn, chăn nuôi gia công gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; Diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng, đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản ước

đạt 960 ha, tăng 210 ha so với năm 2015, quy hoạch vùng nuôi cá lồng trên sông tại xã An Bình, Quốc Tuấn, Trà Giang; quy hoạch vùng nuôi tôm với diện tích 28ha tại xã Hồng Tiến. Duy trì gần 160 tàu thuyền, sản lượng đánh bắt đạt trên 1.500 tấn/năm.

b. Về công nghiệp - XDCB

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - XDCB bình quân 3 năm giai đoạn 2016-2018 đạt 18,79%/năm, dự kiến giai đoạn 5 năm 2016-2020 ước đạt 19,12%/năm (Trong đó công nghiệp tăng bình quân 12,7%/năm); như vậy, khả năng đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV là rất cao (Mục tiêu Đại hội tăng bình quân 12,59%/năm, trong đó công nghiệp bình quân 10,49%/năm).

Kết quả phát triển kinh tế tư nhân và đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện những năm qua có bước phát triển rõ nét; Tính đến nay, trên địa bàn huyện Kiến Xương có tổng số 358 doanh nghiệp, từ đầu năm 2018 đến nay có 31 Doanh nghiệp thành lập mới và 11 doanh nghiệp phải giải thể; ngoài ra, tổng số hộ kinh doanh cá thể tính đến ngày 30/9/2018 là 3.840 hộ; có 40 Hợp tác xã sản xuất kinh doanh DVNN nhà nước hỗ trợ, 02 Hợp tác xã thành lập mới, 01 Chi nhánh Hợp tác xã.

Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn huyện đã có 23 dự án đầu tư ngoài ngân sách được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có 02 dự án FDI, 21 dự án 100% vốn nhà đầu tư trong nước; phân theo địa bàn, trong 23 dự án có 11 dự án trong CCN và 12 dự án đầu tư ngoài CCN.

Toàn huyện hiện có 07 Cụm công nghiệp trong mạng lưới KCN, CCN của tỉnh, trong đó có 03 Cụm công nghiệp (Vũ Ninh, Vũ Quý, Thanh Tân) đã có các dự án triển khai sản xuất kinh doanh; 04 Cụm công nghiệp còn lại đã có quyết định thành lập và quy hoạch phân khu. Kết quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong các CCN đã góp phần giải quyết việc làm cho 7.563 lao động với tổng mức đầu tư 1.225 tỷ đồng, góp phần đáng kể làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

c. Về Dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Dịch vụ bình quân 3 năm giai đoạn 2016-2018 đạt 8,05%/năm, dự kiến giai đoạn 5 năm 2016-2020 ước đạt 8,18%/năm; như vậy, để phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu Đại hội Đảng

bộ huyện lần thứ XXV là tăng bình quân 8,79%/năm đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải chủ động, tích cực thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển ngành Dịch vụ của huyện trong thời gian tiếp theo. Các chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp STT Chỉ tiêu Đơn vị tính KH 2016- 2020 (%) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh BQ 2016- 2018 (%) 1 Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 8,52 8.143,6 8.980,4 9.951,6 10,54 Trong đó: +Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đồng Tỷ 1,59 2.736,9 2.775,2 2.826,7 1,63 +Công nghiệp và xây dựng đồng Tỷ 12,59 3.336,5 3.959,1 4.708,2 18,79 +Dịch vụ Tỷ đồng 8,79 2.070,2 2.246,1 2.416,7 8,05

2 Giá trị sản xuất bình quân đầu người

Triệu

đồng 43,3 47,0 54,4

3

Cơ cấu Tổng giá trị sản xuất theo ngành kinh tế

(giá hiện hành)

Trong đó:

+Nông, nghiệp, thuỷ sản lâm % 32,4 30,5 28,8 +Công nghiệp và xây dựng % 44,3 45,9 47,1

+Dịch vụ % 23,3 23,6 24,1

Nguồn: Báo cáo Phát triển kinh tế xã hội huyện Kiến Xương giai đoạn (2016-2018)

3.1.2.2. Về các chỉ tiêu xã hội

Tính đến hết năm 2018, các chỉ tiêu xã hội - môi trường của huyện Kiến Xương cơ bản đã đạt ở mức cao; với tình hình chính trị ổn định cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm cao của các cấp, các ngành, các địa phương,

dự kiến khả năng hoàn thành và vượt các chỉ tiêu xã hội - môi trường theo mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV là rất cao. Cụ thể:

a. Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì cả về chất lượng và số lượng; Tỷ lệ các cháu vào mẫu giáo đạt 100%; 100% các trường Tiểu học, Trung học cơ sở đạt phổ cập mức độ 3. Trong 3 năm 2016-2018, toàn huyện có thêm 18 trường đạt chuẩn Quốc gia, tính đến nay toàn huyện có 104/112 bằng 96,4% trường đạt chuẩn Quốc gia, khả năng hoàn thành Mục tiêu Đại hội là có tính khả thi cao (Mục tiêu Đại hội: 100% trường mầm non, 92% trường trung học cơ sở và giữ vững 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia).

Công tác khuyến học, khuyến tài về xây dựng xã hội học tập được thực hiện có nề nếp, 9 xã được công nhận xã hội học tập. Hoạt động trung tâm học tập cộng đồng góp phần tích cực vào kết quả xây dựng đời sống văn hóa, xã hội và xây dựng nông thôn mới của các địa phương.

b. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được thực hiện tốt; đến nay, toàn huyện có 88% số dân tham gia BHYT, 36/37 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về y tế, như vậy khả năng hoàn thành mục tiêu Đại hội có tính khả thi cao (Mục tiêu Đại hội: Đến 2020 có 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới về y tế); tỷ lệ số giường bệnh/vạn dân đạt 28 giường/vạn dân; tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là trạm y tế xã; đến nay, số Bác sỹ đã đạt 5 Bác sỹ/vạn dân, phấn đấu hết 2020 đạt 7 Bác sỹ/vạn dân.

c. Công tác lao động, thương binh và xã hội

Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn huyện đã tổ chức 76 lớp dạy nghề cho trên 2.700 lao động nông thôn. Hằng năm giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động; chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách xã hội, duy trì các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với gia đình và người có công với cách mạng; đồng thời luôn quan tâm đến các hộ nghèo và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm 2016, 2017 xét và đề nghị truy tặng 16 Mẹ Việt Nam anh hùng; trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ 242 nhà xây mới, sửa chữa chữa cho người có công. Các chỉ tiêu xã hội của huyện thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu xã hội STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I DÂN SỐ

- Dân số trung bình Triệu

người 239.253 240.682 241.200

II LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

- Tổng số lao động đang làm việc Người 130.235

125.853

132.000 - Số lao động đi làm việc ở nước ngoài

theo hợp đồng Người 2.430 2.497 2.550 - Tỷ lệ lao động được đào tạo so với

tổng số lao động % 0,80 0,60 0,70

Trong đó: Cơ cấu lao động

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 55,00 53,00 51,00 + Công nghiệp và Xây dựng % 26,00 28,00 30,00

+ Dịch vụ % 19,00 19,00 19,00

III Y TẾ - XÃ HỘI

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế % 86,00 87,00 90,00 - Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt

buộc

Ngh.

người 10,53 10,65 11,35 - Số giường bệnh/1 vạn dân (không tính

giường trạm y tế xã) Giường 25 26 28

- Số bác sỹ/1 vạn dân Bác sỹ 5 5 6

- Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có

bác sỹ làm việc % 82,0 83,0 85,0

- Số trường học đạt chuẩn quốc gia Trường 95/112 99/112 104/112 - Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia % 84,82 88,39 92,86 - Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa % 86,50 86,60 87,00 Nguồn: Báo cáo Phát triển kinh tế xã hội huyện Kiến Xương giai đoạn (2016-2018)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích: 3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích:

Để nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà luận văn đặt ra, tác giả sử dụng cách tiếp cận hệ thống; theo đó việc quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn

NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Kiến Xương thực hiện hệ thống theo chiều dọc từ cấp trên đến cấp dưới, theo chiều ngang từ cơ chế chính sách, xây dựng danh mục dự án và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra.

Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn đã tổng hợp trước đây và kinh nghiệm của một số địa phương để đánh giá và hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện. Công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện bị ảnh hưởng bởi 2 nhóm nhân tố, thứ nhất là đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh, thứ hai là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại Kiến Xương từ năm 2016-2018 thông qua các báo cáo, số liệu của cơ quan nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán và điều tra, khảo sát, phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên đang công tác trong lĩnh vực quản lý chi đầu tư XDCB của huyện, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện quản lý, nêu lên các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Hình 3.2. Khung phân tích của đề tài

Cơ sở lý luận về quản lý chi đầu tư XDCB

Kinh nghiệm của các địa phương

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

Các yếu tố ảnh hưởng

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là các số liệu thứ cấp thu thập trên cơ sở sau:

Thứ nhất, số liệu báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết từng khâu trong công

tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn Nhà nước trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình như UBND cấp tỉnh, cấp huyện, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính, KBNN tỉnh, KBNN huyện, các CĐT.

Thứ hai, tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư XDCB đã được

đăng tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội thảo, kết quả các đợt điều tra của các tổ chức, các bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ ba, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực

XDCB, Ban quản lý dự án, các doanh nghiệp thực hiện công tác tư vấn thi công trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Các số liệu, tài liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu qua điều tra, khảo sát qua các phiếu phỏng vấn và bảng hỏi chuẩn bị sẵn. Các cá nhân được điều tra, phỏng vấn là những cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương, cụ thể:

Tại các xã nghiên cứu điển hình, tiến hành phỏng vấn 51 người, gồm 12 đồng chí Lãnh đạo xã, 35 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên và 04 đơn vị thi công công trình do xã, thị trấn làm chủ đầu tư.

Trên địa bàn huyện, nghiên cứu điển hình chọn phỏng vấn 13 người, gồm 06 cán bộ liên quan đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB: 01 đồng chí lãnh đạo huyện, 01 đồng chí đại diện cho Ban quản lý dự án của huyện, 01 cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch, 01 cán bộ phòng Kinh tế hạ tầng, 01 cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 01 cán bộ thuộc Kho bạc nhà nước huyện; 02 đơn vị thi công công trình do huyện làm chủ đầu tư; 04 đơn vị tư vấn giám sát; 01 đơn vị tư vấn thiết kế dự toán.

Bảng 3.3. Đối tượng điều tra khảo sát

TT Đối tượng

điều tra

Mẫu

điều tra Ghi chú

1 CĐT 13 01 CĐT cấp huyện; 12 CĐT cấp xã, thị trấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 46)