Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 80 - 81)

Qua đánh giá phân tích thực trạng và căn cứ theo hệ thống chỉ tiêu đánh giá (bảng 4.12), bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện của huyện Kiến Xương còn bộc lộ những hạn chế sau:

- Công tác lập quy hoạch, thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư còn bị xem nhẹ, chưa thực sự khách quan, hệ quả là có nhiều công trình được đầu tư xong chưa phát huy hiệu quả như mong đợi; trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, làm giảm hiệu quả đồng vốn đầu tư.

- Nguồn vốn cho đầu tư XDCB của ngân sách cấp huyện còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư XDCB phát triển kinh tế xã hội của huyện; còn rất nhiều lúng túng, thiếu nhất quán trong việc lựa chọn giữa phát triển kinh tế và xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB.

- Công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB còn nhiều bất cập; trình độ năng lực của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng, cán bộ quản lý đầu tư XDCB còn hạn chế; qua thanh tra, kiểm toán các dự án đầu tư đã bộc lộ rất nhiều sai sót từ khâu chủ trương đầu tư đến khâu quyết toán dự án hoàn thành, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý chi đầu tư XDCB, hiệu quả đầu tư của dự án.

- Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB chưa tạo được tính răn đe, chế tài thực hiện chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng tạm ứng quá hạn, chậm xử lý hoàn trả ngân sách… qua công tác kiểm soát thanh toán chưa phát huy được vai trò kiểm tra, giám sát, phát hiện tiêu cực của cơ quan KBNN.

- Công tác quyết toán dự án hoàn thành vẫn còn tình trạng chậm quyết toán chưa được xử lý triệt để qua các năm, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán đôi khi chưa phát huy hết chức năng, còn để lọt nhiều sai sót được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm toán sau quyết toán.

- Nợ đọng XDCB mặc dù đã được chú trọng xử lý qua các năm nhưng vẫn ở mức cao, một số dự án nợ kéo dài; trong điều kiện nguồn vốn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư XDCB, việc xử lý triệt để nợ đọng XDCB là rất khó khăn.

- Công tác thanh tra, kiểm toán mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa rộng khắp các ngành, lĩnh vực; công tác phối hợp chưa tốt, còn tình trạng chồng lấn, trùng lắp giữa thanh tra, kiểm toán Nhà nước.

- Công tác chuyển giao công nghệ, bảo trì xây dựng còn nhiều hạn chế, nhiều công trình sau khi đầu tư đã xuống cấp nhanh chóng do không được bảo trì, bảo dưỡng đúng quy trình gây lãng phí ngân sách, giảm hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 80 - 81)