NSNN CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH 4.1.1. Tổ chức công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương
Tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc chính quyền huyện Kiến Xương trực tiếp tham gia quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN gồm có: HĐND, UBND huyện; phòng Tài chính - Kế hoạch; KBNN huyện Kiến Xương; các đơn vị CĐT dự án (gồm các Ban quản lý dự án của huyện và UBND các xã). Cơ quan chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quản lý chi đầu tư là HĐND huyện Kiến Xương. Cơ quan thực hiện là UBND huyện; phòng Tài chính - Kế hoạch; KBNN huyện Kiến Xương và các đơn vị CĐT dự án. Bên cạnh đó, chính quyền huyện chịu sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự quản lý trực tiếp của: HĐND, UBND tỉnh; các Sở: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư cho các công trình XDCB từ NSNN.
Nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý chi đầu tư: Số lượng nhân lực của các cơ quan thuộc chính quyền huyện cơ bản đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước: Hiện nay UBND huyện có 04 cán bộ lãnh đạo thường trực. Biên chế của phòng Tài chính - Kế hoạch là 11 cán bộ, KBNN huyện có 20 cán bộ… Tuy nhiên chất lượng cán bộ làm công tác quản lý sử dụng vốn Đầu tư XDCB chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc: tình trạng làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo và kiêm nhiệm trong công tác còn phổ biến (đặc biệt là những cán bộ công tác trong khâu quyết toán vốn đầu tư, thẩm định dự án đầu tư); số lượng cán bộ có trình độ đại học, sau đại học chiếm tỷ lệ cao (khoảng 75%) nhưng phần lớn lại không được đào tạo chính quy.
Công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương được tổ chức như hình sau:
Hình 4.1 Bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của chính quyền cấp huyện
Nguồn: Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015)
Ghi chú:
: Hướng thể hiện chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới
: Hướng thể hiện cấp dưới báo cáo với cấp trên và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan.
Phối hợp giữa các cơ quan của chính quyền huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kiến Xương là cơ quan tham mưu giúp HĐND, UBND huyện lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư XDCB. Sau khi được HĐND quyết nghị thông qua, UBND huyện quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư của năm kế hoạch cho các Ban quản lý dự án thuộc huyện và UBND các xã. KBNN huyện sẽ kiểm soát việc thanh toán vốn đầu tư của các dự án theo qui định của nhà nước.
*Phân cấp trong quản lý chi đầu tư XDCB
Phân cấp trong quản lý chi đầu tư XDCB ở huyện Kiến Xương gắn chặt với phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội và phân cấp trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo quy định tại Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND
UBND huyện Kho bạc NN huyện Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Các Ban QLDA thuộc huyện Các UBND xã HĐND huyện
ngày 21/7/2016 của UBND tỉnh Thái Bình về phân cấp quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó:
- UBND huyện được quyết định các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của huyện sau khi thông qua HĐND cùng cấp.
- UBND huyện quyết định đầu tư các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên sau khi có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh về nguồn vốn hỗ trợ.
Việc phân cấp, ủy quyền qua từng năm đã phát huy những tác dụng nhất định như tăng dần thẩm quyền quản lý sử dụng vốn Đầu tư XDCB, làm cho việc giải quyết các thủ tục đầu tư các dự án nhanh hơn, nâng cao khả năng quản lý đầu tư và xây dựng của các cấp chính quyền cơ sở.
Tuy nhiên phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư và xây dựng về cơ bản mới là việc phân cấp, ủy quyền trong thẩm định và phê duyệt các thủ tục đầu tư mà chưa gắn liền với nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách; làm cho chính quyền huyện chưa thật chủ động, năng động; chưa tích cực khai thác nguồn thu và tinh thần tự chịu trách nhiệm chưa cao; phát sinh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp từ ngân sách cấp trên.
*Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị
- UBND cấp huyện: Có thẩm quyền phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi bố trí ngân sách của cấp mình quản lý. Đối với các dự án hỗ trợ từ ngân sách cấp trên thì đóng vai trò CĐT (trừ trường hợp được cấp trên ủy quyền phê duyệt). Như vậy, UBND cấp huyện đang giữ 2 vai trò là Người quyết định đầu tư hoặc CĐT.
+ Đối với vai trò là người Quyết định đầu tư: Phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch vốn, Chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và phê duyệt quyết toán các công trình hoàn thành.
+ Đối với vai trò là CĐT: Thực hiện chức năng theo đúng các quy định hiện hành đối với CĐT.
Phòng Tài chính - Kế hoạch:
+ Đối với dự án do cấp huyện quyết định đầu tư: Thẩm định hồ sơ xin phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ
mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp dự toán chi đầu tư XDCB báo cáo UBND cấp huyện quyết định; thực hiện thẩm tra quyết toán các dự án hoàn thành trình UBND huyện phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra về công tác quản lý chi đầu tư XDCB đối với các đầu mối trực thuộc.
+ Đối với dự án do cấp xã quyết định đầu tư: Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; thẩm tra quyết toán các dự án hoàn thành làm cơ sở cho UBND cấp xã phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra về công tác quản lý chi XDCB đối với các đầu mối trực thuộc.
- CĐT: Lập hồ sơ xin phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư. Căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, thực hiện phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng với đơn vị thi công, các đơn vị tư vấn để triển khai thực hiện dự án. Trực tiếp quản lý hoặc thuê tư vấn quản lý dự án (nếu không đủ năng lực), sau khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tiến hành lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo quy định.
KBNN huyện: Kiểm soát nguồn vốn Đầu tư XDCB từ khâu cấp phát, thanh toán qua ngân sách cấp huyện, cấp xã theo đề nghị của CĐT.
Việc quản lý chi đầu tư XDCB của chủ đầu tư được thể hiện qua mô hình sau:
: Chỉ đạo, điều hành.
: Tham mưu, giúp CĐT quản lý.
Hình 4.2. Mô hình quản lý chi đầu tư XDCB của CĐT
Các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Kiến Xương có hai hình quản lý phổ biến: Đối với UBND cấp huyện thành lập Ban QLDA chuyên trách hoặc Ban
CĐT
Ban QLDA chuyên trách
Ban QLDA kiêm nhiệm
quản lý dự án kiêm nhiệm giúp CĐT quản lý dự án; UBND các xã, thị trấn lựa chọn mô hình quản lý thành lập Ban QLDA kiêm nhiệm cho từng dự án hoặc thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án.
Nhìn chung, với mô hình quản lý như hiện nay cơ bản đã khắc phục được nhược điểm việc tập trung quyền vào một số cơ quan chức năng; tăng cường công tác uỷ quyền để phân định rõ quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư XDCB, có tính chuyên môn hoá cao; cải thiện được các thủ tục hành chính rườm rà qua nhiều cấp… hình thành bộ máy quản lý đồng bộ, thống nhất và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các CĐT là đơn vị sử dụng được giao quản lý một số dự án theo phân cấp (CĐT sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 (hai) tỷ đồng do Ủy ban nhân dân
cấp xã làm CĐT - Nghị định 59/2015/NĐ-CP), đa số các đơn vị này thành lập
Ban QLDA kiêm nhiệm, dẫn đến số cán bộ tham gia quản lý dự án nhiều nhưng không am hiểu lĩnh vực chuyên môn dẫn đến tình trạng lúng túng trong quản lý điều hành.
4.1.2. Tình hình thu - chi ngân sách của huyện Kiến Xương giai đoạn 2016-2018 2016-2018
Trong giai đoạn 2016-2018, huyện Kiến Xương đã có nhiều nỗ lực trong công tác tăng thu ngân sách Nhà nước, tiết kiệm chi, thực hiện cân đối NSNN; huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chống thất thoát thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại; giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành chủ động rà soát, công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; đẩy mạnh cải cách hành chính về thuế tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp. Do đó, mặc dù tình hình chung về thu ngân sách của cả nước còn nhiều khó khăn, nhưng kết quả thu ngân sách địa phương của huyện Kiến Xương vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tình hình thu chi NSNN huyện Kiến Xương giai đoạn 2016-2018 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1. Thu chi NSNN huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2018 STT Chỉ tiêu 2016 (Tỷ đồng) 2017 (Tỷ đồng) 2018 (Tỷ đồng) So sánh BQ cho cả GĐ (%) I Tổng thu NSNN 1.091,4 819 970,2 -5,7
1 Thu nội địa 383,4 71,8 111,4 -46,1
2 Thu chuyển nguồn 21,6 7,1 4,1 -56,4
3 Thu bổ sung từ nguồn NS
cấp trên 667,2 736,4 836,2 12,0
4 Thu kết dư ngân sách 4,8 0,6 1 -54,4
5 Các khoản thu QL qua
NSNN 14,4 3 17,5 10,2
II Chi ngân sách địa phương 889,6 818 931,1 2,3
1 Chi ĐTPT 277,3 177,1 199,7 -15,1
Trong đó: Chi XDCB 237 144,1 165,6 -16,4
2 Chi thường xuyên 570,6 442,4 456,8 -10,5
3 Chi chương trình MTQG 5,4
4 Chi trợ cấp 191,3 251
5 Chi tạm ứng 6
6 Chi chuyển nguồn NS sang năm sau 21,8 4
7 Các khoản chi QL qua NSNN 14,4 3 17,5 10,2 Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN huyện Kiến Xương (2016-2018)
Số liệu tổng hợp về tình hình thu chi NSNN huyện Kiến Xương giai đoạn 2016-2018 (Bảng 4.1) cho thấy tỷ trọng chi đầu tư XDCB trong tổng chi NSNN đã được điều chỉnh giảm qua các năm; bình quân cả giai đoạn 2016-2018 chi đầu tư XDCB chiếm 20,7% tổng chi NSNN (giảm bình quân 16,4%/năm). Tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng giảm, từ mức 64% tổng chi NSNN năm 2016 xuống 49% năm 2018 (bình quân giảm 10,5%/năm). Nguyên nhân là do tổng thu NSNN của huyện giảm (bình quân giảm 5,7%/năm), cân đối ngân sách của huyện Kiến Xương vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh, nguồn thu đất đai, tài nguyên và bán tài sản nhà nước.
Do đó, giải pháp căn cơ để đạt được cân đối tài chính ngân sách trong trung và dài hạn là bên cạnh những nỗ lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh
doanh để tăng thu, vẫn phải thực hiện cơ cấu lại NSNN và nợ công toàn diện, kịp thời, nhằm lành mạnh hóa nền tài chính ngân sách, củng cố nền tảng vĩ mô vững chắc, cải thiện dư địa chính sách tài khóa để thực hiện hiệu quả vai trò điều tiết nền kinh tế, cần cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư; giảm tỷ trọng chi thường xuyên; đảm bảo chi trả nợ. Tái cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên gắn với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi tiêu ngân sách trong thực hiện chủ trương, định hướng, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội... Khắc phục căn bản tình trạng bố trí chi ĐTPT vượt khả năng cân đối NSNN, dàn trải, kéo dài thời gian, lãng phí, nợ đọng XDCB, nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN nói riêng, đầu tư công nói chung. Xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm trong phạm vi Kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm, mang tính định hướng chiến lược lớn. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng dự toán NSNN, trong đó có kế hoạch ĐTPT hằng năm cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tổng vốn XDCB 3 năm 2016 - 2018 của huyện là 546,7 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ là 261 tỷ đồng (tăng bình quân 12%/năm), ngân sách huyện 238,9 tỷ đồng (giảm bình quân 27,7%/năm)
Bảng 4.2. Chi XDCB trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2018
ĐVT: tỷ đồng STT Nguồn vốn 2016 2017 2018 So sánh bình quân cho cả GĐ (%) Tổng số 237 144,1 165,6 -16,4 1 Ngân sách tỉnh hỗ trợ 80,3 80 100,7 12,0 1.1 Bổ sung có mục tiêu 80,3 56,9 73 -4,7
1.2 Nguồn phân cấp cân đối NSĐP 23,1 27,7
2 Vốn NS cấp huyện 117,1 60,6 61,2 -27,7
2.1 Nguồn thu tiền sử dụng đất 117,1 26,1 57,2 -30,1 2.2 Nguồn tiết kiệm và nguồn vốn
khác 34,5 4
3 Nguồn xổ số kiến thiết 3,5 3,7
4 Ghi thu, ghi chi 39,5
Nguồn: Báo cáo Đầu tư XDCB của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kiến Xương giai đoạn (2016-2018)
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN KIẾN XƯƠNG CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN KIẾN XƯƠNG
4.2.1. Quản lý công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB
Trong giai đoạn 2016-2018, công tác xây dựng định mức chi đầu tư XDCB ngân sách huyện Kiến Xương đã thực hiện theo đúng các quy định của Luật NSNN, các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, đảm bảo mục tiêu đầu tư tỉnh giao và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện. UBND huyện Kiến Xương đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, phối hợp chặt chẽ trong công tác lập, phân bổ kế hoạch chi đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện đạt nhiều kết quả tốt; trong công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện, huyện Kiến Xương đã ưu tiên bố trí thanh toán xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; bố trí vốn cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp, chỉ bố trí vốn cho các dự án khởi công mới là các dự án trọng điểm, các dự án thực sự cấp bách; quán triệt thực hiện nghiêm túc Luật đầu tư công, việc bố trí kế hoạch vốn được thực hiện cơ sở thứ tự ưu tiên quy định tại Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Hàng năm, Kiểm toán Nhà nước khu vực XI đều thực hiện kiểm toán thu chi ngân sách của huyện Kiến Xương, qua kết quả Kiểm toán cho thấy, công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện đã cơ bản tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước; đã ưu tiên phân bổ kế hoạch vốn để thanh toán nợ đọng XDCB; việc giao kế hoạch vốn đảm bảo đúng đối tượng, mục đích sử dụng vốn, đảm bảo thời gian theo quy định hiện hành của Nhà nước.