Quản lý thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 67 - 73)

bố trí hoàn thành dứt điểm các dự án, gây nợ đọng XDCB.

Bảng 4.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ hạn chế về công tác lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB tại huyện Kiến Xương

Chỉ tiêu Số ý kiến (n=64) Tỷ lệ %

Ước lượng các nguồn vốn đầu tư công trung

hạn và hàng năm 63 98,4

Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối

vốn 59 92,2

Phân bổ vốn đầu tư cho các dự án do hạn chế

về nguồn vốn 62 96,9

Khác 4 6,3

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra ( 2018)

4.2.2. Quản lý thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại huyện Kiến Xương huyện Kiến Xương

Trong giai đoạn 2016-2018, công tác quản lý cấp phát, thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Kiến Xương đã đi vào nền nếp, đảm bảo tiến độ.

Về phía cơ quan Tài chính, đã làm tốt công tác đăng ký mã số quan hệ ngân sách cho các dự án đầu tư XDCB, thời gian thực hiện cấp mã số dự án đầu tư được rút xuống chỉ còn 03 ngày làm việc, tạo điều kiện cho Chủ đầu tư sớm hội tụ đủ các điều kiện để thực hiện mở tài khoản, giao dịch thanh toán. Công tác nhập TABMIS vốn đầu tư XDCB luôn được đảm bảo kịp thời sau khi có quyết

định phê duyệt kế hoạch vốn cho các dự án; dự toán nhập TABMIS đã đảm bảo đáp ứng tiến độ thanh toán cho các dự án đồng thời hài hòa, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, tồn quỹ ngân sách trong cùng thời điểm.

Về phía cơ quan KBNN, đã thực hiện công khai quy trình, hướng dẫn cụ thể về quy định, điều kiện mở tài khoản; quy trình quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, trong đó, công khai, quy định cụ thể về tài liệu, trình tự, thủ tục giải quyết công việc, trình tự luân chuyển chứng từ, thời hạn giải quyết chứng từ... để các Chủ đầu tư, đơn vị liên quan dễ dàng tiếp cận, phối hợp thực hiện đảm bảo hiệu quả, tiến độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Cơ sở vật chất, các công nghệ hỗ trợ thanh toán cũng liên tục được bổ sung, đổi mới góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB.

Tổng vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện được bố trí trong giai đoạn 2016-2018 là: 570.850 triệu đồng; số vốn đã thanh toán trong giai đoạn này là: 546.700 triệu đồng, đạt tỷ lệ thanh toán 95,7%. Đây là tỷ lệ thanh toán cao so với mặt bằng chung cả nước (dưới 80%), đặc biệt trong điều kiện quy định của Luật đầu tư về thời hạn thanh toán đến hết 31/12 năm sau năm kế hoạch.

Bảng 4.5. Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện qua các năm 2016-2018

Năm (Triệu đồng) Kế hoạch (Triệu đồng) Thực hiện

Tỷ lệ thanh toán so với kế hoạch giao

(%)

2016 240.250 237.000 98,6

2017 155.500 144.100 92,6

2018 175.100 165.600 94,6

Tổng 570.850 546.700 95,7

Nguồn: Phòng TC-KH huyện Kiến Xương (2016-2018). Trong tổng số vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện thanh toán giai đoạn 2016-2018 (546.700 triệu đồng), thanh toán khối lượng hoàn thành đạt: 530.299 triệu đồng (tương đương 97% tổng giá trị thanh toán), tạm ứng: 16.401 triệu đồng (tương đương 3% tổng giá trị thanh toán). Cụ thể tình hình thanh toán, tạm ứng qua các năm được thể hiện qua hình sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 4.3. Tình hình thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện 2016-2018

Nguồn: Phòng TC-KH huyện Kiến Xương (2016-2018)

Số dư tạm ứng chưa thu hồi tính lũy kế đến 31/12/2018 là: 6.242 triệu đồng, trong đó tạm ứng trong niên độ 2018 là 4.968 triệu đồng, tạm ứng chưa thu hồi của các năm trước là 1.274 triệu đồng; các dự án tạm ứng quá hạn nhiều năm nhưng chưa thu hồi được nguyên nhân chủ yếu là đo Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong việc đôn đốc hoàn ứng theo quy định.

Bảng 4.6. Tổng hợp ý kiến về hạn chế thanh toán vốn đầu tư

Chỉ tiêu Số ý kiến (n=64) Tỷ lệ %

Số lượng dự án lớn 45 70,3

Thanh toán tập trung vào cuối năm 40 62,5

Cơ chế thanh toán phức tạp 35 54,7

Chế tài xử lý vi phạm 25 39,1

Khác 5 7,8

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)

Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra ở Bảng 4.6 cho thấy công tác cấp phát, thanh toán vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện còn một số hạn chế tồn tại sau:

- Số lượng dự án đầu tư XDCB tương đối lớn, trong khi đó cán bộ kiểm soát chi tại KBNN còn hạn chế (phòng kiểm soát chi KBNN có khoảng 15-18

nhưng phải kiểm soát chi cả chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB và thực hiện các báo cáo theo quy định) với 70,3% ý kiến đánh giá; việc kiểm soát thanh toán phải mất nhiều thời gian và khâu kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nhiều thủ tục rườm rà, có quá nhiều khâu về thủ tục được thanh toán, nên vẫn còn tình trạng tồn đọng hồ sơ, việc thanh toán chậm so với thời gian quy định.

- Nhiều Chủ đầu tư thường dồn hồ sơ, thủ tục và quyết toán vào những tháng cuối năm mới thanh toán với 62,5% ý kiến đánh giá, trong khi các doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để thực hiện công tác thi công, điều này ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cơ chế 1 cửa thanh toán chưa được thực hiện tốt, chủ đầu tư đến thanh toán còn phải qua nhiều khâu, gặp nhiều người, làm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán, dễ phát sinh tiêu cực với 54,7% ý kiến đánh giá. Cần phải cải thiện hơn nữa về quy trình thanh toán, đơn giản hóa hồ sơ thanh toán, giảm độ trễ chuyển tiền giữa KBNN và Ngân hàng, đề cao hơn nữa văn hóa, thái độ cán bộ kiểm soát chi.

- Hiện nay, tỉnh Thái Bình có chỉ thị cơ quan KBNN không được thanh toán dự án khởi công mới khi còn nợ đọng XDCB, tuy nhiên việc kiểm soát thanh toán các dự án khởi công mới còn chưa được nhất quán, hiện nay huyện Kiến Xương còn nợ đọng XDCB tuy nhiên một số dự án khởi công mới vẫn được thanh toán vốn đầu tư XDCB hàng năm, một số dự án thì không được thanh toán, không có quy định cụ thể về tiêu chí dự án khởi công mới đặc biệt được thanh toán, do đó, tạo nên tâm lý không tốt cho doanh nghiệp, phát sinh cơ chế xin cho trong thanh toán vốn cho dự án khởi công mới.

- Các sai sót trong quá trình đề nghị thanh toán gây ảnh hưởng đến tiến độ, công việc thanh toán, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xây dựng chưa có các chế tài việc áp dụng xử phạt kịp thời, dẫn tới không chấn chỉnh được kịp thời thái độ, trách nhiệm của một số chủ đầu tư.

- Theo quy định hiện nay, KBNN phải có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều, số lượng dự án lớn, dẫn tới KBNN chưa kiểm soát được chặt chẽ việc quản lý sử dụng tiền tạm ứng theo quy định.

- Chất lượng công tác thanh toán thời gian gần đây mới chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát thành phần, số lượng hồ sơ thanh toán, việc đảm bảo mẫu

thanh toán... chưa kiểm soát được chất lượng hồ sơ thanh toán kèm theo, biểu hiện của việc này là gần như không có các khoản KBNN từ chối thanh toán, hoặc kiến nghị cơ quan tài chính, UBND huyện giảm trừ thanh toán. Do đó, hiệu quả quản lý chi chưa được chia sẻ tích cực tại khâu kiểm soát thanh toán.

Mặt khác, thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau tình trạng nợ đọng XDCB của huyện diễn ra khá phổ biến và ở mức độ tương đối xấu, gây ra các hậu quả như: Công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên... Thực trạng trên đã và đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững của huyện.

- Tổng số nợ đọng XDCB của ngân sách cấp huyện đến hết niên độ ngân sách năm 2016 là: 89.303 triệu đồng. Trong đó: Nợ đọng XDCB của các dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán: 35.982 triệu đồng; Nợ đọng XDCB của các dự án hoàn thành chưa phê duyệt quyết toán: 32.334 triệu đồng; Nợ đọng XDCB của các dự án đang triển khai thực hiện: 20.987 triệu đồng;

- Tổng số nợ đọng XDCB của ngân sách cấp huyện đến hết niên độ ngân sách năm 2017 là: 55.435 triệu đồng; giảm so với nợ XDCB đến hết niên độ năm 2016 là: 33.868 triệu đồng (tỷ lệ giảm 38%). Trong đó: Nợ đọng XDCB của các dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán: 19.640 triệu đồng, giảm so với nợ XDCB đến hết niên độ năm 2016 là: 16.342 triệu đồng (tỷ lệ giảm 45%); Nợ đọng XDCB của các dự án hoàn thành chưa phê duyệt quyết toán: 22.376 triệu đồng, giảm so với nợ XDCB đến hết niên độ năm 2016 là: 9.958 triệu đồng (tỷ lệ giảm 31%); Nợ đọng XDCB của các dự án đang triển khai thực hiện: 13.419 triệu đồng, giảm so với nợ XDCB đến hết niên độ năm 2016 là: 7.568 triệu đồng (tỷ lệ giảm: 36%).

- Tổng số nợ đọng XDCB của ngân sách cấp huyện đến hết niên độ năm 2018 (đã cân đối KHV đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018-2020) là: 51.047 triệu đồng; giảm so với nợ XDCB đến hết niên độ năm 2017 là: 4.388 triệu đồng (tỷ lệ giảm 7,9%). Trong đó: Nợ đọng XDCB của các dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán: 9.816 triệu đồng, giảm so với nợ XDCB đến hết niên độ năm 2017 là: 9.824 triệu đồng (tỷ lệ giảm 50%); Nợ đọng XDCB của các dự án hoàn thành chưa phê duyệt quyết toán: 21.349 triệu đồng, giảm so với nợ

XDCB đến hết niên độ năm 2017 là: 1.027 triệu đồng (tỷ lệ giảm 5%); Nợ đọng XDCB của các dự án đang triển khai thực hiện: 19.882 triệu đồng, tăng so với nợ XDCB đến hết niên độ năm 2017 là: 6.463 triệu đồng (tỷ lệ tăng 48%).

Tình hình nợ đọng XDCB ngân sách cấp huyện giai đoạn 2016-2018 của huyện Kiến Xương thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản ngân sách cấp huyện giai đoạn 2016-2018 của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ XDCB của DAHT đã PDQT 35.982 19.640 9.816

Nợ XDCB của DAHT chưa PDQT 32.334 22.376 21.349

Nợ XDCB của dự án đang triển khai 20.987 13.419 19.882

Tổng cộng 89.303 55.435 51.047

Nguồn: số liệu tổng hợp nợ XDCB tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020 của phòng Tài chính Đầu tư - sở Tài chính Thái Bình

Số liệu tổng hợp tại bảng 4.7 cho thấy tình hình nợ đọng XDCB của huyện đã có dấu hiệu giảm mạnh qua các năm 2016-2018, đặc biệt là nợ đọng XDCB của các dự án hoàn thành đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán, điều này cũng thể hiện nỗ lực quản lý chi đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện trong việc bố trí nguồn lực thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, việc xử lý nợ đọng XDCB chưa được triệt để qua các năm.

Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN là:

- Nhiều chủ đầu tư và các đơn vị chủ quản còn tư tưởng cho rằng nếu công trình được duyệt sử dụng vốn ngân sách thì cứ triển khai xây dựng, không quan tâm nhiều đến khả năng cân đối vốn trong kế hoạch hàng năm, nếu thi công vượt khối lượng được giao sẽ chờ xin vốn Nhà nước để bổ sung thanh toán, làm mất cân đối giữa mục tiêu đầu tư và khả năng cân đối vốn của kế hoạch năm sau.

- Chưa có những giải pháp cụ thể và có hiệu lực để thống nhất trong quản lý nhằm kiểm soát và hạn chế được việc duyệt dự án đầu tư không cân đối với khả năng nguồn vốn hiện có hoặc triển khai thực hiện vượt khả năng cân đối vốn hàng năm. Vốn để lại đối ứng không đáp ứng được yêu cầu.

- Nhiều công trình với lượng vốn bố trí quá ít không đủ để hoàn thành một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả cho tư vấn cần phải thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 67 - 73)