Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 89 - 104)

Qua đánh giá thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Kiến Xương thời gian qua, luận văn đã cơ bản làm rõ những mặt tích cực; hạn chế; nguyên nhân của hạn chế; từ cơ sở lý luận - cơ sở thực tiễn quản lý chi đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện, tác giả đề xuất một

số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Kiến Xương. Cụ thể như sau:

4.5.2.1. Về công tác tổ chức, cán bộ

Trong công tác quản lý đầu tư XDCB nói chung và quản lý chi đầu tư XDCB nói riêng, thì bộ máy tổ chức quản lý và từng con người cụ thể của bộ máy đó là nhân tố quyết định rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý, đặc biệt là quản lý chi đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước. Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra ở Bảng 4.15 cho thấy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Địa phương cần quán triệt và kế hoạch cụ thể đối với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” - bước đột phá chiến lược về công tác cán bộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản khóa XII. Nghị quyết đã thể hiện ý chí sắt đá của Đảng ta về mục tiêu, lý tưởng quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc như Bác Hồ hằng mong ước, thực hiện hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình với toàn thể dân tộc Việt Nam.

- Tăng cường quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, mỗi cán bộ đảng viên phải nâng cao ý thức rèn luyện, phấn đấu thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, hết lòng vì nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng, thật sự tiên phong đi đầu trong mọi công việc... Đối với các đồng chí là đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo trong công tác quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản cần phải thật sự tiên phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, phải biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của quần chúng, khắc phục những biểu hiện cá nhân độc đoán, chuyên quyền. Tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cho từng chức danh theo quy hoạch. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là cán bộ có trình dộ đại học về công tác quản lý lý nhà nước về xây dựng, các cán bộ chuyên môn về quy hoạch, lập dự án, thẩm định, kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng cơ bản.

- Triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực của huyện: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực huyện Kiến Xương giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2020; Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

- Thực hiện đổi mới tổ chức quản lý và cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, chủ động khai thác các tiềm năng, nguồn lực để thực hiện tốt các giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của huyện.

- Tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng nhân lực quản lý lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB để phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại kịp thời, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể của vị trí công tác, đáp ứng nhu cầu về quản lý đầu tư XDCB; đặc biệt là quản lý đầu tư của cấp Xã.

- Bổ sung hoàn thiện và phát huy hiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ cao của huyện theo hướng thiết thực, cụ thể về nhiệm vụ và kết quả đầu ra của mỗi vị trí, công việc, chức danh công tác; ưu tiên thu hút các nhà trí thức, các chuyên gia, các nhà khoa học..v..v là người Thái Bình đang sinh sống và làm việc ở các địa phương khác trong nước và ở nước ngoài. Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học có chuyên ngành phù hợp để công tác tại xã, phường, thị trấn để tạo nguồn cho cán bộ lãnh đạo quản lý ở các đơn vị cơ sở.

- Thực hiện xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút tối đa nguồn vốn ngoài Ngân sách nhà nước, đặc biệt là vai trò của các doanh nghiệp trong đào tạo, vừa huy động được nguồn vốn cho phát triển nhân lực,vừa gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.

- Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thường hay gắn với một số hiện tượng không tốt như thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Do vậy, cần phải nâng cao công tác giáo dục tư tưởng, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, đi đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, nâng cao tính gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư trong XDCB.

Bảng 4.15 Tổng hợp ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

TT Tiêu chí

Kết quả đánh giá (n=64)

Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất,

năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 64 100

2 Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên

môn nghiệp vụ 64 100

3

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

của huyện 59 92,2

4 Có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài 61 95,3 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2018)

4.5.2.2. Về công tác quy hoạch, lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

a. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch phát triển, quy hoạch xây dựng

Qua phân tích thực trạng công tác quy hoạch, có thể thấy quản lý, thực hiện quy hoạch và chất lượng đồ án quy hoạch là hai vấn đề nổi cộm. Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra ở Bảng 4.16 cho thấy, để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển, quy hoạch xây dựng cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

- Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công

tác quy hoạch; cần phải có giải pháp lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quy hoạch đảm bảo các phẩm chất đáp ứng công tác quy hoạch, có tư duy và kiến thức để có khả năng đánh giá phân tích mọi yếu tố có liên quan, kết hợp hợp lý giữa lý thuyết và thực tế và đề xuất được giải pháp quy hoạch đúng, phải biết thể hiện tư duy của mình một cách rõ ràng để cộng đồng hiểu được bằng các bản vẽ, thuyết minh và cuối cùng là phải có khả năng lập luận để bảo vệ những ý kiến đúng của mình.

- Thứ hai, việc nghiên cứu lựa chọn và chuyển giao công nghệ phần mềm

để phục vụ quá trình nghiên cứu thiết kế các đồ án quy hoạch, nâng cao chất lượng trang thiết bị cho phù hợp cần phải được quan tâm và đầu tư thích đáng trong các tổ chức tư vấn và nghiên cứu thiết kế quy hoạch để quốc tế hoá sản phẩm, đáp ứng yêu cầu mở rộng quan hệ, giao lưu trong quá trình hội nhập của đất nước.

- Thứ ba, đổi mới nội dung và xây dựng phương pháp luận quy hoạch trên cơ sở các đề tài nghiên cứu khoa học để tạo ra một hệ thống các quy định, tiêu chuẩn quy phạm phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đồ án.

- Thứ tư, xây dựng được hội đồng khoa học phục vụ cho công tác xét duyệt

quy hoạch có trình độ, hiểu thực tế để có thể hiểu rõ ý nghĩa của việc quy hoạch, cải tiến các thủ tục phê duyệt và tập trung đúng thời điểm, hạn chế ý chí chủ quan trong việc thẩm định, xét duyệt quy hoạch... qua đó xét duyệt được các đồ án quy hoạch đảm bảo chất lượng và tiến độ.

- Thứ năm, có sự chỉ đạo từ Chính phủ đối với các bộ, ngành Trung ương

và của chính quyền các địa phương với các cơ sở ban ngành của tỉnh, nhằm thống nhất phối hợp trong quá trình nghiên cứu quy hoạch cả về nội dung và thời gian để nâng cao hiệu quả của các đồ án.

Bảng 4.16. Tổng hợp ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch phát triển, quy hoạch xây dựng

TT Tiêu chí

Kết quả đánh giá (n=64)

Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục

vụ cho công tác quy hoạch 64 100

2 quan tâm và đầu tư thích đáng trong các tổ chức tư vấn và nghiên cứu thiết kế quy hoạch 61 95,3 3

Đổi mới nội dung và xây dựng phương pháp luận quy hoạch trên cơ sở các đề tài nghiên cứu khoa

học 60 93,8

4

Xây dựng được hội đồng khoa học phục vụ cho công tác xét duyệt quy hoạch có trình độ, hiểu

thực tế 61 95,3

5

Có sự thống nhất phối hợp giữa các cấp trong quá trình nghiên cứu quy hoạch để nâng cao hiệu quả của các đồ án

64 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra năm (2018)

b. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trong điều kiện nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB ngày càng hạn hẹp, trong khi các dự án đầu tư XDCB phê duyệt quá nhiều vượt khả năng cân đối vốn, thì công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho các dự án cần được chú trọng nhằm thực hiện phương hướng, cơ cấu, mục tiêu kế hoạch đã đề ra tạo điều kiện thời gian cho việc lập dự án. Cơ chế điều hành kế hoạch đầu tư trong

thời gian qua bộc lộ những nhược điểm như: Kế hoạch bố trí dàn trải, thiếu tập trung, bố trí kế hoạch theo kiểu chia phần, ít chú ý đến hiệu quả kinh tế, chưa phân loại các loại dự án nhằm huy động nguồn lực từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu cực, chạy vốn, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản. Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra ở Bảng 4.17 cho thấy, để nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB cần được đổi mới và hoàn thiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, phải xây dựng rõ quy định phân cấp quản lý về đầu tư, đây là hạn

chế chưa xác định rõ trong thời gian vừa qua. Xác định được những chương trình, dự án do cấp huyện quyết định đầu tư (sử dụng nguồn vốn cấp tỉnh, vốn từ ngân

sách Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách cấp huyện), những chương trình, dự án do

địa phương đầu tư nhưng được ngân sách cấp trên hỗ trợ và tỷ lệ hỗ trợ (Ví dụ trường tiểu học, trạm y tế, đường giao thông cấp xã do cấp xã đầu tư nhưng có hỗ trợ ngân sách cấp trên), phân cấp các cấp địa phương phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án. Từ việc phân cấp này các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, cân đối nguồn lực địa phương của cấp mình quản lý, tránh chồng chéo trong xác định thẩm quyền phê duyệt các trình tự thủ tục đầu tư, hạn chế tình trạng “xin cho”, công khai minh bạch phân bổ nguồn lực trong đầu tư từ NSNN.

Thứ hai, các cấp chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã phải lập kế hoạch

đầu tư trung hạn và dài hạn theo ngành, lĩnh vực, đồng thời thường xuyên rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, bảo đảm tính hợp lý và hiệu quả; tránh dàn trải và phân tán vốn. Do nhu cầu đầu tư XDCB các địa phương rất lớn, trong khi NSNN có hạn, do vậy các cấp chính quyền địa phương phải xây dựng tiêu chí để lựa chọn dự án được đầu tư từ NSNN trong từng giai đoạn, bảo đảm hài hòa mục tiêu kinh tế xã hội.

Thứ ba, kế hoạch vốn hàng năm phải cương quyết loại trừ những dự án không

đủ điều kiện ghi kế hoạch ra khỏi năm kế hoạch (dự án chưa có quyết định chủ trương đầu tư, chưa có trong kế hoạch trung hạn, chưa có quyết định phê duyệt dự án). Mức vốn giao cho từng danh mục dự án phải phù hợp tiến độ thực hiện, có như vậy mới bảo đảm cho việc triển khai dự án kịp trong năm kế hoạch và không dồn việc vào tháng cuối năm, đồng thời làm trong sạch quan hệ giữa CĐT và nhà thầu trong việc xác định khối lượng xây dựng hoàn thành trong năm kế hoạch. Những dự án đã giao kế hoạch vốn nhưng xét thấy không thể thực hiện được hết toàn bộ hoặc một phần kế hoạch vốn đã giao thì cương quyết cắt hoặc giảm kế hoạch, để bổ sung vào những dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng chưa có vốn để thanh toán.

Thứ tư, hằng năm bố trí nguồn vốn trong kế hoạch dành cho công tác chuẩn bị đầu tư để các đơn vị thuê các đơn vị tư vấn, chuyên gia lập đề xuất chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư trước khi triển khai thực hiện, mục tiêu để các đơn vị và cơ quan Nhà nước có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện tránh việc khi đầu tư thấy lãng phí, hoặc điều chỉnh làm kéo dài thời gian thực hiện.

Thứ năm, hạn chế việc bố trí kế hoạch vốn ứng trước và tăng cường quản lý

chặt chẽ nguồn vốn ứng trước theo đúng quy định của Luật Đầu tư công (Quốc hội, 2014) và Luật Ngân sách nhà nước (Quốc hội, 2015). Những loại vốn này gọi là ứng trước kế hoạch vốn đầu tư công năm sau năm kế hoạch. Việc ứng trước kế hoạch vốn theo đúng quy định là để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trong khi chưa được cấp có thẩm quyền bố trí kế hoạch vốn năm kế hoạch hoặc bố trí nhưng chưa đủ để đảm bảo nguồn lực thi công dự án. Việc thông báo ứng trước kế hoạch vốn cho thấy việc bố trí kế hoạch vốn chưa đảm bảo đúng quy định và thực tế thi công của dự án, gây không ít khó khăn cho công tác theo dõi và quản lý kế hoạch vốn đầu tư công, không phân định rõ ràng nhiệm vụ trong điều hành kế hoạch vốn của bộ phận Kế hoạch với điều hành ngân sách của bộ phận Tài chính để thực hiện thu hồi.Với bất cập như vậy đề nghị quy định hạn chế việc ứng trước kế hoạch vốn đầu tư công và tăng cường, phân định rõ việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn ứng trước.

Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB

TT Tiêu chí

Kết quả đánh giá (n=64)

Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Quy định phân cấp quản lý về đầu tư 59 92,2

2 Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn theo ngành,

lĩnh vực 64 100

3 Điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án 64 100 4 Bố trí kế hoạch vốn hàng năm giành một phần cho công tác chuẩn bị đầu tư 55 85,9 5 Bố trí kế hoạch vốn ứng trước theo đúng quy định 64 100 6 Xác định rõ nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn đầu tư 63 98,4

Thứ sáu, xác định rõ nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khuyến khích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 89 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)