Quản lý công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)

Trong giai đoạn 2016-2018, công tác xây dựng định mức chi đầu tư XDCB ngân sách huyện Kiến Xương đã thực hiện theo đúng các quy định của Luật NSNN, các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, đảm bảo mục tiêu đầu tư tỉnh giao và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện. UBND huyện Kiến Xương đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, phối hợp chặt chẽ trong công tác lập, phân bổ kế hoạch chi đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện đạt nhiều kết quả tốt; trong công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện, huyện Kiến Xương đã ưu tiên bố trí thanh toán xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; bố trí vốn cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp, chỉ bố trí vốn cho các dự án khởi công mới là các dự án trọng điểm, các dự án thực sự cấp bách; quán triệt thực hiện nghiêm túc Luật đầu tư công, việc bố trí kế hoạch vốn được thực hiện cơ sở thứ tự ưu tiên quy định tại Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Hàng năm, Kiểm toán Nhà nước khu vực XI đều thực hiện kiểm toán thu chi ngân sách của huyện Kiến Xương, qua kết quả Kiểm toán cho thấy, công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện đã cơ bản tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước; đã ưu tiên phân bổ kế hoạch vốn để thanh toán nợ đọng XDCB; việc giao kế hoạch vốn đảm bảo đúng đối tượng, mục đích sử dụng vốn, đảm bảo thời gian theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tổng hợp phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện của huyện Kiến Xương được thể hiện qua bảng sau:

Số liệu tổng hợp tại bảng 4.3 cho thấy trong giai đoạn 2016-2018 ngân sách huyện Kiến Xương đã đầu tư mạnh cho các hoạt động nhằm phục vụ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, công thương, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch, tài nguyên và các hoạt động kinh tế khác. Năm 2016, đầu tư cho các hoạt động kinh tế là 195.140 triệu đồng chiếm 82,3% trong tổng vốn đầu tư XDCB. Năm 2017 là 100.360 triệu đồng chiếm 69,6% tổng vốn đầu tư XDCB được bố trí. Năm 2018

là 130.460 triệu đồng chiếm 78,8% tổng vốn đầu tư XDCB của huyện. Hệ thống giao thông, thủy lợi đã được bê tông hoá góp phần thay đổi bộ mặt thôn xóm, thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu kinh tế của nhân dân tại huyện. Hệ thống kênh mương của 37 xã, thị trấn tại huyện phần lớn đã được kiên cố hoá góp phần tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, hạn chế thất thoát nước, chủ động trong tưới tiêu, sản lượng nông nghiệp tăng cao hơn, đời sống nhân dân được cải thiện.

Bảng 4.3. Bảng tổng hợp phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện ở huyện Kiến Xương giai đoạn 2016-2018

TT Lĩnh vực đầu tư

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số dự án KH vốn (Tr.đồng) Số dự án (Tr.đồng)KH vốn Số dự án KH vốn (Tr.đồng) 1 Quốc phòng 1 3.200 0 0,00 1 4.100

2 An ninh và trật tự an toàn xã hội 1 5.200 1 980 1 6.340 3 Giáo dục - đào tạo và dạy nghề 3 8.700 2 4.800 2 4.500 4 Khoa học và công nghệ 1 900 1 3.300 2 3.900 5 Y tế, dân số và gia đình 4 7.100 2 9.870 1 5.800 6 Bảo vệ môi trường 5 6.300 2 4.790

7 Các hoạt động kinh tế 8 195.140 5 100.360 6 130.460 8

Hoạt động của các cơ quan QLNN, Đảng, đoàn

thể 2 2.100 3 3.500 2 2.700

9 Bảo đảm xã hội 1 7.860 5 16.500 2 6.900

10 Tài chính và khác 1 500 0 0 1 900

Cộng 27 237.000 21 144.100 18 165.600

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Kiến Xương

Bên cạnh đó, nguồn NSNN của huyện cũng được phân bổ một phần cho giáo dục và đào tạo, an ninh quốc phòng và phục vụ cho nông thôn mới của huyện. Riêng trạm y tế thuộc nhiệm vụ chi của ngành dọc, huyện chỉ hỗ trợ một phần kinh phí. Như vậy, nguồn NSNN tại huyện Kiến Xương đã được phân bổ cho tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế một cách có trọng tâm, trọng điểm. Tỷ trọng đầu tư vào các xã nghèo của huyện cũng tăng so với những năm trước, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

Mặc dù ghi nhận các kết quả đạt được như trên, tuy nhiên, công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện ở huyện Kiến Xương vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại; luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn đã tạo nền tảng cho việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn, tuy nhiên thực tế cho thấy một số văn bản ban hành khá muộn, nhiều văn bản chỉ mang tính chất điều hành, xử lý tình huống thực tiễn phát sinh, khiến cho một số quy định về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn bị hạn chế, chủ thể xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn gặp nhiều lúng túng; Qua tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra tại bảng 4.4 cho thấy một số hạn chế, tồn tại sau:

Một là, khó khăn trong ước lượng các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và

vốn hàng năm. Việc đảm bảo nguồn vốn để triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn thực tế mới chỉ “dừng lại trên giấy”, đặc biệt là trong điều kiện khó khăn hiện nay. Khả năng dự báo về tăng trưởng kinh tế trong trung hạn còn hạn chế, trong khi, nguồn thu (chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất vốn chịu ảnh hưởng của thị trường) chịu ảnh hưởng từ nhiều lý do khách quan, dẫn đến khó chủ động được nguồn lực. Mặc dù đã có hướng dẫn, tuy nhiên việc ước lượng nguồn vốn rất khó khăn.

Hai là, khó khăn trong việc thẩm định và phê duyệt nguồn vốn đầu tư dự

án. Khâu thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chưa được quy định rõ ràng, trong một số trường hợp đã tạo ra “vòng luẩn quẩn” trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo quy định của pháp luật, dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí vốn, trong khi việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn lại là điều kiện bắt buộc để ra quyết định chủ trương đầu tư. Vốn có trước hay dự án có trước là một vấn đề còn đang vướng mắc và chưa rõ ràng. Hệ quả của vấn đề này là mất thời gian để thống nhất cách tiếp cận và hoàn thiện thủ tục của các dự án đầu tư công.

Cùng với đó, việc xác định danh mục các dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn còn nhiều vướng mắc. Mặc dù các văn bản hướng dẫn đã đưa ra tiêu chí cho việc rà soát lựa chọn danh mục dự án đầu tư ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2016–2020, tuy nhiên các tiêu chí này chưa được hướng dẫn cụ thể về nội dung, mức độ đánh giá để sắp xếp thứ tự ưu tiên từ bước lập chủ trương đầu tư đến bước các dự án được xem xét phê duyệt quyết định đầu tư. Khi lựa chọn các dự án đầu tư khởi công mới để đưa vào kế hoạch, các cấp, các ngành gặp khó khăn do không có một bộ tiêu chí thống nhất và có tính khoa học

để đánh giá, so sánh mức độ cần thiết, tính hiệu quả và khả năng triển khai giữa các dự án, vì vậy rất khó đảm bảo tính khách quan để lựa chọn được dự án tối ưu.

Ba là, khó khăn trong phân bổ, bố trí vốn đầu tư cho các dự án. Ở huyện

Kiến Xương hiện nay: “Nhu cầu đầu tư lớn, song nguồn vốn thì rất hạn chế”. Theo quy định, thứ tự ưu tiên bố trí vốn cho các dự án được sắp xếp như sau: (1) Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn vốn ứng trước; (2) Các dự án hoàn thành chưa bố trí đủ vốn; (3) Vốn đối ứng ODA và vốn nhà nước tham gia dự án PPP; (4) Các dự án chuyển tiếp; (5) Các dự án khởi công mới. Với ưu tiên này, huyện rất khó có dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020, do không cân đối được vốn, qua đó ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, do nguồn vốn có hạn, số lượng dự án có nhu cầu vốn lớn, nên thời gian quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)