Ở phần III, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đã luận giải một cách cụ thể, bao gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Căn cứ đánh giá mức độ ảnh hưởng, có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân chủ yếu gây ra các hạn chế trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Kiến Xương, được tổng hợp qua bảng khảo sát sau:
Số liệu tổng hợp từ (bảng 4.13) có thể kết luận các nguyên nhân của hạn chế trên như sau:
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương
TT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
Số ý kiến (n=64) Tỷ lệ %
1 Hệ thống văn bản pháp luật 41 64,1
2 Cân đối ngân sách 59 92,2
3 Cải cách hành chính 57 89,1
4 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan
5 Công tác cán bộ 56 87,5
4.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư XDCB nói chung và quản lý chi đầu tư XDCB nói riêng thiếu sự đồng bộ, thường xuyên thay đổi, bổ sung, chưa sát với thực tế địa phương gây nhiều khó khăn, phức tạp, làm giảm hiệu quả công tác quản lý.
- Công tác cải cách thủ tục hành chính chưa đạt hiệu quả cao nhất, thủ tục đầu tư XDCB vẫn đang là nhóm thủ tục phức tạp, tốn nhiều thời gian thực hiện, nhiều cửa, nhiều khóa… góp phần làm giảm tiến độ thực hiện dự án, giảm hiệu quả vốn đầu tư.
- Trong giai đoạn 2016-2018, tình hình kinh tế của tỉnh Thái Bình nói chung, huyện Kiến Xương nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; cân đối ngân sách rất khó khăn, nguồn thu của ngân sách hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến việc bố trí nguồn vốn cho đầu tư XDCB, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, kết quả xử lý nợ đọng XDCB và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chi đầu tư XDCB.
4.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác cán bộ trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, trong đó có bao gồm cả công tác cán bộ về quản lý đầu tư XDCB. Nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư XDCB của địa phương đông nhưng chưa mạnh. Ngay trong công tác quản lý đầu tư XDCB, là lĩnh vực nhạy cảm với vấn đề tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí… nhưng có thể nhìn ra một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm… tình trạng chủ quan, duy ý chí, mang nặng tư duy nhiệm kỳ vẫn diễn ra.
Những khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ là vấn đề đáng lo ngại nhất trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và quản lý chi đầu tư XDCB nói riêng của địa phương.
- Còn nhiều sai sót, bất cập trong tất cả các khâu quản lý đầu tư XDCB làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nói chung và hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB nói riêng cần phải chấn chỉnh đồng bộ tất cả các khâu, các ngành để hoàn thiện công tác quản lý, tạo sự đồng thuận, thống nhất về cách thức, quản lý, hướng tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB chưa nhịp nhàng, thống nhất; các cơ quan đơn vị gần như mới chỉ hoàn thiện được phần nhiệm vụ của mình, chưa phối hợp tốt vì mục tiêu chung; do đó, hiệu quả cuối cùng của công tác quản lý chưa cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư của cộng đồng còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đi vào chiều sâu, việc phát hiện, xử lý vi phạm chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa cương quyết, chưa đủ sức răn đe, đẩy lùi tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.