Văn học nghệ thuật tìm đến với tâm linh như một cách thể hiện quan niệm, tư tưởng về con người và hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện ở mọi khía cạnh. Đó là cách nhà văn đi sâu vào những vấn đề bí ẩn của lồi người mà đến nay vẫn chưa có câu giải đáp chính xác.
Tâm linh là yếu tố liên quan tới tâm hồn, tinh thần, trực giác, linh cảm, vô thức…, là một thế giới của niềm tin thiêng liêng mang màu sắc tơn giáo đầy bí ẩn. Tâm linh thể hiện khát vọng tự hoàn thiện, khát vọng tự giải thoát để tạo trạng thái cân bằng cho con người. Hướng ngòi bút vào thế giới tâm linh, đó là cách Châu Diên muốn đề đạt “một lối tìm cách nói khác về xã hội và lịch sử đương đại Việt Nam” [10]. Bằng cách này, nhà văn đã đưa người đọc nhập sâu vào cõi tâm linh như con đường để chiếm lĩnh hiện thực, một hiện thực khơng thể trơng, nhìn, cầm, nắm trực tiếp mà chỉ có thể cảm nhận bằng linh cảm.
26
Có hay khơng số mệnh ở giữa cuộc đời? Người chấp nhận Số Mệnh thì cho rằng Số Mệnh mình đã an bài, Người không thỏa mãn thì than vãn Số Mệnh mình bạc bẽo. Số Mệnh, theo như bố Khánh, thực ra là hai thứ rất khác nhau: “số thì nằm đâu đó lởn vởn trên đầu mình cịn Mệnh thì nằm ở trong tay mình, có khi mình nhận ra Nó, cũng nhiều khi mình bị Nó lơi đi, mà cả khi bị lơi thì cũng là mình để Nó lơi đi theo cách riêng của mình do cái Mệnh mình lơi Nó” [13, tr.120]. Trước những tuyệt vọng trong cuộc sống, bà giáo cũng xót xa cho số mình bất hạnh, mệnh mình bạc bẽo “khơng thể hiểu nỗi vì sao tai họa lại cứ chọn để giáng lên đầu gia đình cơ. Bao năm qua ở chung gia đình thì anh biết cả rồi đấy, thầy thì hiền tính nóng nhưng tốt bụng cực kì, trung thực cực kì, yêu quý mọi người đến hết lịng, cịn về phần cơ thì chắc anh đã rõ, tuyệt nhiên chưa khi nào nhúng tay vào một việc gì gọi là xấu xa, chưa nói gì đến chuyện độc ác thất đức…Thế mà…” [13, tr.219].
Con người ta, khi rơi vào trạng thái “bất an”, thường hay tin vào Số Mệnh, họ thường tìm cách trở về với thế giới tâm linh để mong sẽ hé mở những bí ẩn của lịng mình. Một đời làm vợ, làm mẹ, bà giáo tin rằng “cái số con rồi cũng như số mẹ, cứ làm cho đàn ơng phải vì nể, họ u mình mà họ vẫn cứ hãi mình, thơi thì cái mệnh mình nó vậy…” [13, tr.188]. Cái “bờ bên kia” ấy luôn gợi chúng ta những liên tưởng thú vị. Nói theo cách nói của Trương Vũ Thiên An: “Sẽ chẳng đi đến đâu một thứ nghệ thuật khơng thấy hết, khơng nói hết cái bờ bên kia của hiện thực” [8]. Nó khơng phải là bờ bên kia của một dịng sơng, hiện hữu trong giới hạn của đất trời. Nó chính là “bờ ta” nhưng lại tồn tại trong cõi mông lung mà ta cần phải soi rọi, phải hướng đến trong tiếng gọi tha thiết từ cõi lịng mình. Cõi mơng lung đó “chính là tâm hồn, tâm thức, tâm linh, là những điều gì diễn ra trong tầng sâu ý thức, trong bộ não, trái tim của con người trước khi thể hiện ra ngồi” (Bùi Hiển).
Nhìn vào cuộc sống của Hoa, có thể thấy từ khi Khánh chết, lúc nào cô cũng như người mất hồn, mê mê tỉnh tỉnh, đang nói chuyện với Khoa mà cơ cứ lảm nhảm đâu đâu:
27
- Tìm em làm gì kia chứ…? Vẫn cịn đắp chiếu đó mà người ta đã mang cái xác đi đâu rồi…Cứ nghĩ là phải lập biên bản, tức là còn phải chờ gọi người nhà người cửa, ai ngờ người ta thu gọn nhanh gớm” [13, tr.215].
- “Đã ăn hết cơm chưa không biết?...Tội thân quá đi!...Mà vừa mới nằm đây, bây giờ đã biến đi đâu rồi? Lại mãi đi chơi đây mà! Lũ này có việc qi gì để làm nghiêm túc cơ chứ!” [13, tr.216].
Hoa cứ thẫn thờ, cứ như tự trách vấn mình, mãi đến khi nghe Khoa nói có thư của mẹ, “Hoa mới như chợt tỉnh cơn mê”, “Hoa mới như người rớt từ tít trên trời cao xuống đất liền” [13, tr.216]. Có những lúc vừa mới nói xong, Hoa lại cũng như “nhớ nhớ quên quên”, “mê mê lú lú”: “em quên rồi. Đấy anh thấy chưa? Vừa mới nói xong, bảo nhắc lại xem em vừa nói gì, thế mà chính em cũng chịu không nhắc lại nổi. Anh thấy chưa? Vậy là anh đừng coi trọng lời nói của em” [13, tr.237]. Nhiều lúc, đang sống ở đây, ở chính trong cuộc sống này mà hồn Hoa cứ mơng lung về một nơi nào đó xa xăm đầy ám ảnh: “Khánh ơi, người chưa kịp sống đã chết của Hoa ơi, Khánh khơn thiêng thì tìm em cho Hoa, đừng bỏ em lạc lõng. Khánh nhé” [13, tr.226]. Nỗi ám ảnh ấy ngày càng dày đặc, ngự trị trong tâm tưởng của Hoa như đó là một góc khuất trong tâm hồn của cơ để mọi hành động, mọi suy nghĩ của Hoa lúc nào cũng hướng về Khánh.
Trong cuộc đời con người, khi hiện tại cứ dội về quá khứ xa xăm thì tất quá khứ sẽ “đá văng” hiện tại, nó “thắt ruột” và “chặn họng” tương lai. Khi đó, người ta sống cũng như chết, thực cũng như ảo, hôm qua cứ “điên đảo” hôm nay, khiến cho lúc nào con người ta cũng trở nên “nhớ nhớ quên quên”, cứ “mê mê tỉnh tỉnh”, thực thực ảo ảo trong ngõ cụt một đời người. Chỉ khi nào quá khứ phải trở thành khứ của một tương lai xuyên qua hiện tại thì con người ta mới thực sự được làm người, mới thực sự được sống đúng bản thân mình.
Ý thức về sự sống, về vòng chảy luân hồi của con người là cách con người muốn được sống tốt hơn, sống đẹp hơn cuộc sống mình đang có. Hương đã sống trong nỗi mặc cảm tội lỗi mà gia đình Trung tướng định tội, nào là đổ diệt “tội vô sinh”, “là không phải đàn bà”, “không phải người đem lại hạnh phúc cho chồng
28
con”, “là đứa ăn tàn phá hoại” nên cô hi vọng, đặt niềm tin vào kiếp sau: “Em sẽ đầu thai em sẽ hóa kiếp mình vào một ai đó, em sẽ đẻ ra chính em chứ…em sẽ làm một bà giáo tốt đẹp hơn em…một bà giáo khơng tên tuổi nào đó nhưng tốt đẹp hơn em nhiều…Đấy rồi anh coi” [13, tr.55]. Đặt hết niềm tin thiêng liêng vào tín ngưỡng, tơn giáo, tin vào sự tồn tại của tính luân hồi, hết kiếp này đến kiếp khác là cách con người bộc lộ sự hiền minh của trí tuệ khi vừa xem tơn giáo như một chỗ dựa tinh thần, vừa dũng cảm đối diện với thực tại theo sự dẫn dắt của tâm linh. Cũng như con người sống trên đời, Hương cần niềm tin và sức mạnh tinh thần để hướng về phía trước.
Cái chết là nỗi ám ảnh, day dứt đối với các nhân vật Người sơng Mê. Ở trong đó, các nhân vật lúc nào cũng quay cuồng, vật lộn, lúc nào cũng bị giằng co, ám ảnh về cái chết. Đi sâu vào nỗi ám ảnh về cái chết của con người, Châu Diên cho thấy tâm lí hoang mang, sợ hãi của con người trước hiện thực cuộc sống đỗ vỡ, rạn nứt. Tìm đến cái chết là một cách mà con người ta thường lựa chọn khi chính mình cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, mất niềm tin vào cuộc sống. Hương là một người phụ nữ cô đơn và đầy bất hạnh. Chồng bỏ đi bộ đội, gia đình chồng thì cứ rỉa rói, móc bới nàng vì cho rằng chính nàng không thể sinh con. Hương nhận lỗi về mình, để rồi suốt đời mang tâm trạng cơ đơn, buồn tủi, mặc cảm. Vì khơng tìm thấy niềm hạnh phúc giữa cuộc đời, cơ tìm đến cái chết như một sự giải thốt, hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở kiếp sau. Cũng như bà giáo, sống cả đời để rồi cuối cùng cũng khơng tìm thấy hạnh phúc, không hiểu được hạnh phúc là gì giữa cuộc sống đầy những câu hỏi bỏ hoang khơng ai xới lên tìm câu giải đáp. Tìm đến cái chết dù biết mình vẫn cịn ham sống, muốn sống, được sống, bà giáo hi vọng sau khi chết mình sẽ nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, sẽ tìm ra câu giải đáp cho những mâu thuẫn, những nghịch đối trong hiện thực dở dang kia.
Cái chết đeo bám, bủa vây mọi đời sống con người. Trong cảm thức của người lính mơ mộng với biệt danh là Lênin, sau này mỗi khi gặp cái chết của một kẻ khác, kí ức về cái chết của người bạn của mình trong chiến trường ngày xưa nơi cánh rừng lim mạn Nam một tỉnh Trung du, lại quay trở lại vây bủa lấy nhân vật
29
khiến cho nhân vật cảm nhận “như thể mình đang sống thực chính cái nỗi đau của người dưng đang giẫy giẫy máu trào ra miệng ra mũi ngay trước mắt mình” [13, tr.51]. Cái chết cịn len lỏi vào trong cả giấc mơ. Trong giấc mơ của Khánh, Khánh thấy em gái của mình đã chết, “khơng cịn nghi ngờ gì nữa chắc chắn em gái mình đã chết”, rồi tỉnh dậy khóc sụt sùi, nức nở tiếc thương cho đứa em của mình. Nhưng em gái Khánh có bao giờ chết đâu. Còn Hoa, trong giấc mơ, nàng cảm thấy có người cầm dao đến dọa giết mình.
Tâm lí hoang mang, sợ hãi lúc nào cũng bị ám ảnh về cái chết ấy, cho thấy những rạn nứt, đổ vỡ của cuộc sống đến mức trầm trọng. Trong hiện thực cuộc sống ấy, con người khơng tìm thấy mình giữa cuộc đời, lúc nào cũng hoang mang, sợ hãi. Đến khi họ hiểu được bức tranh của xã hội mình đang sống, chấp nhận như nó u cầu thì cũng là lúc dự báo cho cái chết của chính họ. Lời tâm sự của Hoa ở cuối tác phẩm đã minh chứng hết thảy cho sự sụp đổ hoàn toàn của hiện thực cuộc sống: “hay thật, mình tiến kịp bố rồi, mình biết nhẫn nhịn rồi, mình biết dừng lại không cãi cọ nữa rồi, có lẽ sắp đến lúc chết hay sao?” [13, tr.241]. Một sự nứt đổ đầy cảnh báo.