MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ
3.4.1. Không gian trần thuật 1 Không gian hiện thực
3.4.1.1. Không gian hiện thực
Không gian hiện thực trong Người sơng Mê có một sự dịch chuyển rộng lớn,
giãn nở theo dòng tâm trạng của nhân vật, tập trung trong ba vùng khơng gian chính: khơng gian gia đình bà giáo, khơng gian trường học, khơng gian bệnh viện.
Trước hết là khơng gian gia đình bà giáo. Đó là ngơi nhà cấp bốn“lợp ngói ba gian hai buồng chái khá to nền láng xi măng xanh mát lạnh chân, một buồng
55
hạnh phúc cho ông bà giáo, một buồng cho hẳn anh Khoa, riêng Hoa và hai đứa em khi nào cũng bị coi là con trẻ phải nằm ở nhà ngoài nhưng cũng quây lại bằng cái ri- đô tặng phẩm của các đồng chí Cơng đồn” [13, tr.164]. Trong cái gia đình bé nhỏ ấy có vẻ như chẳng khá giả gì, thậm chí là nghèo, buổi sáng nào cũng tất bật khơng phải vì những điều gì to tát mà vì những chuyện nhì nhằng “có một vật nào đó thất lạc, một người nào đó thất lạc, một người nào đó qn một điều gì đó hoặc chợt nhớ ra một điều gì tuy khơng quan trọng nhưng lúc nào cũng khiến cho gia đình rối tính rối mù lên” [13, tr.140]. Cả đời họ chỉ biết dạy học ăn cháo cầm hơi cũng chỉ một nghề dạy học, ít khi lăn lội vì đồng tiền. Một cuộc sống cam chịu, an phận. Có lẽ chính cuộc sống chật chội đã khiến đời họ trở nên quá giản đơn, gợi lên một không gian tù đọng, đứng yên và chật chội.
Từ không gian chật chội, tù đọng, đứng yên, nhân vật dẫn dắt người đọc bước sang một không gian hiện thực khác, không gian trường học. Tuy nhiên, không gian trường học cũng hiện lên với không khí ảm đạm, buồn tẻ, nghèo nàn: “sân trường đầy bụi. Lá cây đầy bụi. Những hàng rào sắt che chắn mấy cái cây được bảo vệ như báu vật cũng đầy bụi. Những tấm kính chắn gió chắn nắng đầy bụi” [13, tr.6]. Cái hành lang của trường nhuốm đặc một màu u tối “như một cái ống dài hun hút”, các cửa sổ bị che kín bởi các tấm rèm “một bên các phịng làm việc cửa đóng im ỉm, bên trong máy lạnh chạy ro ro, một bên này rèm che khuất mắt nhìn, chỗ thì chắn mất tầm nhìn xuống sân, đến chỗ ngoặt thì chắn mất tầm nhìn xuống đường cái lớn bên ngoài trường” [13, tr.214]. Phịng thí nghiệm thì sặc mùi thuốc sát trùng, với cái cửa được“che rèm nặng trịch màu nâu làm cả căn phòng bên trong âm u như nhà xác” [13, tr.61]. Khu dãy nhà kí túc xá tù túng, chật hẹp, nghèo nàn. Căn phòng của Hoa tuy thoáng rộng hơn, chỉ có hai người, hoa và một giáo viên khác nữa nhưng cũng gợi lên cái khơng khí ngèo nàn. Căn phòng được ngăn cách bởi cái tài sản cố định là “tấm ri – đô di động trong phạm vi cái dây điện căng ngang” [13, tr.203]. Trong không gian “đặc quánh”, ngưng đọng ấy con người đang từng ngày vật lộn, quay cuồng vô thức,
56
Nhắc tới bệnh viện, ta thường nghĩ tới đó là một khơng gian u ám, nhuốm màu chết chóc. Nhưng ở Người sơng Mê, Châu Diên lại xây dựng nên một không
gian bệnh viện hoàn toàn khác. Trong cảm nhận của Hoa tháng đầu tiên đến bệnh viện, Hoa cảm nhận không gian nơi đây tuy nhốn nháo, lộn xộn nhưng vui. Bởi ở đây, “nó khơng giống như những cuộc họp long trọng ở tổ ở khoa ở trường, nó cũng không giống như những giờ lên lớp nhiều khi cứ giả vờ, ở đây giữa giờ làm việc mà chỗ nào cũng gặp tiếng cười đến đâu cũng gặp những lời khen sà vào đâu cũng nghe những câu nói vui dễ chịu êm ái” [13, tr.238]. Đến khi sang ở bênh viện K – bệnh viện ung thư “nơi nuôi hùm beo hổ báo nơi ăn thịt người”, thì với Hoa “nếu có chuyện gì cho em thì em có thể vào nằm đây lâu lâu chẳng hề gì” [13, tr.241]. Bởi ở đây chẳng những khơng có “cái màu u tối âu sầu như người ta vẫn tưởng tượng về ngôi nhà ung thư này, mà ở đây ngay cả màu tường gạch màu vườn hoa màu rèm che cửa sổ các phòng cũng đều tươi tắn. Hoa vẫn cắm trên các bàn làm việc trong các phòng khám bệnh và trong các phòng bệnh nhân” [13, tr.239]… Sự đối lập giữa không gian bệnh viện với khơng gian gia đình, khơng gian trường học, cho thấy những mảnh vỡ trong hiện thực cuộc sống của con người. Giá trị hiện sinh đã trở nên mù nhòa, báo hiệu một sự đổ vỡ hồn tồn. Dịng ý thức của Hoa như một dự cảm về hiện thực cuộc sống: “hay thật, mình tiến kịp bố rồi, mình biết nhẫn nhịn rồi, mình biết dừng lại không cãi cọ nữa rồi, có lẽ sắp đến lúc chết hay sao?” [13, tr.241].
Sự đan xen nhiều mảnh không gian khác nhau, Châu Diên muốn vẽ lên bức tranh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Mỗi không gian hiện thực là một ô cửa của cuộc sống, một khuôn mặt cuộc đời.