MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ
3.2.2. Thủ pháp đan xen thực ảo
Cái kì ảo xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân loại, được tạo ra từ
trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo. Trong văn học đương đại, các nhà văn, khi sử dụng yếu tố kì ảo đã có ý thức rất cao trong việc miêu tả thứ ngôn ngữ nằm giữa đường biên của hư và thực,
bình thường và linh dị nhằm diễn tả một thế giới kì bí, đầy thách thức đối với trí tuệ, tình cảm con người.
Với Người sông Mê, so với các cây bút văn xi cùng thời, Châu Diên đã có hướng “đầu tư” nhiều hơn cho nhân vật kì ảo cả về số lượng và dạng thức biểu đạt. Nhà văn như đã hoà trộn một cách nhuần nhuyễn cái ảo và cái thực khiến cho ý tưởng ẩn chìm vào mê trận ngơn từ. Sự “đan chéo” của cuộc đời, của hạnh phúc, sự “sắp xếp lạ lùng” của số phận các nhân vật gây cho người đọc tâm trạng hồi hộp, căng thẳng để rồi vỡ òa trong niềm hứng khởi khi bất chợt nhận ra thâm ý của người viết bên trong màn sương huyền thoại.
Xây dựng nhân vật đã chết để thể hiện tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ của mình là một thành công của Châu Diên. Nhân vật Khánh dù biết mình đã chết, biết mình giờ đây là “người nhưng chẳng phải là người”, mình đã mất hết mọi khả năng cần có của một con người nhưng Khánh vẫn không muốn tin. Cái hồ nghi của Khánh giữa còn sống hay đã chết ấy là sự hồ nghi về sự sống, là một sự giằng co với sự sống. Bởi lẽ, Khánh vẫn còn ý thức rất rõ, mình “chưa đi hết đường xuống âm ty, chưa trọn đường về ngã chết” [13, tr.34]. Khánh muốn sống, khao khát được sống. Nghĩ lại đoạn đường mình đã đi qua, Khánh thấy tiếc lắm: “Tôi không thể bỏ đi xa vội. Tiếc lắm. Bao nhiêu thứ mình đã quen rồi. Bao nhiêu điều lặt vặt mình khơng muốn rời xa. Kể cả cái đói nữa, thì cũng là cái đói của đời này, cái đói của tơi, cái đói của riêng tơi mới có…” [13, tr.60]. Mọi sự ngưng đọng có nghĩa là chết. Chết là hết, chết là bất lực.
45
Bên cạnh nhân vật linh hồn, Châu Diên, bằng việc khai thác triệt để thủ pháp đan xen thực - ảo, đã xây dựng nên nhân vật chuyển kiếp. Hương – Hoa, một người là kiếp trước của người kia, một người là hậu kiếp của người trước. Hương lúc nào cũng tự dằn vặt mình, tự trách mình, thậm chí có lúc nàng cịn muốn tìm đến cái chết: “Em sẽ đầu thai em sẽ hóa kiếp mình vào một ai đó, em sẽ đẻ ra chính em chứ…em sẽ làm một bà giáo tốt đẹp hơn em…một bà giáo khơng tên tuổi nào đó nhưng tốt đẹp hơn em nhiều…Đấy rồi anh coi” [13, tr.55]. Để nhân vật chuyển kiếp, đầu thai, Châu Diên muốn nói lên khát vọng vượt thoát hiện tại, mong muốn được sống tốt hơn, hạnh phúc hơn của con người.
Sử dụng yếu tố kì ảo, Châu Diên đã tự mở rộng điều kiện khám phá các phương diện cuộc sống, đi sâu vào những góc khuất của hiện thực khách quan và hiện thực tâm hồn với những chiêm nghiệm và dự cảm về nhân thế, mở ra một chân trời thoáng rộng cho sự liên tưởng và suy ngẫm của người đọc.