MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ
3.4.2.2. Thời gian trong cõi vô thức
61
Tiểu thuyết Người sông Mê là sự chưng cất công phu của Châu Diên trong
việc khắc họa thế giới bên trong, thế giới của những suy nghĩ, những hoài niệm, những cảm xúc, dồn nén của nhân vật. Thời gian trong cõi vô thức là phương tiện để nhân vật bộc lộ nội tâm sâu sắc, khai triển dòng thời gian này, giúp cho nhà văn khắc họa thế giới nhân vật đa diện.
Quãng thời gian mà Khánh sau vụ tai nạn đã trở thành “thời gian trắng”. Khánh như hoàn toàn lạc bước vào thế giới của cõi vơ thức. Trong đó, nhân vật cố tìm lại với quá khứ tuổi thơ của mình, về những kỉ niệm của những ngày tháng sinh viên và suy nghĩ về cuộc sống hiện tại của mình. Nơi đó, Khánh hồn tồn sống bằng tâm tưởng, bằng chiêm nghiệm: “này có chết cũng khơng được ăn cháo Lú đấy, không được quên, cố cưỡng lại không được để các quan dưới âm ty bắt quên không cho nhớ…” [13, tr.39]. Lạc bước và cõi vô thức ấy, ý thức về thời gian cũng hoàn toàn bị tẩy trắng, làm cho thời gian bị nhòe mờ: “Thế đấy, cho tới buổi trưa hôm nay, tại địa điểm X… đúng vào ngày Y… của tháng Z… thuộc về năm N… (thuộc thiên niên kỉ mới toe)… Nếu có ý thức về thời gian thì nhận thức cũng bị xáo trộn: “Vậy mình chết chưa hay cịn ngắc ngoải” [13, tr.32], “vậy chính mình đã chết, vậy là khơng phải ai khác đã chết” [13, tr.34].
Thời gian trong cõi vô thức đã mất tính khách quan của nó, trở thành phương tiện phản ánh sự trôi dạt miên man của dòng tâm thức con người. Dòng chảy tuyến tính của thời gian bị phá vỡ vì bởi sự xuất hiện của các mảng quá khứ, kí ức… Điều này phù hợp với tâm thức của con người trong tình trạng hơn mê, tạo nên khung cảnh huyền ảo làm nền cho nhân vật hư ảo xuất hiện.
Hoa sau cái chết của Khánh, lúc nào cũng miên man, mê tỉnh trong dịng kí ức. Sống mà như đã chết, ý thức về thời gian mơ hồ. Lúc này quá khứ như lấn ướt hiện tại, khiến cho nhân vật chìm ngập trong cõi vơ thức. Những câu nói mơ hồ trong tâm tưởng của Hoa: “Khánh ơi, người chưa kịp sống của Hoa ơi, Khánh khôn thiêng thì tìm em cho Hoa, đừng bỏ em lạc lõng Khánh nhé” [13, tr.226], “Khánh bảo gì kia? Sao kia Khánh? Sao em Tiêu gặp tai họa gì sao? Thực hư ra sao Khánh biết đến đâu Khánh nói cho Hoa biết hết đi” [13, tr.228]. Chìm trong cõi vô thức,
62
khiến cho thời gian bị kéo căng như sợi dây, trên trục thời ian ấy, nhân vật như miên man, bất loạn.
Bà giáo sau những năm tháng bị cuốn trong vịng xốy cuộc đời, hơm nay ngồi cạnh đứa con gái của mình, bà mới chợt ngộ ra, lâu nay mình đã vơ tình lãng quên mất đứa con gái của mình, lâu nay bà hình như xem nó như một người bạn, một người ngang hàng với mình. Bây giờ mới nhận ra, đây là đứa con ruột của mình, đứa con mà mình đã đẻ ra. Dịng suy nghiệm của nhân vật như một sự dồn nén của con người khi ý thức được thời gian, cảm thấy hối tiếc về những ngày tháng chìm đắm mu mê của cuộc sống.
63
KẾT LUẬN
Châu Diên, với gần bốn mươi năm “im lặng”, sống và quan sát cuộc sống, bốn mươi năm ấp ủ một dự định cho nghệ thuật để cuối cùng cho ra đời Người sông
Mê, cuốn tiểu thuyết đã gây một làn sóng mạnh mẽ trong giới nghiên cứu phê bình
và độc giả yêu văn học. Không dám nhận là người đầu tiên nghiên cứu Người sông
Mê một cách toàn diện ở cả hai phương diện nội dung và hình thức, tuy nhiên chúng
tôi cũng đã rất nỗ lực để tìm tịi và phát hiện những đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết này. Đề tài bắt đầu bằng việc chỉ ra những thăng trầm cũng như bước đột phá của Châu Diên trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Từ đó, chúng tơi tập trung đi sâu vào nghiên cứu đề tài ở hai đặc điểm nội dung và hình thức.
Về đặc điểm nội dung, tiểu thuyết Người sông Mê là những chiêm nghiệm
suy tư của Châu Diên về cuộc sống. Xuất phát từ quan niệm nghệ thuật “thành thật làm nên cái đẹp và văn chương thực sự phải đẹp”, Châu Diên đã khám phá bức tranh cuộc sống con người vừa ở cõi thực vừa ở cõi mê, đem đến một một cái nhìn, khá mới mẻ về hiện thực và con người. Hiện thực cuộc sống, muôn mặt đời thường không đơn giản chỉ là những gì chúng ta nhìn thấy, chúng ta nghe thấy mà cả những gì chúng ta cảm thấy, nằm khuất lấp trong chiều sâu tâm tưởng của con người. Ở trong đó con người bì bõm, quay cuồng đối diện với nó. Khơng đi vào làm nổi bật hiện thực cuộc sống với những khó khăn mâu thuẫn, Châu Diên chủ yếu nhận diện về cách con người ứng xử trước hiện thực đó ra sao. Từ đó, nhà văn đi đến nhận diện khuôn mặt cuộc đời và tri nhận giá trị cuộc sống.
Về đặc điểm nghệ thuật, Người sông Mê là một sự chọn lọc công phu của Châu Diên trong việc tạo nên kĩ thuật tiểu thuyết độc đáo. Từ cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu đến không gian, thời gian nghệ thuật… đều thể hiện ý đồ nghệ thuật của Châu Diên trong việc bộc lộ tư tưởng nghệ thuật của mình.
64
Về cốt truyện, tiểu thuyết Người sông Mê sử dụng thành công cốt truyện phân
mảnh, lắp ghép và cốt truyện nhại hình thức Kinh thánh. Việc vận dụng các kiểu
cốt truyện này, một mặt giúp Châu Diên phản ánh một hiện thực khơng tồn vẹn, rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần dần, một cuộc sống không dễ tìm mối tương giao, liên kết, mặt khác đem đến một cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại một hình thức mới mẻ, độc đáo hơn.
Vân dụng yếu tố kì ảo một cách linh hoạt, Châu Diên tạo nên trong tác phẩm một không - thời gian đa chiều. Bên cạnh không thời gian hiện thực, Người sơng Mê cịn tồn tại kiểu không thời gian hư ảo, chập chờn trong cõi vô thức. Trong không – thời gian ấy, dưới hình thức dịng ý thức, đặc biệt là sử dụng thành cơng dịng độc thoại nội tâm, hình ảnh các nhân vật hiện lên một cách sống động, chân thực góp phần giúp người đọc nhận chân giá trị cuộc sống một cách sâu sắc, toàn diện.
Ngôn ngữ trong Người sông Mê không chỉ là một thứ ngôn ngữ nhiều cảm giác, đa nghĩa, giàu hình ảnh. Đó cịn là ngơn ngữ giàu chất thơ, đậm chất triết lí, suy luận. Giọng điệu giễu nhại, hài hước pha chút xót xa thương cảm kết hợp với giọng triết lý, suy ngẫm đã tạo điều kiện cho nhà văn thể hiện được quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về con người một cách chân thực, rõ nét.
Nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê, chúng tơi đã cố gắng tìm
kiếm, phát hiện những nét nổi bật làm nên thành công cho tác phẩm ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, để thông qua đó khẳng định tài năng, phong cách cũng như những đóng góp của Châu Diên trong công cuộc đổi mới văn học. Do điều kiện khách quan cũng như năng lực của người viết còn hạn chế, đề tài chắc chắn vẫn cịn nhiều thót. Nếu có điều kiện, chúng tơi mong muốn hoàn thiện và phát triển đề tài một cách toàn diện hơn.
65