MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ
3.3.2.1. Giọng giễu nhại, hài hước
Giọng giễu nhại có thể coi là một phương thức để nhà văn thể hiện cảm hứng phê phán của mình với hiện thực. Khơng giễu nhại như Vũ Trọng Phụng, khơng đả kích quyết liệt như Nguyễn Công Hoan, cũng không cay nghiệt, chua chát như Tạ Duy Anh, giọng giễu nhại của Châu Diên thể hiện sự hài hước, châm biếm nhẹ nhàng để sau đó thể hiện niềm cảm thơng, xót xa.
Trong Người sông Mê, Châu Diên giễu nhại cả một thời đại gọi là “văn
51
tình huống trong bệnh viện. Khoa buột mồm nói “cảm ơn” những người mổ ngực bố mình “để rút kinh nghiệm về sau”, để rồi sau đó mới thẹn “vì đây khơng phải là chuyện chuyên môn Sinh vật học, mà là chuyện mổ buồng ngực bố đẻ mình ra” [13, tr.180]. Hay những lời dặn dò của bác sĩ về việc giữ gìn “văn minh đám tang thành thị đời mới” và cách để tránh rắc rối khi bà Bách khóc chồng… Khơng chỉ xốy vào những bất cập trong đời sống, Châu Diên còn hướng vào mọi mặt của đời sống, phơi bày hết thảy những mặt tối của nó. Tuy khơng quá cay cú, khắc nghiệt nhưng giọng giễu nhại của Châu Diên đầy thâm thúy, sâu sắc. Nó rung lên trong lịng người những hồi chuông cảnh tỉnh.
Tiếng cười Châu Diên còn thể hiện ở những mảnh tính cách bất bình thường của con người. Một Trung tướng hèn nhát gửi nỗi niềm trong cuốn nhật kí bằng “thơ” khiến bạn bè và người thân phải một phen bất ngờ khi phát hiện ra “bí mật” này như là sự giễu cợt nhẹ nhàng của nhà văn về quan niệm “chiến sĩ - thi sĩ” (lưng
đeo gươm tay mềm mại bút hoa) khá phổ biến một thời; một Khoa vì hám danh mà
đánh mất lí tưởng cao đẹp của con người; hay đó là những con người vì nghèo đói mà trở nên hám lợi, thực dụng như Thảo, như vợ chồng ông bác sĩ,…
Nếu giọng điệu giễu nhại, hài hước là cách để người ta đối đầu với hiện thực cuộc sống thì với Người sơng Mê sự đối đầu ấy thực sự là một cam đảm hiếm thấy.