Thời gian hư ảo, phi tuyến tính, khơng xác định

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 59 - 60)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI SÔNG MÊ

3.4.2.1. Thời gian hư ảo, phi tuyến tính, khơng xác định

Nếu như ở tiểu thuyết truyền thống thường tập trung để miêu tả hành động nhân vật, chú ý đến các sự kiện, do đó kiểu trần thuật theo thời gian tuyến tính chiếm ưu thế. Đến tiểu thuyết đương đại, người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đến nội tâm, suy nghĩ của nhân vật, kiểu trần thuật theo thời gian tuyến tính khơng cịn phù hợp nữa mà thay vào đó là kiểu trần thuật theo thời gian phi tuyến tính. Với lối trần thuật này thời gian hoàn toàn bị đảo lộn, bị phá tung không theo một trật tự tuyến tính của thời gian đời sống mà phát triển theo dòng ý thức của nhân vật.

Người sông Mê, Châu Diên để cho nhân vật chết rồi mới bắt đầu kể về những ngày tháng trong quá khứ. Ở đây người kể chuyện bắt đầu ở điểm giữa của chuỗi sự kiện, lần về quá khứ rồi tiếp tục kể theo trật tự tuyến tính của những sự kiện tiếp theo. Sự khơng trùng khít giữa điểm mở đầu – kết thúc của thời gian trần thuật với điểm mở đầu – kết thúc của thời gian sự kiện đã gặp trong văn học trung đại với tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Ở tác phẩm này, người kể chuyện đã không đi theo trục thời gian sự kiện từ khi Chí sinh ra, bị tha hóa và đến khi chết mà tác giả lấy một điểm giữa của cuộc đời của Chí Phèo, từ đó lần về q khứ của nhân vật và kết thúc cũng bằng cái chết của Chí Phèo. Bằng cách này, thế giới nhân vật

hiện lên một cách sống động, chân thực. Đến tiểu thuyết đương đại, độ lệch này được thể hiện khá rõ với các tác phẩm tiêu biểu như Tấm ván phóng dao (Mạc

Can), Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh)…

Kế thừa và cách tân, Châu Diên, một lần nữa đã khai thác triệt để, thành cơng hình thức này. Tuy nhiên, cái sáng tạo của Châu Diên trong việc đảo lộn trật

60

tự thời gian là ở chỗ, nhà văn không dừng lại ở cái chết của Khánh, mà còn phát triển mạch sự kiện tiếp theo theo trục thời gian vật lí. Khảo sát mạch thời gian sự kiện trong Người sơng Mê, tính từ khi nhân vật Khánh còn nhỏ, được nghe bà kể

chuyện người chết xuống âm ty, đến khi lớn lên trở thành sinh viên trường Sư phạm, gặp Hoa và đến khi chết. Mạch thời gian vẫn tiếp tục chuyển động, nhân vật vẫn được sống trong cõi vô thức của một linh hồn, chứng kiến cuộc sống vẫn đang diễn ra, đến khi Hoa chết và kết thúc tác phẩm là lời rửa tội của các nhân vật. Tuy nhiên, người kể chuyện chính – cũng chính là nhân vật xưng tơi lại chọn một điểm giữa, khi tôi đã chết để kể về quá khứ và kết thúc cũng là lời rửa tội của các nhân vật. Bằng cách này, dòng hồi tưởng, hoài niệm được nhân vật sử dụng tối đa. Dòng hồi tưởng, hồi niệm hịa vào dòng tâm trạng hiện tại của nhân vật khiến cho hiện tại – quá khứ đan xen. Hiện tại dội về quá khứ, đến lượt q khứ xóa nhịa ranh giới hiện tại, khiến cho thời gian trần thuật bị xáo tung, lộn xộn.

Vận dụng thủ pháp dòng ý thức, kết hợp với cốt truyện phân mảnh, lắp ghép và yếu tố kì ảo, Châu Diên hồn toàn phá tung thời gian sự kiện trong tác phẩm. Mỗi mảnh vở là một số phận, một cuộc đời được kể lại theo dịng hồi niệm của nhân vật. Nếu đứng riêng ra, thì đó là những câu chuyện có thể phát triển theo một trật tự tuyến tính, xác định theo thời gian cụ thể: Ngày đầu tiên, Tiếp theo một Ngày

đầu tiên, Thời khắc tranh tối trang sáng xuất, Tiếp theo một Ngày và một Thời khắc tranh tối tranh sáng (Khúc dạo: Khải bút); Hai mươi tuổi, Bốn mươi tuổi, Sáu mươi tuổi, Bảy mươi tuổi (Khúc 1: Gốc một nhất gốc); Mười bảy tuổi, Mười ba tuổi, Hai mươi tuổi (Khúc 2: Hai người); Tháng thứ nhất, Tháng thứ hai, Vẫn tháng thứ hai, Tháng thứ năm, Tháng thứ mười (Khúc 7: Kiếp họa),… Nhưng khi đặt trong tổng

thể chung của tác phẩm thì mọi sự kiện bị xáo trộn, bị mờ hóa, đường biên giữa các sự kiện bị nhập nhòe, khiến cho dòng thời gian bị “đặc quánh” trong dòng tâm trạng của nhân vật. Sự kiện này chồng chéo sự kiện kia, người đọc buộc phải lần đến đầu mút sự kiện, cấu trúc lại toàn bộ tác phẩm thì mới tri nhận được tầng sâu nhân bản mà nhà văn muốn gửi gắm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Người sông Mê Châu Diên 10600939 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)